Đóng 500.000đ tiền giữ chỗ mầm non
Không chỉ lạm thu tiền ăn, chi sai tiền hỗ trợ của phụ huynh, Trường Mầm non Quỳnh Hương (phường 17, quận Gò Vấp, TPHCM) còn thu cả tiền đặt chỗ.
Giữ chỗ: 500.000 đồng!
Theo phản ánh của phụ huynh có con đang học tại Trường Mầm non Quỳnh Hương (38/382 Nguyễn Văn Lượng, P17, Q.Gò Vấp), trong tháng 5 nhà trường yêu cầu mỗi phụ huynh phải đóng 1 triệu đồng. Trong đó, tiền giữ chỗ năm học mới 500.000 đồng/cháu, tiền đóng học hè 500.000 đồng/cháu. Như vậy trong tổng số 583 cháu đang theo học tại trường có đến 350 cháu (các lớp mầm, chồi) phải đóng 500.000 đồng để giữ chỗ, tổng cộng đến 175 triệu đồng.
Chưa hết, theo phản ánh của phụ huynh, trong tháng 5 thực tế các cháu chỉ học có 20 ngày nhưng trường lại thu học phí đến 22 ngày. Tổng số tiền thu lố lên đến hơn 25 triệu đồng nếu tính theo tổng sĩ số các cháu trong toàn trường.
Một phụ huynh bày tỏ bức xúc: “Chúng tôi đã đóng nhiều khoản tiền hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường 400.000 đồng, tiền hỗ trợ vật chất cho lớp 300.000 đồng, thêm tiền phục vụ vệ sinh… Thế nhưng không hiểu sao lại thu thêm tiền giữ chỗ”. Dù phải bấm bụng đóng 500.000 đồng nhưng một phụ huynh đặt nghi vấn: “Tôi hỏi bạn bè có con cùng học các trường khác trong quận Gò Vấp, không có trường nào yêu cầu phụ huynh phải đóng tiền giữ chỗ. Phải chăng nhà trường lấy số tiền này để đầu tư hay làm việc gì đó ngoài việc phục vụ công tác dạy học?”.
Không chỉ phụ huynh bất bình, một cô giáo của trường không kìm được bức xúc: “Bản thân chúng tôi không thể nào tự ý thu tiền nếu không được cấp trên chỉ đạo. Thế nhưng khi thừa lệnh hiệu trưởng, rất nhiều phụ huynh đã nói nặng đủ điều. Có người nói rằng trường học chứ đâu phải nhà ga, bến tàu mà đặt tiền giữ chỗ”.
Ngoài những khoản phí trên, trong biên bản họp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trường, ban giám hiệu đã gợi ý khéo rằng “nhà trường mong muốn được thu các khoản ở mức cao nhất”. Và từ đây, trường “xin” thêm phụ huynh rất nhiều các khoản thu ngoài quy định như: thu thêm 10.000 đồng vệ sinh phí (trong khi đó quy định chỉ 5.000 đồng/tháng/cháu) thu thêm tiền hỗ trợ phục vụ bán trú 30.000 đồng/tháng/cháu cùng tiền ăn sáng 80.000 đồng/tháng/cháu.
Danh sách khoản thu của Trường Mầm non Quỳnh Hương
Video đang HOT
Phòng giáo dục không biết?
Bà Bùi Thị Minh Nguyệt, Phó phòng Giáo dục quận Gò Vấp cho rằng: “Sau khi nghe phụ huynh phản ánh chúng tôi cử người kiểm tra nhưng tất cả các khoản thu chi đều minh bạch, đúng quy định. Còn khoản thu 1 triệu đồng/cháu (trong đó 500.000 đồng tiền giữ chỗ, 500.000 đồng tiền học hè) hôm nay nghe phóng viên phản ánh mới biết”. Thế nhưng, nhiều giáo viên và phụ huynh lại khẳng định đã có đơn phản ánh lên Phòng Giáo dục nhưng không thấy phản hồi.
Bà Trịnh Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quỳnh Hương giải thích: “Về khoản thu 500.000 đồng tiền giữ chỗ, khi được ban giám hiệu thông qua, tôi đã phổ biến cho các giáo viên để thông báo phụ huynh và tiến hành thu. Còn về khoản thu 500.000 đồng tiền học hè, ban giám hiệu cũng yêu cầu giáo viên thu và có khoảng 200 học sinh đã đóng”.
Riêng khoản thu lố tiền ăn 44.000 đồng/cháu (trong tháng 5), bà Thủy cho rằng: “Đến lúc họp phụ huynh cuối năm ban giám hiệu sẽ thông báo và xin trích để làm liên hoan cho tươm tất”.
Tuy nhiên, trong khi đó về khoản khen thưởng các cháu và giáo viên đạt thành tích trong năm học, các ngày lễ trong năm, mỗi phụ huynh đã đóng góp đến 50.000 đồng ngay từ đầu năm học. Chưa hết, trong dự toán chi ngân sách năm 2012, trường dành đến 10% (hơn 19,5 triệu đồng) trong tổng số hơn 3,025 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước cấp để chi các hoạt động khác (trong đó có phần khen thưởng).
Không chỉ thế, việc sử dụng số tiền đóng góp của phụ huynh có biểu hiện bất thường. Trong một tháng, nếu tính bình quân, trường thu khoảng 17 triệu đồng từ tiền hỗ trợ phục vụ bán trú. Theo lời hiệu trưởng, số tiền này sẽ được chia đều 50 cán bộ giáo viên, công nhân viên toàn trường, mỗi người 200.000 đồng/tháng (10 triệu đồng/tháng). Số tiền dư còn lại sẽ thưởng vào cuối năm.
Tuy nhiên, trừ giáo viên, rất nhiều người trong đó có bảo vệ, kế toán, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, dù đã nhận 200.000 đồng/tháng, hàng tháng lại được “ưu ái” cho nhận thêm từ 100.000 đồng – 500.000 đồng/tháng với lý do chi “tiền hỗ trợ công tác kiêm nhiệm”. Trao đổi về vấn đề này, ban giám hiệu và kế toán thừa nhận: “Chúng tôi đã sai và cam kết năm sau sẽ khắc phục”.
Điều đáng nói nữa, tuy ban giám hiệu mắc nhiều sai phạm nhưng tất cả đều được đánh giá, xếp loại lao động tiên tiến. Trong khi đó, giáo viên đi trễ, nghỉ một ngày hay bị phụ huynh phản ảnh lập tức bị hạ thi đua.
Theo SGGP
Học thêm ngày hè: Có chăng vừa chơi vừa học?
Trong khi các em học sinh háo hức chờ kỳ nghỉ hè sau cả năm học căng thẳng thì đây cũng là thời điểm nhiều phụ huynh rối bời "thiết kế" cho trẻ sao vừa có những trải nghiệm thực tế thú vị trong thời gian quý báu này mà vẫn không "bỏ bê" việc học.
Nan giải "tìm" mùa hè cho trẻ
Chị Nguyễn Như Lan, nhà ở Q.1, TPHCM cho hay, chị đang rất băn khoăn lên kế hoạch cho ngày hè gần kề của hai con. Muốn giảm áp lực học tập cho con nhưng chị lo lắng: "Con nhà mình rất ham vui, nếu chơi quá nhiều trong thời gian dài nên khi quay lại lớp sẽ rất khó khăn thích nghi với việc học".
Làm sao chọn cho khóa học hè vừa thú vị vừa bổ ích là điều quan tâm của nhiều phụ huynh.
Đây cũng là nỗi lo chung của rất nhiều phụ huynh (PH). Vừa muốn giảm tải nhưng lo ngại trẻ quá "say" với các hoạt động vui chơi mà bỏ rơi kiến thức. "Tôi tính cho con đi học thêm các môn văn hóa để cháu không quên kiến thức. Hè mải chơi lại chểnh mảng học hành thì lo lắm", một PH ở Q.7 bộc bạch.
Bên cạnh đó, nhiều PH lại khó khăn trong việc tìm khóa học phù hợp cho trẻ. Anh Nguyễn Văn Cường (Q.1), chia sẻ cậu con trai 12 tuổi của mình rất thích học tiếng Anh nhưng lại nhút nhát, ngại nói, ở lớp cô chỉ định mới đứng lên trả lời chứ không bao giờ chủ động xung phong. "Tôi muốn tìm khóa học giúp con vừa giải tỏa tâm lý, đồng thời có thể củng cố kiến thức và rèn các kỹ năng mềm", ông bố bày tỏ mong muốn.
Khi con chủ động học hè cùng các "dự án"
Không thể phủ nhận, trong cuộc sống hiện đại, yêu cầu tích hợp các hoạt động "học và chơi" cho trẻ để đảm bảo tâm lý thoải mái mà vẫn tiếp thu được kiến thức,
Kỹ năng là điều hết sức cần thiết. Tìm hiểu các môi trường có đào tạo khóa hè hiện nay, một trong số các chương trình đang thu hút PH là chương trình Hè của Hệ thống trường DL Quốc tế Việt Úc. Chương trình vừa là lời giải cho "bài toán" gửi con ngày hè, vừa giúp trẻ không bỏ rơi các kiến thức đã học mà trên hết, còn phù hợp sở thích và năng khiếu trẻ.Điểm đặc biệt của chương trình là phương pháp "Học tập dự án - project based learning" với sự dẫn dắt của các GV nước ngoài và chuyên gia hàng đầu trong các hoạt động học tập, khám phá bản thân theo mô hình "tiểu dự án". Chẳng hạn, với môn tiếng Anh ESL - trọng tâm của chương trình, các em được phát triển kỹ năng Nghe, Nói qua những chủ đề gắn liền với thực tế và sở thích của người học như Thời Trang, Kịch Nghệ, Thiên Nhiên, Muông Thú....
Tiết học Khoa học sinh động tại trường Quốc tế Việt Úc.
Bên cạnh mục tiêu ngôn ngữ, các dự án cho các em những trải nghiệm thú vị từ những chuyến tham quan, khảo sát và tập huấn thực tế với các chuyên gia từ đó hoàn thành sản phẩm, dự án theo yêu cầu. Trải qua quá trình xâu chuỗi chặt chẽ các bài học ngữ liệu trong lớp và các hoạt động bên ngoài, các em sẽ tìm được niềm hứng thú học tập - yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình tiếp thu tri thức - và phát huy khả năng giao tiếp của người học một cách tự nhiên.
Các môn học khác như Vật lý, Hóa học, Công nghệ Thông tin... cũng không khô khan khi các em được hướng đến các mô hình mang tính ứng dụng thực tế cao cũng như hay đi sâu vào kỹ năng cần thiết cho học tập và đời sống.
Khám phá năng khiếu và định vị bản thân
Với mục tiêu "Hè học tập, hè vui chơi", chương trình "Project-based Learning Summer" lồng ghép việc học cùng nhiều hoạt động phát triển năng khiếu, rèn luyện thể chất cũng như vui chơi, giải trí.
Các hoạt động trải nghiệm thực tế giúp HS khám phá bản thân.
Các em sẽ có cơ hội trải nghiệm nghệ thuật khi diễn kịch cùng sự huấn luyện Học viện Kịch nghệ Helen O'Grady hay công việc của một nhà thiết kế tại Nhà vườn Long Thuận với sự hướng dẫn của họa sĩ Sỹ Hoàng so tài với các kiện tướng cờ vua quốc gia trổ tài nhảy hiện đại với vũ đoàn Hoàng Thông... Đây là cơ hội để các em tìm tòi, khám phá năng khiếu, thiên hướng của bản thân. Những "vai diễn" vào các hoạt động nghệ thuật đó sẽ được các em trình diễn vào cuối khóa học.
Ngoài ra, thông qua những chuyên đề như "Định hình phong cách", "Hình thành vẻ đẹp nội tâm", "Văn hóa dùng tiệc Buffet". chương trình cũng giúp các em hiểu rõ hơn về năng lực cá nhân, xác định ưu và nhược điểm. Từ đó, học sinh định vị phong cách sống và các thói quen sinh hoạt phù hợp. Đồng cộng tác với nhà trường còn có các chuyên gia như Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê, Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Minh Tâm, chuyên gia Ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân....
6 tuần với những trải nghiệm, chương trình không chỉ tạo nên những hồi ức đẹp cho tuổi thơ trong những ngày hè mà còn là dấu ấn của sự tự tin, sáng tạo mang bản sắc cá nhân cho mỗi HS.
Theo dân trí
Vì sao TP.HCM không có cảnh 'đạp đổ cổng trường'? Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, 10 năm trước đây việc tuyển sinh đầu cấp tiểu học cũng căng thẳng như Hà Nội, tuy nhiên, thành phố đã có nhiều biện pháp để việc tuyển sinh nhẹ nhàng hơn. Phóng viên đã có cuộc trao đối với ông Lê Ngọc Điệp về...