“Đón sóng” cách mạng 4.0 với ngành Công nghệ thông tin
Để thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, nhiều quốc gia xác định ngành Công nghệ thông tin là “mũi nhọn” phát triển, ra sức tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua nhiều chính sách hỗ trợ. Ngành này vì thế sở hữu “xa lộ” nghề nghiệp rộng lớn, cuốn hút đông đảo bạn trẻ theo đuổi và khẳng định bản thân.
Ngành học dẫn đầu về phạm vi ảnh hưởng
Được mệnh danh là “ngành của mọi ngành”, công nghệ thông tin có mặt ở hầu khắp các ngành nghề, lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ ứng dụng trên các thiết bị thông minh như smartphone, máy tính,… đến các phần mềm quản lý đều có sự hiện diện chuyên môn của lĩnh vực này.
Tại Việt Nam, số lượng công ty về công nghệ thông tin đang ngày càng nở rộ. Theo pcmag.com – trang Tạp chí kỹ thuật của Mỹ đưa ra nhận định, cách đây 15 năm khó có thể tìm được một công ty công nghệ thông tin tại Việt Nam, nhưng hiện nay đã có hơn 14.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin sản xuất, phát triển phần cứng, phần mềm và kỹ thuật số.
Cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở với sinh viên Công nghệ thông tin
Chưa kể đến các dự án công nghệ từ doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài cũng không ngừng phát triển, mở ra cánh cửa nghề nghiệp hấp dẫn các bạn trẻ lựa chọn ngành học triển vọng này.
“Cơn sốt” nhân lực vẫn chưa giảm nhiệt
Những thông tin về lĩnh vực này gần đây cho thấy ngành Công nghệ thông tin đang có nhu cầu cao, có trình độ và chắc chắn rằng yếu tố kỹ năng và thái độ làm việc cũng đóng vai trò hỗ trợ nghề nghiệp quan trọng.
Video đang HOT
Được biết, theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020 do Bộ Thông tin – Truyền thông thống kê, Việt Nam cần đến 1 triệu lao động trong lĩnh vực này. Nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm lại tăng thêm 13%. Những tín hiệu lạc quan trên chính là động lực để các bạn trẻ theo đuổi tương lai nghề nghiệp, đồng thời tìm kiếm cho mình cơ hội đột phá trong lĩnh vực công nghệ.
Sinh viên Công nghệ thông tin UEF được doanh nghiệp tài trợ học bổng 40% học phí
Thích ứng với xu thế, công nghệ thông tin có đa dạng lĩnh vực hoạt động như công nghệ phần mềm, phần cứng, mạng máy tính..và ngày càng mở rộng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của công nghệ di động, điện toán đám mây, thương mại điện tử, game, mạng xã hội,… Theo đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm những mảng công việc chuyên môn từ các vị trí chuyên viên kỹ thuật, sản xuất, lập trình hay trở thành những nhà kinh tế chuyên kinh doanh, phát triển các dự án, sản phẩm hay những chuyên gia sáng chế các ứng dụng trên thiết bị, chương trình công nghệ.
Ngành học được đầu tư về chính sách hỗ trợ
Định hướng đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và thời đại, Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) đã đưa vào đào tạo ngành Công nghệ thông tin với các chuyên ngành công nghệ phần mềm, an toàn thông tin, hệ thống thông tin quản lý, mạng máy tính và truyền thông theo mô hình chuẩn quốc tế với mục tiêu đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Năm 2019, sinh viên theo học ngành này được trải nghiệm môi trường học tập hiện đại, chương trình đào tạo song ngữ cùng các suất học bổng không giới hạn từ doanh nghiệp và đảm bảo nắm bắt cơ hội nghề nghiệp khi ra trường.
Vốn tiếng Anh vững chắc giúp sinh viên tiếp cận nền công nghệ toàn cầu
Ngoài các kiến thức chuyên môn, chương trình giảng dạy còn chú trọng phát triển kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng nghiên cứu, trình bày ý tưởng, kỹ năng giao tiếp và thuyết phục cho sinh viên. Đặc biệt, chương trình tiếng Anh được xây dựng chuẩn mực và linh động sẽ tạo nên cầu nối hữu hiệu, giúp sinh viên tiếp cận với những kiến thức chuyên ngành tiên tiến trên thế giới, nhanh chóng thích ứng với sự biến chuyển không ngừng của dòng chảy công nghệ, đặc biệt là các công nghệ của cuộc cách mạng 4.0.
Kỳ tuyển sinh 2019, UEF xét tuyển ngành Công nghệ thông tin với các tổ hợp môn A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – Anh), D01 (Toán – Văn – Anh) và C01 (Toán – Văn – Lý), theo 2 phương thức: Xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia, Xét tuyển học bạ lớp 12 theo điểm tổ hợp 3 môn từ 18 điểm.
Theo Dân trí
Chìa khóa thành công của CEO Alibaba School
2.500 học viên, doanh thu đạt 13,5 tỷ đồng, là những con số ấn tượng mà Giám đốc Hệ thống Anh ngữ quốc tế Alibaba School Lê Anh cùng cộng sự đạt được trong năm vừa qua. Thành công này là kết quả của việc xây dựng đội nhóm gắn kết cùng hướng tới một mục tiêu chung.
Tạo dựng giá trị cốt lõi
Vốn xuất thân là một cử nhân ngành Công nghệ thông tin, trường Đại học Lương Thế Vinh (Nam Định), ngay từ năm thứ 2 đại học, Lê Anh đã có cơ hội tham gia làm việc cho các DN nước ngoài. Sau khi ra trường, Lê Anh lại có cơ hội làm việc ở các tập đoàn lớn như FPT, Vinaphone, Xuân Trường. Có một công việc ổn định với mức lương lên tới vài nghìn USD/tháng, những tưởng sẽ là bến đỗ cho chàng kỹ sư công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trong Lê Anh vẫn luôn khát khao được thử sức với lĩnh vực kinh doanh, chứng tỏ năng lực bản thân. Anh tâm sự: "Trong quá trình làm việc với người nước ngoài tôi nhận thấy người Việt Nam mình không thua kém họ về trình độ, chuyên môn, tư duy logic. Tuy nhiên điều khiến mình không thành công chính là sự thiếu tự tin, không có khả năng bảo vệ lập luận chính kiến của mình".
Lê Anh (thứ 2 từ trái sang) và cộng sự. Ảnh: Phương Nga
Năm 2015 anh quyết định nghỉ việc, bắt đầu quá trình khởi nghiệp của mình. Sau quá trình tìm hiểu thị trường, anh nhận thấy nhu cầu về tiếng Anh cho trẻ em trong tương lai sẽ rất phát triển. Đặc biệt, thời điểm đó ở Ninh Bình chưa có khái niệm về tiếng Anh cho trẻ em, nhất là bậc mầm non. Ngoài ra, bản thân anh lại là một người rất thích mảng đào tạo, mong muốn được chia sẻ với mọi người. Vì vậy anh đã sáng lập ra trung tâm tiếng Anh mang tên Alibaba School.
Lê Anh cho biết: Khi bắt tay vào làm tôi xác định rõ ngay trọng tâm của mình là nhóm trẻ em vì lượng khách hàng dồi dào, nhu cầu lớn và đặc biệt nếu chăm sóc tốt họ sẽ tham gia nhiều khóa học nối tiếp nhau. Tuy vậy, thời gian gặp rất nhiều khó khăn khi tuyển học viên. Mất vài tháng đầu cả trung tâm chỉ tuyển được vài chục học viên. Lúc đó tôi mới ngồi lại và đặt ra câu hỏi tại sao lại như vậy? Và câu trả lời có vẻ đúng nhất cho vấn đề này đó là, phải để cho khách hàng biết đến mình, hiểu mình sau đó sẽ tự tìm đến với mình. Sau đó, một mặt nâng cao chất lượng giảng dạy, một mặt tôi tập trung đẩy mạnh marketing, đến trực tiếp các thôn xóm mở lớp dạy miễn phí ở các nhà văn hóa. Mời cả phụ huynh và học sinh đến học thử. Qua các buổi học này để phụ huynh thấy hứng thú với chương trình học, biết và nhận ra được chất lượng giảng dạy của trung tâm.
Theo Lê Anh, điểm cốt lõi để trung tâm tiếng Anh phát triển chính là chất lượng. Và điều quan trọng quyết định chính là ở con người. Vì vậy, quy trình tuyển chọn giáo viên của anh khá khắt khe. "Theo mình, tiếng Anh tốt chưa chắc đã là giáo viên giỏi. Rất nhiều bạn đến demo giỏi tiếng Anh nhưng mình không thể nhận vào dạy. Điều làm mình ấn tượng là phong cách và sự truyền đạt của giáo viên - làm thế nào để học sinh thấy thú vị và yêu thích bài học, như vậy mới hiệu quả" - Lê Anh tâm sự.
Thiết lập mục tiêu chung
Sau hơn 3 năm hoạt động, hiện nay Hệ thống Anh ngữ quốc tế Alibaba School là một trong những hệ thống đào tạo uy tín. Ngoài dạy tiếng Anh, hiện nay Lê Anh còn phát triển thêm mảng dạy toán tư duy, dạy kỹ năng sống. Doanh thu năm 2018 của Trung tâm đạt 13,5 tỷ đồng, với 2.500 học viên tham gia.
Chia sẻ về kinh nghiệm thành công của mình, Lê Anh cho rằng, một DN muốn vững mạnh thì phải có một tập thể đoàn kết. Cách tuyệt vời nhất là hãy gắn kết mọi thành viên lại với nhau và cùng hướng mọi người xuôi dòng trên một con thuyền theo một hướng. Biến mục tiêu của một DN thành mục tiêu chung của các thành viên trong đội. Cùng hợp tác làm việc, hướng tới một mục tiêu đã định, phải có một mục tiêu rõ ràng và một kế hoạch hành động hợp lý để đạt được nó.
Để đạt mục tiêu trên, Lê Anh trao quyền và trách nhiệm cho thành viên trong nhóm. Anh chia sẻ 20% số cổ phần đang giữ với nhân viên. Với chiến lược này anh đã biến nhân viên trong hệ thống thành chủ DN, đòi hỏi mỗi nhân viên suy nghĩ như một người chủ kinh doanh, không thuần túy là người làm công ăn lương. Một bài học nữa mà Lê Anh rút ra là phải tin tưởng các thành viên trong đội nhóm của mình, có như thế mới đi xa được với nhau. Nếu tiếp tục lo lắng, sợ hãi nghĩ rằng thành viên không thể làm được thì mãi mãi đội ngũ không mở rộng, có thêm thành viên mới được.
Với những kết quả đạt được, mục tiêu mà Lê Anh hướng tới trong năm 2019 là con số 5.000 học viên. Ngoài ra, anh còn dự định mở thêm hệ thống trường mầm non.
Theo kinhtedothi
Đầu tư giáo dục hiệu quả ở một số quốc gia châu Á Giáo dục là quyền cơ bản của mỗi người, là chìa khóa cho tương lai của bất cứ quốc gia nào. Giá trị to lớn của giáo dục là không thể phủ nhận nhưng không phải quốc gia nào cũng đầu tư cho lĩnh vực này một cách hiệu quả. Đầu tư không đúng cách sẽ tạo thêm nhiều gánh nặng về chi...