Đơn vị tổ chức dạy thêm học thêm phải nêu rõ nội dung, mức thu…
Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các đơn vị tổ chức dạy thêm học thêm phải có bản kế hoạch tổ chức dạy thêm học thêm, trong đó có nêu rõ đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, mức thu và phương án chi tiền học thêm…
Một lớp học thêm – Bảo Châu
Ngày 13.9, Sở GD-ĐT TP.HCM ban hành những quy định về thủ tục cấp, gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm năm học 2019-2020.
Theo đó, đối với các đơn vị xin giấy phép dạy thêm học thêm trong nhà trường, Sở yêu cầu phải đảm bảo các nội dung như: Danh sách trích ngang người đăng ký dạy thêm, bản kế hoạch tổ chức dạy thêm học thêm, trong đó có nêu rõ đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất, mức thu và phương án chi tiền học thêm, phương án tổ chức.
Đối với việc xin giấy phép dạy thêm học thêm ngoài nhà trường, Sở quy định, ngoài bản kế hoạch tổ chức, danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động… trong đơn xin cấp phép có cam kết với UBND cấp phường xã – nơi đặt điểm dạy thêm học thêm – thực hiện các quy định dạy thêm học thêm, có trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong quy định về việc cấp phép, Sở cũng chỉ rõ những trường hợp không được dạy thêm là trẻ em trước khi vào lớp 1, học sinh học 2 buổi/ngày, trường ĐH, CĐ, TCCN và trường nghề không tổ chức dạy thêm học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông…
Về địa điểm tổ chức dạy thêm học thêm, Sở yêu cầu các đơn vị xin cấp phép phải đảm bảo an toàn cho người học và người dạy, ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn… Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,2 m2/học sinh trở lên, thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh, tiêu chuẩn bàn ghế học sinh…
Theo Thanh niên
Thanh Hóa chống lạm thu đầu năm học mới
Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng dạy, học thêm và thu tiền trái quy định.
Ngày 4/9, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa chỉ đạo về việc tăng cường quản lý, chống tình trạng lạm thu trong các trường đầu năm học 2019-2020.
Sở GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn, giải quyết dứt điểm tình trạng dạy thêm, học thêm và thu tiền trái quy định.
Trường Tiểu học Minh Khai 2, nơi từng thực hiện nhiều khoản thu sai - đã trả lại tiền cho phụ huynh. Ảnh: Nguyễn Dương.
Các Phòng GD&ĐT chủ trì, phối hợp Phòng Tài chính tiếp tục tổ chức quán triệt và hướng dẫn các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Sở GD&ĐT về triển khai thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trong các trường.
Các địa phương, trên cơ sở đề nghị của trường mầm non, tiểu học, THCS, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và tình hình thực tế, tổ chức thẩm định khoản thu phục vụ học sinh (thu dịch vụ tự nguyện) và khoản thu tài trợ (vận động xã hội hóa) làm cơ sở cho nhà trường triển khai, thực hiện.
Các đơn vị chức năng cần tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm người đứng đầu đơn vị trường học và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng lạm thu.
Sở GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, quản lý việc thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách năm học 2019-2020 theo đúng quy định.
Năm học trước đó, Sở GD&ĐT Thanh Hóa có hướng dẫn về thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách. Sở này yêu cầu đối với các trường tiểu học không được thu tiền dạy tăng buổi, bồi dưỡng nghệ thuật, thể thao của học sinh.
Các khoản không được thu đối với cơ sở giáo dục, như: Tiền bảo vệ cơ sở vật chất và an ninh trường học; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Sở cũng chỉ đạo không thu đóng góp của cha mẹ học sinh để phục vụ chi thường xuyên mà ngân sách Nhà nước đã bố trí theo quy định, như: Chi hỗ trợ hoạt động giáo dục, điện sáng, bảo vệ trường, nước sinh hoạt, hoạt động tập thể, thi đua khen thưởng, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Không thu tiền vệ sinh trường, lớp và các công trình vệ sinh.
Cũng theo chỉ đạo, địa phương nào để xảy ra tình trạng lạm thu, trưởng phòng GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện, thị xã, thành phố và sở GD&ĐT.
Theo Zing
1.089 cuộc thanh tra về giáo dục trong năm học 2018-2019 Năm học 2018-2019, các sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã tổ chức 1.089 cuộc thanh tra. Đánh giá cho thấy các sở GD-ĐT đã chú trọng xây dựng kế hoạch thanh tra theo yêu cầu đổi mới thanh tra. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại như việc một số sở đã xây dựng kế hoạch quá...