‘Đón đầu’ tiết trời giá rét, mẹ bầu nhớ ‘ghim’ 4 bí kíp siêu hữu ích, trời lạnh buốt cũng không lo bị ốm
Khi mang thai, bà bầu rất dễ bị nhiễm lạnh, do đó cần phòng ngừa bằng cách giữ ấm cơ thể. Đặc biệt vào những ngày đông giá rét, bà bầu cần giữ sức khỏe tốt để tránh mắc bệnh.
Mặc đủ ấm
Khi mang thai, thân nhiệt của các mẹ bầu sẽ cao hơn bình thường, nhưng không nên vì thế mà các mẹ bầu xem thường nhiệt độ bên ngoài, sẽ rất nguy hiểm nếu các mẹ để cơ thể mình bị nhiễm lạnh, vì thế hãy luôn mặc đủ ấm cho bản thân mình.
Các mẹ bầu nên mặc nhiều lớp áo mỏng thay vì mặc một chiếc áo quá dày, vì như thế sẽ làm cho cơ thể khó thấm mồ hôi nếu như bị nóng. Mặc nhiều lớp áo sẽ giúp cho các mẹ dễ dàng điều chỉnh nếu cảm thấy cơ thể nóng lên.
Nếu các mẹ bầu phải ra ngoài trong thời tiết quá lạnh, nên đội nón len dài để giữ ấm cho đôi tai, đeo bao tay và đeo khăn quàng cổ. Các mẹ cũng cần đeo khẩu trang để giữ ấm cho mũi, tránh để khí lạnh bay vào mũi sẽ dễ gây cảm cúm.
Bổ sung thực phẩm làm ấm cơ thể
Video đang HOT
Có rất nhiều loại thực phẩm có tác dụng giữ ấm cơ thể trong những ngày đông giá lạnh như: rau, củ có nguồn gốc từ rễ, các loại khoai, rau có màu lá xanh, các loại gia vị giữ ấm và thực phẩm nhiều chất sắt. Trong những ngày đông này, chị em bầu nên bổ sung thêm những loại thực phẩm kể trên để cơ thể giữ nhiệt tốt hơn.
Một giấc ngủ “chất lượng” giúp tăng cường sức đề kháng của thai phụ, ngăn ngừa sự xâm nhập của các virus gây bệnh vào cơ thể.
Vì vậy, các bà bầu cần đặc biệt quan tâm tới giấc ngủ của mình trong mùa đông. Hãy chọn loại đệm và chăn mình thích để có thể tìm tới giấc ngủ một cách dễ dàng. Nên chọn tư thế nằm thích hợp để không tạo sức ép cho thai nhi. Ngoài ra, những giấc ngủ ngắn trong ngày cũng có tác dụng tốt trong việc tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn và giảm triệu chứng mệt mỏi trong thời kỳ thai nghén.
Vận động nhẹ nhàng
Cho dù cơ thể mang thai có nặng nề hơn bình thường và ngày trời rét mướt sẽ khiến bạn trở nên lười biếng hơn, nhưng bà bầu vẫn nên vận động nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông. Đồng thời vận động giúp cho cơ thể mẹ bầu cảm thấy ấm áp hơn, tâm lý thoải mái hơn. Chị em có thể tập yoga trong phòng, thiền, massage…
Bộ phận cơ thể cần được giữ ấm khi trời chuyển lạnh
Nếu không giữ ấm các vùng sau trên cơ thể thì bạn rất dễ mắc các bệnh cảm lạnh như cúm, sổ mũi, sốt cao...
Giữ ấm và bảo vệ cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, có một số vùng trên cơ thể lại thường xuyên bị bỏ sót, gây nhiễm lạnh và ảnh hưởng tới sức khỏe trong thời điểm này.
Đôi chân: Bàn chân có chứa rất nhiều mạch máu, do vậy, nếu để đôi chân luôn trong tình trạng rét buốt, không được bảo vệ thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vùng bụng: Nếu vùng bụng không được giữ ấm và bảo vệ sẽ gây ra một số tình trạng như đau bụng, trào ngược axit dạ dày...
Cổ: Bảo vệ và giữ ấm vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh sẽ giúp ngăn ngừa một số bệnh như ho, cảm cúm...
Đầu: Đầu vốn là một bộ phận rất quan trọng nếu bạn để vùng đầu bị nhiễm lạnh sẽ làm cho toàn bộ cơ thể trở nên ê buốt, đau nhức đầu.
Tai: Do cấu trúc tai vốn rất mỏng manh, nhạy cảm nên nếu không được bảo vệ sẽ để lại nhiều hậu quả xấu.
Mũi: Bảo vệ, giữ ấm cho mũi khi thời tiết chuyển lạnh sẽ giúp tránh gặp một số vấn đề như sổ mũi, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm.../.
Bổ sung ngay danh sách thực phẩm giữ ấm cơ thể, sẵn sàng chào đón tiết trời lạnh sâu! Vào mùa đông, bạn cần ăn những thực phẩm giữ ấm cơ thể, giúp tăng khả năng miễn dịch, vì khả năng mắc bệnh nhiễm trùng và các bệnh liên quan đến cảm lạnh rất cao. Vào mùa đông, bạn cần ăn những thực phẩm giúp tăng khả năng miễn dịch, vì khả năng mắc bệnh nhiễm trùng và các bệnh liên quan...