Dồn việc lên vai giáo viên
Dù công việc chính là giảng dạy nhưng hiện giáo viên còn phải làm rất nhiều công việc không tên khác khiến cho áp lực đối với họ ngày càng tăng.
Giáo viên các cấp học đang phải chịu rất nhiều áp lực. Ảnh: ST
Quá nhiều việc
Khi nhắc tới công việc của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm hiện nay, nhiều người phải dùng tới từ “trăm công nghìn việc”. Sở dĩ như vậy là do ngoài những công việc chính về giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm còn phải liên kết tin nhắn đến phụ huynh; vệ sinh trường lớp; thu các khoản tiền; vận động phụ huynh đóng góp, xử lý mâu thuẫn nội bộ giữa học sinh trong lớp, trong trường; tiếp nhận thông tin phản hồi của các giáo viên bộ môn và xử lý; tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình từng học sinh để giúp đỡ hoặc phối hợp giáo dục… Và ngay đến cả việc quản lý học sinh trong lớp dùng điện thoại cũng thuộc trách nhiệm của giáo viên.
Chia sẻ về điều này, cô giáo Nguyễn Thị Oanh, giáo viên một trường THPT địa bàn tỉnh Hà Nam cho rằng, trung bình mỗi lớp học có từ 40 đến 50 học sinh, việc quản lý đã rất nhọc nhằn, giờ lại thêm việc làm “trọng tài” phán xét học sinh dùng điện thoại có đúng mục đích hay không thực sự là nan giải. Theo cô Oanh, thời gian qua trường có quy định học sinh không được phép sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng nhiều học sinh vẫn tự ý dùng điện thoại để lướt website, chụp ảnh, quay phim, cá biệt có học sinh còn sử dụng điện thoại để xem phim, chơi điện tử giáo viên có nhắc nhở song nhiều em vẫn tái phạm.
Khi có quy định cho phép học sinh được sử dụng điện thoại sẽ phát sinh một thực tế giáo viên yêu cầu học sinh truy cập vào điện thoại để phục vụ việc học song học sinh lại truy cập vào các trang mạng để đọc những thứ khác, khi ấy giáo viên cũng không thể biết mà xử lý.
“Sở dĩ như vậy là do giáo viên không thể đi một lượt kiểm tra 50 học sinh xem các em có thực hiện đúng yêu cầu không. Chưa kể, nếu học sinh không có ý thức thì ngay khi giáo viên vừa đi ra khỏi, học sinh đã tự ý sử dụng điện thoại vào mục đích cá nhân, đôi khi là những thứ bị cấm xem, đọc đối với học sinh”, giáo viên này nêu thực tế.
Áp lực của giáo viên không chỉ từ việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại mà còn từ thu các khoản tiền đầu năm học mới. Theo chia sẻ của một giáo viên tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội, đầu năm mới, ngoài học phí và các loại tiền chăm sóc bán trú cho học sinh còn có rất nhiều khoản cần phải thu mà giáo viên chủ nhiệm chính là người phải thực hiện.
Video đang HOT
Theo đó, với một số khoản tiền như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, tiền sách giáo khoa, tiền đồng phục đến cả tiền quỹ lớp, ban đại diện cũng nhờ giáo viên chủ nhiệm thu hộ khiến cho các giáo viên luôn phải quay cuồng với các khoản tiền. Theo lời giáo viên này, dù đã có quy định về thời gian thu và số tiền cụ thể để phụ huynh chuẩn bị thu song việc thu tiền vẫn kéo dài cả tháng trời.
Chưa kể, số tiền thu đa phần có số lẻ nhưng nhiều phụ huynh không chuẩn bị chính xác, đa phần đều quá số tiền quy định khiến giáo viên lại phải thực hiện việc “đổi tiền”.
Chưa kể, vừa qua do sự chưa thống nhất của một số phụ huynh về khoản quỹ lớp cần phải thu trong năm học nên sau khi giáo viên thu hộ quỹ đã phải tiến hành trả lại cho cho phụ huynh. “Do tôi đứng ra thu hộ ban đại diện phụ huynh nên phải ở lại trường sau giờ học tới 7 giờ tối để trả lại cho từng phụ huynh. Tuy nhiên, có những phụ huynh do bận công việc không thể tới trường nhận lại tiền nên giáo viên phải kéo dài thời gian trả tiền”, giáo viên này than thở.
Đầu việc gia tăng hàng năm
Chưa kể, với giáo viên hiện nay, việc đổi mới công tác đánh giá học sinh cũng đang gây nhiều khó khăn, áp lực cho giáo viên. Theo lời cô Oanh, ngoài những giấy tờ, sổ sách mà giáo viên phải thực hiện thì năm nay việc vào điểm học bạ cũng tăng áp lực cho giáo viên.
Theo đó, nếu trước kia khi vào điểm học bạ, giáo viên chỉ việc ghi điểm và ký tên song năm nay, giáo viên phải nhận xét từng học sinh trong học bạ ở mỗi môn học. “Một giáo viên bộ môn, dạy tới 7-8 lớp, chỉ riêng việc ghi điểm và nhận xét vào học bạ của học sinh cũng mất từ 7 tới 10 ngày”, giáo viên này chia sẻ thêm.
Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS – THPT Lê Qúy Đôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay chính phụ huynh đã vô hình trung tạo thêm áp lực cho giáo viên. Chẳng hạn, khi có những sự việc nhẹ nhàng, cha mẹ không chia sẻ với giáo viên đã đưa lên mạng xã hội khiến những người không chứng kiến bị hiểu sai lệch. Nhiều người gần như không cộng tác với giáo viên trong việc chăm lo cho con.
Bên cạnh đó, theo thầy Bình, khi thực hiện cả đánh giá bằng điểm và nhận xét giáo viên sẽ vất vả, áp lực hơn. Ngoài dạy học, chấm bài kiểm tra, sáng tạo hình thức đánh giá còn phải thật sự theo sát quá trình học của học sinh, khi đó mới có nhận xét, đánh giá chính xác từng em.
“Việc này sẽ rất khó khăn cho giáo viên đứng lớp quá đông và dạy cùng lúc nhiều lớp. Hiện nay, có giáo viên dạy 15 lớp sẽ rất khó cho việc nhớ khả năng, sự tiến bộ của từng em”, thầy Bình lo lắng.
Không chỉ phụ huynh mà chính học sinh cũng là nguyên nhân khiến giáo viên căng thẳng. Cô Hoàng Phương Ngọc, giáo viên trường THCS Cầu Giấy, chia sẻ, ở trường công lập, sĩ số một lớp có thể lên tới 60 học sinh. Việc thiết kế bài giảng và giảng dạy sao cho phù hợp cũng là thách thức lớn với giáo viên. Nhiều lúc, giáo viên phải làm thêm công việc của những nhà tâm lý, đôi khi giống như cha mẹ các em.
Chẳng hạn, học sinh giỏi rất kỳ vọng và yêu cầu cao với giáo viên. Ngược lại, với học sinh trung bình, nếu giáo viên dạy quá nâng cao, các em không hiểu gì thì cả phụ huynh và học sinh đều không hài lòng. Chưa kể, trong lớp còn có học sinh cá biệt, hoàn cảnh gia đình mà buộc giáo viên phải tìm hiểu, chú trọng đến tâm lý của các em.
Lịch nghỉ hè của học sinh, giáo viên: Sẽ được nghỉ ít nhất 1 tháng
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang tính toán xây dựng khung kế hoạch thời gian năm học để áp dụng cho năm học 2020 - 2021. Kế hoạch này sẽ đảm bảo nguyên tắc học sinh phải có thời gian nghỉ hè ít nhất 1 tháng trở lên.
Thực tế hiện nay các trường đều cho học sinh tựu trường từ tháng 8. Ảnh: Hải Nguyễn
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nếu thời gian này những năm trước học sinh đã được nghỉ hè, thì năm nay các em vẫn đang đi học.
Với trường công lập, hiện đang tiến hành dạy học để hoàn thành chương trình học kỳ 2. Dự kiến cuối tháng 6, các trường sẽ tổ chức cho học sinh thi học kỳ 2 và dự kiến kết thúc năm học trước 15.7. Học sinh và giáo viên sẽ được nghỉ hè ít nhất 1 tháng trước khi tựu trường.
Với trường ngoài công lập, một số trường đã cho học sinh nghỉ hè, như Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), THPT chuyên Khoa học Tự nhiên.
Tuy nhiên, các trường cho học sinh nghỉ hè sớm cũng thông báo học sinh sẽ tựu trường từ đầu tháng 8.
Còn với học sinh cuối cấp, đặc biệt là khối lớp 9 và lớp 12, năm nay xác định sẽ không có kỳ nghỉ hè. Thời gian học tập và ôn thi của các em sẽ kéo dài sang tháng 8. Sau đó, học sinh sẽ thực hiện nhiều thủ tục nhập học vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, nếu trúng tuyển.
Theo đại diện Bộ GDĐT, hiện Bộ đang tính toán xây dựng khung kế hoạch thời gian năm học để áp dụng cho năm học 2020 - 2021. Khung kế hoạch sẽ xây dựng đảm bảo nguyên tắc học sinh có thời gian nghỉ hè ít nhất 1 tháng.
Mọi năm, học sinh được nghỉ hè từ cuối tháng 5 và tựu trường vào đầu tháng 8, khai giảng vào 5.9. Năm nay, có thể thời gian tựu trường năm học mới sớm nhất là 15.8 hoặc trước ngày khai giảng (5.9) nhiều nhất 1 tuần, để đảm bảo học sinh có 1 tháng nghỉ hè.
Trước đó, tại buổi họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đề xuất nên có 4 kỳ thay vì 2 kỳ nghỉ (nghỉ tết và nghỉ hè) như hiện nay.
Lãnh đạo TP.Hà Nội đề nghị nhân việc học sinh phải nghỉ học dài ngày vì dịch COVID-19, cần nghiên cứu đề xuất với Bộ GDĐT sắp xếp lại khung thời gian năm học.
"Tôi nghĩ cả thế giới đã sắp xếp năm học cho các cháu là 4 kỳ. Qua nghiên cứu việc phân kỳ học cho học sinh thành 4 kỳ/năm thì kỳ nghỉ hè chỉ cho nghỉ từ 35 ngày thôi, kỳ nghỉ tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ còn lại mỗi kỳ nghỉ 2 tuần. Cuối cùng học sinh vẫn được nghỉ 3 tháng.
Việc này có thể giúp phân luồng đảm bảo giao thông, phân bố lại giao thông ở thành phố tốt hơn, hơn nữa lại kích cầu tiêu dùng ở các gia đình. Mùa đông, mùa hè học sinh đều có thể được nghỉ, có thể cùng gia đình đi nghỉ mát khắp nơi được, không bị tập trung vào một mùa hè. Việc này có rất nhiều tác dụng.
Tôi tin các nước họ đã nghiên cứu kỹ và làm như này rồi, thì chúng ta cũng nên xem xét để có điều tiết lại việc này không? Nếu được thì có thể áp dụng ngay từ năm học tới"- ông Chung nhấn mạnh.
Kim chỉ nam trong sử dụng sách giáo khoa "Giáo viên luôn dùng chương trình làm kim chỉ nam cho quá trình sử dụng sách giáo khoa. Đó cũng chính là tinh thần đổi mới giáo dục lần này" - lưu ý của PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa. Hoạt động trải nghiệm của HS tiểu học tại Trường Ngôi Sao Hà Nội. PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa là Chủ biên Chương trình...