Đồng bộ các giải pháp về hướng nghiệp cho học sinh
Công tác hướng nghiệp cho học sinh tại Phú Thọ có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ HS học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng dần qua từng năm.
Trường THCS Phú Lộc phân công đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, kinh nghiệm để xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức tư vấn nghề phù hợp.
Giải pháp từ nhiều phía
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là hoạt động cần thiết nhằm giúp học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và của địa phương, từ đó lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và tình hình thực tế.
Thực hiện Quyết định số 552/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025″, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành, các đơn vị có liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2799/KH-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025″ trên địa bàn tỉnh.
Tập trung cho công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh, Sở GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể trong năm học, xem đây các nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm. Phòng chuyên môn trực thuộc Sở GD&ĐT đã kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các em cựu học sinh thành đạt, các doanh nghiệp, doanh nhân cùng tham gia tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng học sinh, giúp các em hình thành ý thức về nghề nghiệp và lựa chọn các ngành học phù hợp với năng lực học tập và nguyện vọng của bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình. 100% đơn vị trường THCS đều thực hiện nội dung giảng dạy về giáo dục hướng nghiệp theo quy định, đồng thời phối hợp với các trung tâm GDNN-GDTX tổ chức hoạt động ngoại khóa tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
Kết quả, công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực. Trong tổng số 19.625 học sinh THCS tốt nghiệp năm học 2020 – 2021 có 3.645 học sinh vào học tại các trung tâm GDNN-GDTX, chiếm 18,57%. Tỉ lệ học sinh sau THCS tham gia học trình độ trung cấp, bổ túc văn hóa THPT gắn với học nghề được tăng lên. Quy mô học sinh học văn hóa cấp THPT kết hợp học trung cấp cũng có xu hướng tăng.
Cô giáo Nguyễn Thị Huế – Hiệu trưởng Trường THCS Phú Lộc, huyện Phù Ninh (Phú Thọ) cho biết, nhà trường luôn chú trọng đến công tác giáo dục nghề nghiệp cho các em, góp phần phân luồng học sinh sau THCS một cách hiệu quả. Những em có học lực tốt sẽ tiếp tục bước vào cánh cửa THPT, thậm chí cao đẳng, đại học; ngược lại sẽ được định hướng vào các cơ sở dạy nghề. Qua tuyên truyền, vận động, nhà trường đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh trong việc giúp con em chọn nghề phù hợp theo khả năng của mình.
Kết quả, học sinh của nhà trường tốt nghiệp THCS học THPT và học nghề trong năm học 2020- 2021 là 126 (94%); trong năm học 2021- 2022 là 148 (94,3%). Học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề trong năm học 2020- 2021 là 30 em (22,4%); Năm học 2021- 2022 là 23 em (chiếm 14,6%).
Trường THCS Phú Lộc luôn chú trọng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh
Tạo đột phá
Video đang HOT
Mặc dù đã chú trọng quan tâm và đạt được một số kết quả bước đầu song công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn còn khá nhiều thách thức. Nhiều phụ huynh còn tâm lý nặng nề việc mong muốn con phải học THPT sau THCS, không muốn con đi học nghề cho dù năng lực học sinh không đáp ứng. Một bộ phận phụ huynh cũng còn băn khoăn về hiệu quả sau đào tạo của các trường nghề: về chất lượng đào tạo cũng như công việc sau đào tạo. Ngoài ra, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về hướng nghiệp và phân luồng sau tốt nghiệp của một số trường học, một số cơ sở đào tạo trong tỉnh chưa thực sự sâu rộng, còn nhiều hạn chế và mang tính hình thức…
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và có sự quan tâm phối hợp của các cấp, ngành. Tiếp tục triển khai các quy định, chính sách khuyến khích đối với học sinh tham gia học nghề; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và giải quyết việc làm; đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp…
Cô giáo Nguyễn Thị Huế – Hiệu trưởng Trường THCS Phú Lộc đánh giá: Chúng tôi đã đúc rút kinh nghiệm sau nhiều năm tổ chức giáo dục công tác hướng nghiệp cho học sinh, đó là phải đánh giá và cho học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân chính xác. Đồng thời, phân công đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, có kinh nghiệm để xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức tư vấn nghề phù hợp. Bên cạnh đó, vai trò của phụ huynh là rất quan trọng trong việc phối hợp thực hiện công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Ngoài ra, việc mời được các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm để tuyên truyền sẽ giúp học sinh có nhận thức đầy đủ và quyết định đúng đắn để lựa chọn ngành, nghề phù hợp.
Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục, trong đó có Chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông (sau đây gọi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018). Chương trình này bắt đầu triển khai thay thế dần Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 từ năm học 2020-2021 theo từng khối lớp học.
Một trong những thuận lợi cho việc thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là ngày 14/05/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025" (sau đây gọi là Đề án 522 hoặc Đề án). Quá trình thực hiện Đề án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn I tiến hành trong 3 năm (2018-2020) và giai đoạn II tiến hành trong 5 năm (2021-2025).
Như vậy, việc triển khai chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng bắt đầu cùng với việc triển khai thực hiện giai đoạn 2 của Đề án 522. Có thể coi đây là một thuận lợi lớn trong việc việc thực hiện nhiệm vụ phân luồng, hướng nghiệp học sinh trong quá trình thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này cũng cần phải có nhưng lộ trình và giải pháp cụ thể, khả thi và hiệu quả.
Trong những năm qua, mặc dù đã được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp quản lý giáo dục, dù các cơ sở giáo dục đã triển khai thực hiện Đề án 522 của Chính phủ và cũng đã thu được những kết quả nhất định, nhưng kết quả giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh ở nhà trường phổ thông vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Có thể thấy thực trạng đó do một số nguyên nhân sau đây:
Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh của tất cả các cơ quan quản lý, trong hệ thống giáo dục cũng như các tầng lớp nhân dân vẫn chưa thực sự có những chuyển biến mạnh.
Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp, phân luồng trong các nhà trường phổ thông cũng chưa có sự đổi mới mạnh mẽ phù hợp với đặc điểm tình hình phát triển của nền kinh tế, xã hội. Năng lực hướng nghiệp cho học sinh của giáo viên thông qua giảng dạy môn học còn rất hạn chế.
Do nhiều nguyên nhân, giáo viên thực hiện triển khai hoạt động này chỉ với vai trò kiêm nhiệm nên việc đầu tư học tập, nghiên cứu, phát triển năng lực công tác cũng như đầu tư thời gian công sức cho hoạt động này còn hạn chế. Chưa có bộ phận, giáo viên chuyên trách về công tác hướng nghiệp cho học sinh.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phân luồng ở các nhà trường phổ thông cũng rất hạn hẹp.
Còn thiếu các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông.
Việc huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông cũng chưa được quan tâm nên kết quả hầu như còn rất khiêm tốn.
Việc quản lý đối với giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông cũng chưa được làm tốt.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được xác định trong Đề án 522 của Chính phủ, trước mắt cần chú trọng giải quyết tốt một số công việc sau:
Xây dựng lực lượng giáo viên
Trong khoản 2, Điều 66 của Luật Giáo dục 2019 đã ghi rõ: "Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục". Vì thế, để nâng cao chất lượng giáo dục thì một trong những việc quan trọng, trước tiên, là phải xây dựng đội ngũ nhà giáo có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Trong Chương trình GDPT 2018, ở cấp trung học, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc với thời lượng nhiều hơn thời lượng của các môn học: Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật,... Điều đó có nghĩa vị thế của hoạt động này trong chương trình GDPT 2018 tương tự như các môn học bắt buộc hoặc lựa chọn khác.
Theo Chương trình GDPT 2018, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có thời lượng 105 tiết/1 năm học, trong đó thời lượng dành riêng cho hoạt động hướng nghiệp cấp trung học cơ sở 20% (21 tiết), cấp trung học phổ thông 30% (khoảng 32 tiết). Như vậy, xét riêng hoạt động hướng nghiệp cũng có thể cơ cấu mỗi trường một giáo viên chuyên môn. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, nhà trường chưa có biên chế giáo viên chuyên môn phụ trách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Để khắc phục thực trạng này, một mặt đề nghị Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nghiên cứu để có biên chế riêng cho giáo viên chuyên môn phụ trách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp , một mặt nhà trường nên nghiên cứu, xem xét để phân công giáo viên chuyên trách mảng hoạt động này. Có thể tạm coi như đây là giáo viên giảng dạy môn "Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp" và làm nhiệm vụ kiêm nhiệm phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh của nhà trường (tạm gọi là giáo viên giáo dục hướng nghiệp). Chỉ khi người giáo viên được phân công chuyên trách thì mới toàn tâm toàn ý và có điều kiện để đầu tư công sức, trí tuệ cho công việc của mình.
Đồng thời, các cơ sở giáo dục cần tạo điều kiện cho giáo viên giáo dục hướng nghiệp (mà lại chưa được đào tạo đúng chuyên ngành) được dự học đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về giáo dục hướng nghiệp.
Hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông: Cần tiếp tục quan tâm
Các trường đại học sư phạm mở mã ngành đào tạo giáo viên giáo dục hướng nghiệp
Với Chương trình GDPT 2018, Bộ GD&ĐT giao hoặc các trường đại học sư phạm cần chủ động mở mã ngành đào tạo giáo viên giáo dục hướng nghiệp. Việc mở mã ngành đào tạo giáo viên ngành này sẽ đem lại nhiều ích lợi:
Đào tạo cho các trường phổ thông những giáo viên có đủ nămg lực và phẩm chất đảm nhiệm giảng dạy, tổ chức thực hiện Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và thực hiện giáo dục hướng nghiệp phân luồng học sinh ở các trường trung học.
Để đào tạo mã ngành này, các trường sư phạm sẽ phải biên soạn các giáo trình, tài liệu về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh; phải xây dựng đội ngũ giảng viên đảm nhiệm các học phần về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Như vậy việc biên soạn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng và cử đội ngũ chuyên gia làm báo cáo viên tập huấn, bồi dưỡng sẽ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
Với mã ngành đào tạo này cũng sẽ mở ra một hướng nghiên cứu thu hút đông đảo các nhà khoa học giáo dục, giáo dục hướng nghiệp tham gia để có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, góp phần hữu hiệu trong việc nâng cao hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh ở trường phổ thông.
Cung cấp thông tin về thị trường tuyển sinh, tuyển dụng kịp thời, đầy đủ
Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp không chỉ dừng ở việc chỉ ra những hướng có thể đi, những nghề có thể chọn, những trường có thể học mà đôi khi quan trọng hơn là cần chỉ ra cho học sinh biết làm cách nào để thực hiện được hướng chọn của bản thân. Hay nói cách khác là làm thế nào để đi tới được đích đã đề ra. Mỗi ngành, nghề sẽ có những đòi hỏi về tính cách, sức khỏe, học vấn của người lao động khác khác nhau. Trong đó có cái do bản thân có sẵn, có cái cần phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện. Giáo dục hướng nghiệp nói chung hay tư vấn hướng nghiệp nói riêng cần giúp học sinh hoặc cha mẹ học sinh - người được tư vấn - xác định được nhiệm vụ và lập được kế hoạch để thực hiện thành công nhiệm vụ đó.
Để giúp học sinh chọn được hướng đi của mình, tự xác định những việc cần phải làm để đạt được nguyện vọng và để giáo viên có thông tin trong tư vấn hướng nghiệp thì phải cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về vị trí việc làm, về đãi ngộ được hưởng, về số lượng và thời điểm tuyển và những yêu cầu mà ứng viên cần phải có. Với những thông tin đó, căn cứ vào tiềm năng, tính cách, sở thích của học sinh mà giáo viên có thể đưa ra lời khuyên cho học sinh chọn ngành, chọn nghề, chọn trường và lập kế hoạch học tập, rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu của ngành, nghề, trường đã chọn.
Cần xây dựng một hệ thống Cổng thông tin bao gồm một Cổng thông tin cấp quốc gia và các Cổng thông tin cấp địa phương. Cổng thông tin cấp địa phương vừa cung cấp thông tin từ Cổng thông tin quốc gia vừa có những thông tin cụ thể, kịp thời của địa phương. Cổng thông tin cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thị trường lao động và dự báo nguồn nhân lực của các ngành nghề trong hiện tại và tương lai để các cơ sở giáo dục có thể tiếp cận, sử dụng nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp hiệu quả.
Có thể nói, thiếu thông tin đầy đủ, kịp thời về thị trường tuyển dụng, thị trường tuyển sinh thì hoạt động giáo dục hướng nghiệp cũng chỉ như là một hoạt động phong trào mà thôi. Lý luận về giáo dục hướng nghiệp mang tính lý thuyết suông sẽ không thuyết phục được lòng tin của học sinh và của cha mẹ học sinh.
Công tác quản lý, chỉ đạo
Công tác chỉ đạo, quản lý giáo dục nói chung, giáo dục hướng nghiệp nói riêng cũng cần có sự đổi mới cho phù hợp. Đổi mới đầu tiên có lẽ là đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp và hoạt động phân luồng học sinh. Cần đổi mới tư tưởng từ coi hoạt động giáo dục hướng nghiệp như là một hoạt động ngoại khóa, có hay không có kết quả và kết quả thế nào cũng được sang tư tưởng xác định đây là một trong những nội dung giáo dục phổ thông. Từ đổi mới nhận thức sẽ triển khai một số đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo. Xin nêu một số công việc như sau:
Các cấp quản lý giáo dục từ Bộ GD&ĐT đến các cơ sở giáo dục phổ thông cần có bộ phận kiêm nhiệm quản lý, theo dõi về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh. Bộ phận này sẽ vừa triển khai chỉ đạo, vừa giám sát, đánh giá để có những biện pháp phát huy, khắc phục kịp thời, hiệu quả. Bộ phân này cũng là đầu mối để phối hợp với các ban, ngành, trường học, doanh nghiệp,... liên quan đến giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh.
Tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp
Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp,... có sự liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và tuyển dụng; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phối hợp đầu tư hỗ trợ trong công tác đào tạo nghề; bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích học sinh đi học nghề; hỗ trợ kinh phí cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách và những cơ sở đào tạo học sinh sau trung học cơ sở vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh. Mỗi trường nên có một phòng dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp để làm nơi hội họp, làm việc với các chuyên gia tư vấn, lưu giữ tài liệu, làm phòng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, cho cha mẹ học sinh v.v...
Việc coi giáo viên giáo dục hướng nghiệp như một giáo viên bộ môn bình thường cũng cần được thể hiện qua sự bình đẳng trong bồi dưỡng, tạo điều kiện làm việc, đãi ngộ, đánh giá, thưởng phạt,...
Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học không chỉ nhằm thực hiện tốt Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình GDPT 2018 mà còn góp phần giải quyết tốt bài toán nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Để thực hiện được điều đó cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ đổi mới nhận thức đến các công việc cụ thể. Trong đó có lẽ việc quan trọng đầu tiên là cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và xác định đúng vị thế của người giáo viên giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông.
Hải Phòng: Quan tâm hướng nghiệp và phân luồng học sinh THCS Chiều 17/4, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng tổ chức Hội thảo hướng nghiệp và phân luồng học sinh THCS năm 2021-2022. Quảng cảnh Hội thảo Hội nghị có sự tham dự của ông Đỗ Việt Hưng- Phó Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng, ông Đỗ Văn Lợi- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP. Khách mời trong chương trình là...