Dồn lực chuẩn bị cơ sở vật chất bắt nhịp chương trình mới
Chương trình GDPT 2018 sẽ chính thức được thực hiện từ năm học 2020-2021. Ngoài vấn đề chuẩn bị và tập huấn đội ngũ, Hải Phòng đang dồn lực chuẩn bị cơ sở vật chất từng bước đáp ứng chương trình mới.
Một góc thư viện sách trường Tiểu học Bạch Đằng, quận Hồng Bàng
Để triển khai chương trình GDPT 2018, ngành giáo dục Hải Phòng đã chủ động rà soát cơ sở vật chất để tham mưu với UBND quận, huyện, thành phố khắc phục, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho chương trình giáo dục phố thông mới.
Tuy nhiên, theo thống kê của Sở GD&ĐT Hải Phòng, số phòng học để đáp ứng dạy học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018 còn thiếu nhiều.
Cụ thể, năm học 2019-2020, số phòng học hiện có 4894, số phòng học cần để đảm bảo mỗi lớp 1 phòng là 5058, thiếu 164 phòng; năm học 2020-2021, số lớp dự kiến là 5283, để đảm bảo mỗi lớp 1 phòng cần bổ sung thêm 389 phòng.
Mặc dù, tỷ lệ phòng học/lớp hiện đang đáp ứng được 0,97 phòng/lớp đối với toàn thành phố, nhưng một số quận, huyện vẫn chịu áp lực thiếu phòng học, điển hình là Hải An và Lê Chân đạt tỷ lệ 0,84 phòng học/lớp; Hồng Bàng (tỷ lệ 0,87 phòng học/lớp); Kiến An (tỷ lệ 0,88 phòng học/lớp).
Video đang HOT
Học sinh trường Tiểu học Ngô Gia Tự, quận Hồng Bàng
Để kịp thời đáp ứng chương trình vào năm học tới, các trường tiểu học tập trung dồn lực cho học sinh lớp 1, lớp 2 đảm bảo đủ điều kiện học 2 buổi/ ngày.
Phó trưởng phòng GD&ĐT quận Kiến An Hoàng Thị Hương chia sẻ, năm học 2019-2020, quận Kiến An có 4 trường tiểu học không tổ chức học 2 buổi/ngày do thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ.
Tuy nhiên, để khắc phục khó khăn, phòng GD&ĐT quận đã kịp thời tham mưu với UBND quận có kế hoạch sát nhập, di dời, mở rộng trường. Trong lộ trình 5 năm phát triển giáo dục, nhiều trường tiểu học trên địa bàn quận Kiến An được xây mới dãy phòng, mở rộng trường, sát nhập điểm trường lẻ, sửa chữa từng khu nhà, xây dựng bếp ăn bán trú… Bên cạnh đó, để đảm bảo đồ dùng, thiết bị tối thiểu cho chương trình mới, UBND quận Kiến An đã dành ngân sách 5 tỷ cho các trường để mua sắm.
Cô giáo Bùi Thị Phi Nga, Hiệu trưởng trường Tiểu học, Ngọc Sơn quận Kiến An cho biết, hiện nay nhà trường mới tổ chức học 2 buổi/ ngày với học sinh lớp 1, nguyên nhân do thiếu phòng học và thiếu giáo viên. Được sự quan tâm của quận, sắp tới nhà trường sẽ sửa chữa dãy 4 phòng học để chuẩn bị điều kiện cho chương trình mới tốt hơn.
Trường Tiểu học Bạch Đằng có cơ sở vật chất khang trang, phòng đọc sách sạch sẽ hiện đại
Theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh Trà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngô Gia Tự, quận Hồng Bàng, năm học tới nhà trường dự kiến kế hoạch tuyển sinh là 7 lớp 1. Trường đã có đủ phòng học để triển khai 2 buổi/ ngày cho lớp 1. Tuy nhiên, theo lộ trình đến năm lớp 3 thì chưa đủ phòng. Nhà trường đã báo cáo quận có phương án xây mới, nâng tầng để đảm bảo 100% các lớp được học 2 buổi/ngày khi thực hiện chương trình mới.
Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng trường Tiểu học Bạch Đằng, quận Hồng Bàng cho biết, nhà trường có 31 phòng kiên cố đáp ứng được 43,2% số lớp học bán trú và 2 buổi/ ngày. Học sinh học 2 buổi/ ngày là khối lớp 1 và khối lớp 2. Trường đã báo cáo UBND Quận về số lượng phòng học đảm bảo 100% học sinh học 2 buổi/ ngày theo lộ trình thực hiện chương trình GDPT 2018 bắt đầu từ năm học 2020-2021 đến năm học 2024-2025 cần bổ sung tối thiểu 14 phòng học (10 phòng học, 04 phòng bộ môn).
Tuyển sinh lớp 1 tại Hà Nội: Đảm bảo đủ chỗ, cố gắng đáp ứng số học sinh/lớp theo điều lệ trường học
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời điểm tổ chức tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2020 - 2021 tại Hà Nội triển khai từ ngày 1-8, chậm hơn so với các năm trước 1 tháng.
Tuy nhiên, phương thức tuyển sinh vẫn giữ ổn định. Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết sẽ kiểm soát chặt chỉ tiêu tuyển sinh của các trường nhằm bảo đảm đủ chỗ học, đáp ứng yêu cầu của điều lệ trường học về số học sinh/lớp.
So với năm học trước, công tác tuyển sinh lớp 1 của Hà Nội không có nhiều xáo trộn khi TP vẫn áp dụng phương thức tuyển sinh trực tiếp và trực tuyến để tạo thuận lợi cho học sinh cũng như phụ huynh. Trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của học sinh, phòng GD&ĐT các quận, huyện thực hiện theo những tiêu chí rõ ràng về chỉ tiêu, thời gian, phương thức, trách nhiệm và tuyến tuyển sinh.
Theo ông Phạm Quốc Toản - Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Hà Nội), yêu cầu chung đối với các đơn vị trong công tác tuyển sinh là bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh, tránh tình trạng quá tải ở một số trường.
Tuyển sinh lớp 1 năm học 2020-2021 của Hà Nội cơ bản đảm bảo ổn định, đáp ứng đầy đủ chỗ học và cố gắng đảm bảo sĩ số theo điều lệ trường học. Ảnh: T.F
Sở sẽ kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh nhằm sắp xếp số học sinh/lớp đúng quy định của điều lệ trường học. Các phòng GD&ĐT phải công khai kế hoạch tuyển sinh trước thời điểm tuyển sinh ít nhất 15 ngày. Kế hoạch tuyển sinh phải bảo đảm "5 rõ": Rõ chỉ tiêu, thời gian, phương thức, trách nhiệm, tuyến tuyển sinh. Theo quy định, để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, cấp tiểu học không quá 35 học sinh/lớp, cấp THCS không quá 45 học sinh/lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Tuy nhiên, con số này là thách thức không nhỏ với ngành GD&ĐT Thủ đô nhiều năm qua do dân số cơ học tăng nhanh, trong khi việc xây dựng trường lớp, chưa đáp ứng được nhu cầu chỗ học của tốc độ gia tăng về dân số. Theo số liệu khảo sát trẻ trong độ tuổi ở Hà Nội, tổng số trẻ dự kiến tuyển vào các trường mầm non trên địa bàn TP năm học 2020-2021 là hơn 623.000 trẻ. Các trường tiểu học tuyển vào lớp 1 khoảng 167.000 học sinh, tăng 9.500 học sinh. Các trường trung học cơ sở tuyển vào lớp 6 khoảng 135.000 học sinh, tăng 6.200 học sinh so với năm học 2019-2020.
Trong cuộc họp về tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội, ông Phạm Văn Đại - PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu: Các đơn vị phải quản lý chặt việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh, không để xảy ra hiện tượng quá tải ở một số trường; khai thác hiệu quả các điều kiện dạy học (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên), tránh tình trạng có trường tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu, trường lại không tuyển đủ chỉ tiêu gây lãng phí và khiến người dân bức xúc.
Để giải quyết bài toán quá tải trong trường học, lớp học và thực hiện triển khai Chương trình GDPT mới, mấy năm trở lại đây, Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp chỉ đạo các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã thực hiện việc rà soát hiện trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các nhà trường. Theo đó, các đơn vị có trách nhiệm đánh giá thực trạng quy mô mạng lưới trường lớp, học sinh; xác định quy mô, nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học...
Năm học 2019 - 2020, toàn thành phố có 67 trường học các cấp được xây dựng mới và 407 trường học được cải tạo với số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Trên cơ sở tổng hợp về thực trạng cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn toàn TP, Sở sẽ tham mưu, đề xuất UBND TP có kế hoạch về nguồn kinh phí nhằm hỗ trợ các nhà trường chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tốt Chương trình GDPT mới. Trong đó, các đơn vị ưu tiên đầu tư phòng học đối với cấp tiểu học theo hướng bảo đảm mỗi lớp có một phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (hiện tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 96,5%).
Danh sách 13 trường tiểu học tại quận Hoàn Kiếm: Sắp đến mùa tuyển sinh vào lớp 1, cha mẹ cùng xem để lựa chọn cho con Quận Hoàn Kiếm có 13 trường tiểu học và ghi nhận một số trường đạt chuẩn Quốc gia như Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Trường Tiểu học Trưng Vương, Trường Tiểu học Hồng Hà... Hoàn Kiếm là một quận nằm ở trung tâm có diện tích 5,29 km2. Đây cũng là quận có diện tích nhỏ nhất tại thành phố Hà Nội....