Dọn dẹp nhà ngày Tết: Những góc khuất không thể bỏ qua
Để có bầu không khí ấm ấp ngày Tết, việc quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp các vật dụng ngăn nắp, khử mùi hôi, ẩm mốc ở nhiều góc khuất trở nên rất quan trọng.
Chùi rửa, sơn mới cửa cổng, cửa nhà, cửa sổ
Dù gia đình bạn luôn lau chùi cửa nhà thường xuyên nhưng chắc chắn Tết đến Xuân về, những cánh cửa dù lớn hay nhỏ đều được tổng vệ sinh. Điều này mang mong ước đón chờ may mắn và phúc lộc gõ cửa.
Cửa cổng là cửa thường xuyên tiếp xúc với nắng, mưa nên việc bị hoen rỉ và phai màu là không thể tránh khỏi. Vì vậy đa số các gia đình đều chọn cách “khoác lên màu áo mới” cho cửa cổng nhà mình.
Bạn có thể chọn các màu xanh lục, màu vàng, màu nâu hay đỏ để tân trang cánh cổng nhà mình. Đồ hoạ: Phương Duy
Cửa chính vào nhà, cửa sau và cửa sổ sẽ được các gia đình lau chùi hoặc xịt rửa bằng nước để rửa đi những bụi bẩn với mong muốn rửa trôi đi những bộn bề, lo toan của năm cũ và đón chào may mắn, tài lộc của mùa xuân mới.
Khu vực bếp là nơi thường xuyên ra vào của tất cả các thành viên trong nhà. Có thể ngày thường bạn cũng đã dọn dẹp và lau chùi tỉ mỉ. Tuy nhiên, để đón chào một mùa Tết tươi vui thì bạn nên soạn tủ chén ra lau chùi cẩn thận.
Tủ bếp nhà bạn thường để các hũ gia vị hoặc trữ cả các loại thực phẩm khô và gia vị để khi hết có thể có ngay để dùng. Vậy bạn nên kiểm tra hạn sử dụng của những món đồ khô và các gói gia vị đó và hãy thẳng tay vứt những món đồ đã hết hạn sử dụng. Đồ hoạ: Phương Duy
Hút bụi sofa và sơn sửa bàn ghế trong nhà
Video đang HOT
Bộ bàn ghế trong nhà là nơi khách đến chơi và quây quần quanh đó. Vì vậy, bạn nên vệ sinh sạch sẽ.
Bạn có thể dùng máy hút bụi và giặt vỏ ngoài của đệm lót sofa để mọi thứ sạch sẽ và thơm tho.
Dùng máy hút bụi để vệ sinh sofa để nó luôn sạch sẽ và thơm tho vào dịp Tết. Đồ hoạ: Phương Duy
Bàn ghế trong nhà nếu có cái nào bị bấp bênh hay bị rung chân thì cần được đóng và sửa lại để khách đến chơi nhà ngày Tết sẽ có chỗ ngồi êm ái.
Kiểm tra và sửa đồ điện trước Tết
Đồ điện trong nhà nên được kiểm tra tình trạng hoạt động để có biện pháp xử lý trước Tết. Nếu để đến những ngày Tết lại bị hư thì không nên chút nào. Bên cạnh đó, vào ngày Tết những người thợ sửa chữa sẽ không làm việc nên sẽ khó xử lý.
Tủ lạnh cần được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ và dành những chỗ trống cho những thức ăn trong ngày Tết như bánh tét, bánh chưng, các loại bánh mứt, thịt kho tàu hay thịt kho đông (của gia đình Miền Bắc) để ăn dần trong ngày Tết.
Máy lạnh là thiết bị bạn cần kiểm tra kỹ nhất. Nếu đã lâu bạn không vệ sinh máy lạnh thì nên nhờ thợ đến làm vệ sinh để đảm bảo lúc gia đình sum vầy thì vẫn mát mẻ, thoải mái.
Việc kiểm tra để không có bất cứ thiết bị nào bị hư hỏng trong ngày Tết rất cần thiết vì theo quan niệm của ông bà xưa, nếu trong ngày Tết mà điều gì không tốt thì cả năm đó sẽ gặp nhiều điều không may.
Dọn nhà đón Tết năm nay, các gia đình cần làm thêm việc QUAN TRỌNG này để ngừa mắc bệnh, kể cả COVID-19
Dịp Tết Tân Sửu năm nay các gia đình không chỉ dọn nhà để làm mới không gian mà đây còn là một biện pháp cần thiết để phòng chống dịch COVID-19.
Những ngày cuối năm, dù bận rộn nhưng các gia đình vẫn cố gắng dành chút thời gian để dọn dẹp lại những bộn bề, bụi bặm của năm cũ, tạo nên không gian sống ngăn nắp và sạch đẹp cho năm mới.
Khác với những năm khác, dịp Tết Tân Sửu năm nay các gia đình không chỉ dọn nhà để làm mới không gian mà đây còn là một biện pháp cần thiết để phòng chống dịch COVID-19. Chính vì vậy, quy tắc dọn nhà cũng cần bổ sung thêm rất nhiều lưu ý.
Dọn nhà đón Tết, cần bổ sung thêm những nguyên tắc vệ sinh nhà cửa, phòng ngừa dịch COVID-19
Để người dân có thể phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, Bộ Y tế đã đưa khuyến cáo trong vệ sinh nhà cửa như sau:
- Các gia đình cần mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa để tăng cường thông khí trong khu vực nhà ở.
- Thường xuyên lau nền nhà, những nơi có nguy cơ là "ổ chứa" virus, vi khuẩn như nhà vệ sinh, bồn cầu, thang máy, tay nắm cửa... và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
- Loại bỏ những vật dụng cũ, ẩm mốc, không còn sử dụng. Thay bàn chải, khăn mặt, khăn tắm định kỳ 3 tháng/lần.
- Tránh dùng chung ly, cốc uống nước để ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
- Vệ sinh các đồ đạc trong nhà làm từ vải, đặc biệt là ghế sofa vì đây là nơi các thành viên trong gia đình tiếp xúc nhiều nhất. Bên cạnh đó, khăn nhà bếp cần phải được giặt sạch bằng nước nóng ít nhất 1 lần/tuần để loại bỏ vi khuẩn phát triển trên những bề mặt ẩm ướt.
- Vệ sinh các thiết bị công nghệ trong nhà: Điện thoại di động, bàn phím máy tính là nơi trú ngụ cho virus. Hạn chế cho người khác mượn các thiết bị công nghệ trong giai đoạn này bởi virus SARS-CoV-2 có thể lây lan khi sử dụng chung.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Tất cả các thành viên trong gia đình tuyệt đối không dùng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng.
- Cần phải giặt khăn tắm, khăn mặt 2 lần/tuần.
Một số đồ vật trong nhà cần thẳng tay loại bỏ
Nhân dịp dọn nhà đón Tết, bạn nên loại bỏ những món đồ chứa nhiều vi khuẩn dưới đây để cả nhà đón Tết thật vui vẻ và an toàn:
1. Thớt gỗ qua cũ
Theo các chuyên gia, một chiếc thớt dùng để thái đồ chín cứ 6-8 tháng nên thay 1 lần. Một chiếc thớt cũ có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại như E.coli, salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột).
2. Bàn chải đánh răng cũ
Để tránh nhiễm bệnh, các gia đình nên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần và hãy để chúng ở nơi thật sạch sẽ, thoáng đãng. Theo các nhà khoa học của Đại học Manchester (Anh), bàn chải đánh răng cũ là một ổ vi trùng. Mỗi chiếc bàn chải để trong buồng tắm chứa đến hơn 100 triệu con vi trùng, trong đó có cả khuẩn E.coli.
3. Miếng xốp rửa bát đa dung lâu ngay
Theo tiến sĩ Chuck Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona cũng khẳng định miếng xốp rửa bát là thứ bẩn nhất trong nhà. Các nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng, miếng rưa bat nhà bếp của bạn có thể bẩn hơn 200.000 lần so với bồn cầu. Tốt nhất miếng xốp rửa bát nên được thay mới 1 lần/tháng. Và dịp cuối năm là thời điểm thích hợp để thay mới chúng.
4. Chai nhựa cũ
Một chai nước chứa trung bình 75.000 vi khuẩn/ml. Nếu như bị bẩn, con số đó có thể nhân lên tới 2 triệu/ml trong một ngày. Vì vậy thay vì tích trữ chúng trong tủ thì dịp cuối năm các gia đình nên loại bỏ chúng ra khỏi nhà. Tốt nhất nên thay thế bằng đồ thủy tinh hay cốc giấy để đảm bảo an toàn cho môi trường.
4 kiểu thiết kế nhà bếp sẽ biến mất trong năm 2021 Trước đây, nhà bếp thường được dùng các màu quen thuộc như: be, trắng, đen, nhưng bây giờ xu hướng là nhà bếp có nhiều màu sắc. Không còn kiểu nhà bếp đơn sắc Thông thường, trước đây, nhà bếp thường được dùng các màu quen thuộc như: be, trắng, đen, nhưng bây giờ xu hướng là nhà bếp gồm nhiều màu. Chuyên...