Đòn thù vùi dập IS sau thảm họa máy bay Nga rơi
Nga đã mở rộng chiến dịch quân sự ở Syria sau tai nạn máy bay rơi đồng thời bước đầu thừa nhận khả năng máy bay bị khủng bố đánh bom.
Nga dồn dập không kích IS
Ngày 9/11, thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay, các máy bay của nước này đã bắn trúng một xưởng sửa chữa xe bọc thép của chi nhánh Al-Nusra Front (thuộc Al-Qaeda), gần Kfar Nabuda thuộc tỉnh Hama.
Những mục tiêu khác thuộc về nhóm Nusra Front là một trung tâm chỉ huy ở Zarbe, một trại huấn luyện gần Kweyris (phía đông Aleppo) và một kho vũ khí dự trữ lớn ở gần Maheen thuộc tỉnh Homs.
Bên cạnh đó, không quân Nga còn ném bom thành trì Raqa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Tại đây, thêm 2 kho dự trữ vũ khí bị phá hủy hoàn toàn.
Những mục tiêu khác là trận địa súng cối của nhóm khủng bố Nusra Front và một kho rocket của IS tại khu vực núi gần Damascus.
Cũng trong ngày hôm qua, tờ tvzvezda đưa tin, Bộ quốc phòng Nga đã công bố những hình ảnh cho thấy các tiêm kích Nga đã thực hiện các cuộc không kích và phá hủy 1 phần kho quân sự của Phiến quân Hồi giáo IS tại tỉnh Raqqa, Syria cùng các trại huấn luyện chiến binh của tổ chức khủng bố này tại tỉnh Idlib, Syria.
Chỉ trong ba ngày qua, Các tiêm kích Nga đã thực hiện 137 cuộc không kích và tiêu diệt 448 mục tiêu khủng bố. Đây là những số liệu được đại diện chính thức của Bộ quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov công bố trong cuộc họp của Bộ quốc phòng.
Trong ba ngày qua, các tiêm kích Nga đã thực hiện 137 cuộc không kích và tiêu diệt 448 mục tiêu khủng bố. (Ảnh: AFP)
Video đang HOT
Nói về chiến dịch không kích tiếp theo của Moskva đối với phiến quân IS, Thiếu tướng Igor Konashenkov, đại diện chính thức Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, không quân nước này sẽ giảm số lượng, tăng chất lượng các cuộc tấn công nhằm vào khủng bố IS.
“Phiến quân IS hiện nay đang thay đổi chiến thuật sang thế phòng thủ cơ động, hoạt động ít lộ liễu và thận trọng hơn, vận chuyển vũ khí vào ban đêm và ngụy trang rất bí mật. Vì thế Không quân Nga đã giảm cường độ không kích tại Syria, tuy nhiên số lượng các mục tiêu bị tiêu diệt trong một lần không kích tăng đáng kể”, Thiếu tướng Igor Konashenkov nhấn mạnh.
Kể từ sau khi phương Tây và Ai Cập hé lộ IS là thủ phạm làm rơi chiếc máy bay Airbus A321 của Nga ở bán đảo Siani, hôm 31/10, Moskva đã có những động thái không kích mạnh mẽ. Nếu thật sự tin đồn kia có cơ sở chắc chắn chính quyền tổng thống Putin sẽ có những biện pháp mạnh tay hơn để tiêu diệt tận gốc phiến quân IS.
Nga lần đầu thừa nhận có khả năng bị đánh bom
Trong một động thái khác, từ việc phủ nhận thông tin chiếc máy bay bị tấn công khủng bố, đến thời điểm này Moskva đang dần thừa nhận nguyên nhân dẫn đến thảm họa này có liên quan đến phiến quân IS.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 9/11 nói rằng các nhân viên điều tra đang xem xét khả năng tấn công khủng bố là một trong những nguyên nhân của vụ tai nạn máy bay bay Nga tại Ai Cập. Đây là thừa nhận mạnh mẽ nhất của Moscow cho tới nay rằng máy bay Nga có thể đã bị tấn công.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev lần đầu tiên thừa nhận khả năng khủng bố trên máy bay gặp nạn. (Ảnh: AFP)
“Khả năng về một hành động khủng bố, tất nhiên, vẫn nằm trong số những nguyên nhân gây ra thảm họa”, ông Medvedev nói trong cuộc phỏng vấn tới tờ Rossiyskaya Gazeta của Nga.
Thủ tướng Nga nhấn mạnh rằng cuộc điều tra nhằm vào nguyên nhân của thảm họa nghiêm trọng nhất trong lịch sử Nga, cướp đi sinh mạng của 224 người, “vẫn đang được tiếp tục”.
Nga trước đó cho biết đã nhận được thông tin do tình báo Anh thu thập được về vụ rơi máy bay.
“Tôi có thể xác nhận rằng các thông tin đó đã được phía Anh cung cấp”, ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho hay. “Tôi không thể nói chi tiết vì chúng tôi không có thông tin này. Chúng tôi đang xem xét hợp tác với tất cả các nước có thể trợ giúp điều tra thảm họa này”.
Trong khi đó, chính phủ Ai Cập đã mở một cuộc điều tra riêng và khẳng định có đến “90% tiếng động trong giây cuối cùng từ dữ liệu ghi âm buồng lái là do bom nổ gây ra”.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Israel cũng lần đầu tiên lên tiếng xác nhận về vụ tai nạn, cho rằng tấn công khủng bố là nguyên nhân có xác suất cao nhất.
“Chúng tôi không tham gia cuộc điều tra. Tuy nhiên, dựa theo những gì được biết, chúng tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu kết luận sơ bộ không khẳng định đây là một vụ khủng bố”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Israel Rafi Babian nói.
Quan điểm trên cũng nhận được sự đồng thuận từ Anh, khi Bộ Trưởng Ngoại giao Philip Hammond của nước này cũng cho rằng “rất có thể phiến quân IS liên quan đến sự việc. Đây không hẳn là vụ tấn công trực tiếp do IS gây ra, mà có thể là cá nhân chịu ảnh hưởng bởi bộ máy tuyên truyền của IS và tự hành động mà không cần chỉ đạo”.
Theo Hòa Bình (Tổng hợp)
Đất Việt
Mỹ, Anh nghiêng về khả năng máy bay Nga bị cài bom
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đều cho rằng có khả năng máy bay Nga gặp nạn tuần qua đã bị cài bom trong khoang.
Du khách kẹt tại sân bay Sharm el-Sheikh ngày 6.11 - Ảnh: AFP
Nhận định của hai nhà lãnh đạo càng làm gia tăng nghi ngờ vụ rơi máy bay Airbus A321-200 của Hãng Kogalymavia tại Ai Cập ngày 31.10 khiến toàn bộ 224 người trên máy bay tử nạn là hành động tấn công khủng bố.
AFP hôm qua 6.11 dẫn lời Tổng thống Obama nói: "Tôi nghĩ rằng có khả năng một quả bom đã được đặt trong khoang máy bay và chúng tôi đang xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc". Tuy nhiên, ông cũng cho rằng còn quá sớm để khẳng định chắc chắn. Tại London, Thủ tướng Anh Cameron cũng đưa ra nhận định tương tự. "Chúng tôi không chắc máy bay Nga đã rơi do trúng bom khủng bố, nhưng ngày càng có dấu hiệu cho thấy điều đó đã xảy ra", ông nói với các phóng viên.
Cũng trong ngày 6.11, tờ The Times loan tin tình báo Anh và Mỹ đã chặn được liên lạc giữa các nhóm vũ trang Ai Cập và Syria cho thấy "một quả bom đã được cài trên máy bay bởi hành khách hoặc nhân viên sân bay". Ngoài ra, BBC dẫn lời các quan chức tiết lộ giới an ninh Anh nghi ngờ ai đó được quyền tiếp cận khoang hành lý của máy bay đã cài một thiết bị nổ không lâu trước khi cất cánh.
Đến nay, cả Ai Cập và Nga vẫn tỏ ra nghi ngờ về giả thuyết khủng bố. Theo AFP, giới chức Ai Cập hôm qua khẳng định cho đến nay "vẫn chưa có bằng chứng hoặc dữ liệu" xác nhận giả thuyết trên. Moscow lẫn Cairo cũng tuyên bố không biết tình báo Anh và Mỹ "lấy thông tin từ đâu" và chỉ trích hai nước này không chia sẻ thông tin.
Một số nhà quan sát cho rằng có vẻ như phương Tây muốn chứng minh thảm nạn máy bay là khủng bố để dư luận Nga gây sức ép lên chính phủ về vấn đề can dự vào Syria. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 6.11 cũng ra lệnh ngưng mọi chuyến bay thương mại đến Ai Cập cho đến khi nguyên nhân thảm họa được làm rõ, theo Hãng thông tấn Sputnik.
Hiện nhiều nước và hãng hàng không đã hủy các chuyến bay đến và đi khỏi khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh, nơi chiếc máy bay gặp nạn cất cánh, khiến hàng ngàn du khách mắc kẹt. Trong ngày 6.11, London cố gắng triển khai khoảng 30 chuyến bay khẩn cấp để đưa công dân về nước. Tuy nhiên, hỗn loạn đã xảy ra khi hành khách chỉ được mang theo giấy tờ và hành lý xách tay, khiến giới chức phi trường Sharm el-Sheikh chỉ cho phép 8 chuyến cất cánh vì không thể xử lý nổi lượng hành lý bỏ lại quá lớn, theo AFP.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Có dấu vết vụ nổ từ thi thể nạn nhân máy bay Nga Một chuyên gia pháp y Ai Cập cho hay các vết thương trên thi thể nạn nhân máy bay Nga có thể chứng tỏ một vụ nổ xảy ra trên khoang trước khi máy bay lao xuống đất, trang Sputnik của Nga đưa tin. Các mảnh vỡ máy bay rơi trên sa mạc Sinai (Ảnh: Sputnik) Theo vị chuyên gia giấu tên, một...