Đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Thời gian qua, cùng với các bộ, ngành trong cả nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đang gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Bên cạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ, NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành. Việc giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc và nâng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc được cho là phù hợp trong bối cảnh và thời điểm hiện tại. Bộ phận phân tích chứng khoán KB Securities (KBSV) nhấn mạnh, điểm đáng chú ý trong động thái lần này là NHNN đã tăng lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND lên 1,0%/năm (từ mức 0,8% trước đó) nhằm hỗ trợ lợi nhuận các ngân hàng trong bối cảnh thu nhập các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng khi triển khai các gói tín dụng ưu đãi (trị giá khoảng 285 nghìn tỷ đồng) dành cho doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19.
Việc tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc giúp hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) có dư thanh khoản có thể gửi tại NHNN và hưởng lãi suất 1%/năm, từ đó tạo cơ sở để giảm chi phí vốn; đồng thời có thể giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Trong khi, việc giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc lại giúp NHNN có dư địa trong điều hành chính sách thời gian tới, khi mà thực tế, nhu cầu vốn của doanh nghiệp thời điểm này còn yếu, NHNN cũng vừa ban hành một loạt các chính sách về giảm lãi suất điều hành, và nền kinh tế trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp.
Công cụ dự trữ bắt buộc được sử dụng cùng với các công cụ khác như: Lãi suất, tỷ giá, các biện pháp thực thi chính sách tiền tệ (OMO) và hạn mức tín dụng có thể nói đã giúp NHNN điều hành và đạt được một cách có hiệu quả nhất các mục tiêu mà cơ quan này hướng tới. Đó là mục tiêu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với các quyết định lần này, cơ quan quản lý cũng cho thấy sự cân nhắc kỹ lưỡng khi điều chỉnh các mức lãi suất điều hành, bảo đảm hiệu quả chính sách sau khi cân đối phù hợp với nền tảng kinh tế vĩ mô, tình hình thị trường tài chính trong và ngoài nước. Các chính sách mà NHNN đã và đang triển khai nhằm hướng tới bảo đảm thanh khoản hệ thống, hỗ trợ các TCTD cân đối tốt hơn nguồn vốn để từ đó tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp.
Video đang HOT
Việc điều chỉnh lãi suất điều hành cũng đã phát tín hiệu rõ ràng, mạnh mẽ của NHNN sẵn sàng hỗ trợ các TCTD trong trường hợp cần tiếp cận vốn. Tuy nhiên đến thời điểm này cũng có thể khẳng định, mức độ tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế đang tăng lên khi tình hình dịch bệnh chưa biết thời điểm nào kết thúc. Hoạt động của nhiều lĩnh vực như hàng không, giao thông vận tải… đang bị thu hẹp, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, phía trước vẫn còn rất nhiều việc cần phải tiếp tục tháo gỡ và nghiên cứu, từng bước định hình xem sự hỗ trợ của Nhà nước, ngân sách đối với nền kinh tế cũng như sự hỗ trợ ngành ngân hàng đối với doanh nghiệp, người dân ở mức độ như thế nào để bảo đảm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Đây đồng thời cũng là cách thức giải quyết khó khăn cho chính ngành ngân hàng.
HỒNG ANH
TPBank triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mùa nCoV
Ban hành gói ưu đãi lãi suất với mức ưu đãi từ 1.5-2% với tổng số tiền lên tới hơn 12.000 tỷ đồng ở nhiều phân khúc, hạng mục khác nhau; xem xét giảm lãi suất cho vay dành cho doanh nghiệp là những hoạt động đã được TPBank gấp rút triển khai trong thời gian qua.
Thấu hiểu những khó khăn do dịch nCoV mang lại cho các doanh nghiệp, ngay từ đầu tháng 2/2020, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã nhanh chóng đưa ra nhiều giải pháp kịp thời và phù hợp với mong muốn của nhiều khách hàng.
Ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc TPBank cho biết, ngay từ đầu tháng 2/2020, TPBank đã ban hành các quyết định về việc hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa cúm nCoV trong đó quy định rõ về các đối tượng, điều kiện được hưởng hỗ trợ cũng như các hình thức hỗ trợ của ngân hàng với các khách hàng trên toàn quốc.
"Chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như cơ cấu nợ, giãn nợ, đưa ra nhiều gói vay ưu đãi lãi suất với mức ưu đãi từ 1.5 - 2%, giảm lãi suất cho khách hàng với tổng giá trị lên tới hơn 12.000 tỷ đồng", ông Hưng nói thêm.
Ngân hàng đã có đội ngũ kiểm tra, rà soát và đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Theo đó, các khách hàng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh sẽ được xem xét ân hạn nợ, miễn/giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới/tái cấp hạn mức để ổn định sản xuất kinh doanh.
TPBank cũng xem xét giảm lãi suất cho vay với các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang có dư nợ với mức giảm từ 0.5 - 1% so với lãi suất trên hợp đồng, tổng dư nợ dự kiến được giảm lãi khoảng 30.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng ban hàng nhiều gói vay ưu đãi lãi suất khác nhau dành cho khách hàng với mức lãi suất giảm từ 1.5 - 2%, tổng số tiền dự kiến hơn 12.000 tỷ đồng.
Đến thời điểm hiện tại, "TPBank đã hoàn tất cơ cấu nợ cho gần 1.000 khách hàng với tổng dư nợ trên 1.400 tỷ đồng, giảm lãi suất vay với dư nợ 800 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đã giải ngân xong gói ưu đãi gần 4.000 tỷ đồng và hơn 14 triệu USD cho khách hàng xuất nhập khẩu. Ngoài ra, TPBank cũng mới đưa ra quyết định miễn toàn bộ phí chuyển tiền trong nước cho các khách hàng SME chuyển tiền qua các kênh online hoặc tại quầy", Tổng giám đốc TPBank chia sẻ thêm.
Không chỉ có những biện pháp hỗ trợ sát sườn với doanh nghiệp, mới đây, TPBank cũng đã ủng hộ 5 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch. Ngân hàng cũng đẩy mạnh các hoạt động ngân hàng trực tuyến nhẵm hỗ trợ khách hàng không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Được biết, mới đây nhất, TPBank đã đưa ra chương trình chung tay chống dịch COVID-19 dành cho khách hàng gửi tiết kiệm online tại ngân hàng. Theo đó, với mỗi khách hàng gửi tiết kiệm online tại ứng dụng TPBank eBank với giá trị sổ tiết kiệm trên 50 triệu đồng, TPBank sẽ thay mặt khách hàng ủng hộ 111.999 đồng vào tải khoản của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Đây cũng chính là những hành động thiết thực của TPBank để khẳng định sự đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp và cộng đồng, thể hiện trách nhiệm của ngân hàng với xã hội và người dân.
P.V
Bắc Kạn: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn Nguồn vốn tín dụng kịp thời luôn góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp và phát huy hiệu quả các dự án thu hút đầu tư. Đây là chia sẻ của Bà Đoàn Thị Hạnh, Giám đốc Chi nhánh NHNN Bắc Kạn. - Xin bà đánh giá về hiệu quả công tác chỉ đạo, điều...