Đơn giản hóa phương thức xét tuyển đại học
PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng các trường đại học cần xây dựng và công bố kịp thời định hướng, phương hướng cho công tác tuyển sinh năm 2023 và năm 2025 trở đi
. Phóng viên: Kỳ tuyển sinh ĐH năm 2022 đã kết thúc, bà đánh giá thế nào về những chuyển biến trong công tác tuyển sinh năm nay?
PGS-TS NGUYỄN THU THỦY
- PGS-TS NGUYỄN THU THỦY: Nếu nói ngắn gọn thì tôi muốn dùng từ “chuyển biến tích cực”. Tự chủ ĐH đã đạt một số kết quả đáng khích lệ, tạo bước chuyển biến tích cực cả về nhận thức lẫn công tác tổ chức thực hiện… Việt Nam cũng ngày càng có nhiều cơ sở giáo dục ĐH được ghi nhận trong các bảng xếp hạng ĐH uy tín trên thế giới và khu vực như các bảng xếp hạng của THE, QS World University Rankings.
Về tuyển sinh, lần đầu tiên toàn bộ quy trình đăng ký tuyển sinh, thanh toán lệ phí, tổ chức xét tuyển và xử lý nguyện vọng, xác nhận nhập học được thực hiện trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, xử lý lọc ảo chung trên hệ thống. Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau, sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT và đã biết ngưỡng điểm xét tuyển do các trường công bố. Điều này đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Thí sinh được hưởng lợi nhiều nhất trong việc thực hiện thuận tiện các thủ tục trên hệ thống trực tuyến, đồng thời được bảo đảm cơ hội trúng tuyển cao nhất vào ngành, trường theo nguyện vọng và năng lực. Các trường được cạnh tranh bình đẳng và minh bạch để lựa chọn thí sinh phù hợp nhất. Tỉ lệ thí sinh ảo giảm mạnh, các trường tuyển được số lượng sát hơn với chỉ tiêu đã công bố. Bộ Giáo dục và Đào tạo có dữ liệu đầy đủ, kịp thời và tin cậy về tuyển sinh của tất cả trường, phục vụ nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ các trường điều chỉnh chiến lược và phương thức tuyển sinh.
Các trường cần đẩy mạnh tự chủ, trong đó cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh. Ảnh: HOÀNG LAN
. Về tự chủ ĐH, việc thực hiện còn chưa đồng bộ dẫn đến việc triển khai ở một số cơ sở đào tạo còn chậm, lúng túng… Bà đánh giá thế nào về những thách thức đặt ra với tự chủ ĐH?
- Đúng vậy, tự chủ ĐH ở mức cao vẫn là vấn đề nhiều cơ sở giáo dục ĐH còn lúng túng khi triển khai. Các trường cần phải quan tâm tới việc nâng cao nhận thức, năng lực, tích cực tổ chức triển khai thực hiện quyền tự chủ, gắn liền với trách nhiệm giải trình tới các bên liên quan ngày càng cao.
Cả nước mới có 141/232 trường đủ điều kiện tự chủ theo quy định tại Luật Giáo dục ĐH. Lý do của thực trạng này là do các trường chưa công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục ĐH (18,53%), chưa thành lập hội đồng trường (7,5%), còn lại do chưa ban hành đầy đủ các văn bản, quy chế theo quy định và chưa đáp ứng các yêu cầu khác (ví dụ chưa chuyển đổi mô hình tổ chức từ dân lập sang tư thục). Trong số 23 trường được thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, đến nay có 3 trường chưa đủ điều kiện tự chủ theo Luật Giáo dục ĐH hiện hành với lý do các trường đã trình cơ quan quản lý trực tiếp về việc thành lập hội đồng trường nhưng chưa được phê duyệt.
Video đang HOT
Thách thức ở đây chính là nhận thức về tự chủ ĐH chưa đầy đủ, năng lực quản trị nhìn chung chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Thách thức còn nằm ở nhận thức và năng lực về tự chủ ở các bên liên quan, từ các cơ quan bộ, ngành, địa phương quản lý trực tiếp các cơ sở giáo dục đến đội ngũ quản lý trong các cơ sở giáo dục, từ đó dẫn đến việc thành lập và hoạt động của một số hội đồng trường chưa thực sự có hiệu lực, hiệu quả. Mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa hội đồng trường với đảng ủy và ban giám hiệu chưa mang lại sức mạnh nội tại cho cơ sở giáo dục ĐH; còn có các mâu thuẫn, xung đột trong nội tại chưa giải quyết.
Bên cạnh đó, thu hút nguồn lực cho giáo dục ĐH còn hạn chế, do vậy đặt ra những gánh nặng cho tự chủ ĐH, nhiều bên liên quan vẫn hiểu tự chủ là “tự lo” là nhận thức chưa đúng đắn và phù hợp.
. Theo bà, các cơ sở giáo dục cần làm gì để nắm bắt cơ hội đào tạo nhân lực chất lượng cao? Đề án tuyển sinh ĐH phải điều chỉnh thế nào để ngày càng hoàn thiện?
- Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao ngày càng gia tăng chính là động lực để gia tăng cả về số lượng và chất lượng trong tiếp cận giáo dục ĐH. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế và quốc tế hóa, chuyển đổi số và giáo dục ĐH số là những xu hướng quan trọng để tiếp tục tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu. Tự chủ ĐH đang ngày càng mạnh mẽ trong khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở giáo dục ĐH mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát triển bền vững.
Đứng trước những cơ hội đó, các trường ĐH cần nâng cao nhận thức về tự chủ, nâng cao năng lực quản trị ĐH cho đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, thực hiện quản trị nhà trường hiệu quả, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của nhà trường…
Một lưu ý nữa là các trường cần hoàn thiện đề án tuyển sinh, trong đó đặc biệt lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa, thực hiện đúng quy chế tuyển sinh hiện hành. Xây dựng và công bố kịp thời định hướng, phương hướng cho công tác tuyển sinh cho năm 2023 và cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với yêu cầu, nội dung, cấu trúc của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018…
Tuyển sinh đại học 2023: Các trường, ngành tuyển sinh kém sẽ thế nào?
Hệ quả từ việc đua nhau thành lập trường, mở ngành đào tạo mới thời gian qua khiến nhiều trường, nhiều ngành khó khăn trong tuyển sinh, thậm chí buộc phải 'đóng cửa' vì không có người học.
Với các trường, ngành đào tạo tuyển sinh kém, Bộ GDĐT có giải pháp gì để nâng cao chất lượng đào tạo trong mùa tuyển sinh tới đây?
Nhiều trường, ngành đào tạo khó khăn tuyển sinh
Thông tin về công tác tuyển sinh đại học năm 2023, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) cho hay, về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các trường và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển.
Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2022, dù đạt nhiều kết quả khả quan nhưng trên thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, thí sinh chọn nhầm phương thức xét tuyển là nhiều nhất. Việc này do một số trường đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển.
Bộ GD&ĐT thống kê 20 phương thức xét tuyển trong mùa tuyển sinh năm 2022.
Theo thống kê của Bộ GDĐT, mùa tuyển sinh 2022 ghi nhận hơn 20 phương thức xét tuyển đại học. Trong đó, nhiều phương thức không hiệu quả, thậm chí gây mất công bằng.
Để khắc phục hạn chế trên, Bộ GDĐT cho biết, Bộ đang đề nghị các trường đại học xem xét giảm phương thức tuyển sinh, theo hướng ít tác động đến thí sinh.
Năm 2023 dự kiến thí sinh chỉ chọn ngành không phải chọn phương thức. Hệ thống chung sẽ lọc tự động và gợi ý phương thức phù hợp, đạt điều kiện tốt nhất cho thí sinh, tránh việc phải lựa chọn nhiều cách xét tuyển.
Đồng thời, Bộ GDĐT sẽ hướng dẫn các trường rà soát, loại bỏ phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Thống kê số liệu tuyển sinh 3 năm gần đây của Bộ GDĐT cho thấy phần lớn cơ sở đào tạo đã tuyển được số lượng đạt tỉ lệ cao so với chỉ tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số cơ sở đào tạo, ngành đào tạo tuyển sinh khó khăn.
Thực tế tại mùa tuyển sinh năm cho thấy, trừ một số trường hợp ngoại lệ, phần lớn cơ sở đào tạo tuyển kém trong đợt 1 cũng tuyển sinh kém trong 2 năm gần đây.
Đại diện Bộ GDĐT cho biết, trong 3 năm liền, 4 lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học và sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất.
Bộ GDĐT nhìn nhận, hầu hết cơ sở đào tạo tuyển sinh kém là những cơ sở đào tạo chưa khẳng định được uy tín, thương hiệu hoặc không có lợi thế về địa điểm và lĩnh vực đào tạo. Hầu hết ngành tuyển sinh kém là những ngành hẹp, ngành mới đào tạo thí điểm hoặc một số ngành truyền thống nhưng thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
Bộ GDĐT cũng phân tích nhiều nguyên nhân dẫn tới một số trường khó khăn trong tuyển sinh, trong đó có nguyên nhân từ việc nôn nóng mở ngành mới khi chưa phân tích, dự báo tốt yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của người học dẫn tới thất bại trong tuyển sinh các ngành mới.
Hoàn thiện quy định về danh mục ngành, mở ngành
Thời gian qua, việc mở trường đại học, mở ngành đào tạo ồ ạt kéo theo đó là chất lượng đào tạo không tương xứng. Đã có thời điểm, giáo dục đại học phát triển nóng về số lượng, trung bình cứ gần hai tuần, cả nước lại có một trường đại học, cao đẳng ra đời. Đó là giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2009 với 312 trường đại học, cao đẳng được thành lập.
Bên cạnh đó, nhiều năm trở lại đây, các trường đại học hướng tới đào tạo đa ngành. Với xu hướng phát triển đó, nhiều trường không ngừng mở mới ngành nghề đào tạo.
Theo thống kê của Bộ GDĐT, từ năm 2020 đến 30/7/2021, có 562 ngành đào tạo đã được mở mới, trong đó có 413 ngành do cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở, 149 ngành do Bộ GDĐT mở.
Xu hướng đầu tư mở ngành học mới chứng tỏ rằng, các trường chuyển mình từ đào tạo những gì mình có sang đào tạo những gì thị trường cần. Nếu đảm bảo điều kiện chất lượng, đó là tín hiệu tốt, song thực tế, không phải ngành mới nào mở ra cũng bảo đảm chất lượng. Không ít trường có ngành mới mở ra liên tục trong vài năm không tuyển được người học buộc phải "đóng cửa".
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) nhìn nhận: "Việc các trường mở ra quá nhiều ngành mới có thể dẫn đến tình trạng một số ngành không đủ sinh viên để tổ chức đào tạo, dẫn tới nhiều ngành nghề sau khi tốt nghiệp rất khó xin việc vì không phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động".
Về vấn đề này, Bộ GDĐT cho biết, sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch trong tuyển sinh buộc các cơ sở đào tạo phải nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng đạo tạo và dịch vụ hỗ trợ người học, đổi mới chương trình và phương đào tạo; giúp toàn hệ thống giáo dục đại học loại bỏ những cơ sở đào tạo, ngành đào tạo yếu kém, nâng cao chất lượng tuyển sinh và qua đó chất lượng đào tạo.
Cũng theo Bộ GDĐT, thời gian tới, Bộ sẽ hoàn thiện quy định về danh mục ngành, mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo về thẩm quyền và các điều kiện khi mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là về các điều kiện bảo đảm chất lượng.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ xử lý nghiêm các trường tuyển sinh vượt năng lực, vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Công tác tuyển sinh đại học năm 2023 có gì thay đổi? Một điểm mới sẽ được áp dụng từ kỳ tuyển sinh năm 2023 là cách tính mức điểm ưu tiên có thay đổi so với năm 2022 nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, năm...