Đòn bẩy nâng chất đội ngũ nhà giáo
Bồi dưỡng là hoạt động thường xuyên đối với ngành Giáo dục. Làm tốt công tác bồi dưỡng không chỉ góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, phát triển năng lực quản lý, năng lực dạy học… mà còn đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển và quá trình đổi mới giáo dục.
Lớp tập huấn giáo viên ngoại ngữ dạy theo phương pháp ứng dụng bản đồ tư duy
Chủ động nâng chất đội ngũ
Ông Lê Trường Sơn – Trưởng phòng GDTX Chuyên nghiệp – Sở GD&ĐT Quảng Trị cho biết: Ngành GD Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch tổng thể công tác bồi dưỡng khá sớm, từ tháng 1/2018. Trong đó giao cho từng ngành học (mầm non, tiểu học, THPT…) có kế hoạch riêng về nội dung chương trình, số lượng, hướng dẫn, đội ngũ…
Đến nay, các bậc học đã thực hiện theo kế hoạch tổng thể. Mặt khác, cũng tổ chức bồi dưỡng các lớp cốt cán của tỉnh. Sau đó, cuối tháng 8/2018, các lớp cốt cán sẽ triển khai cụ thể tập huấn tại các huyện.
Những nội dung tập trung bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên chủ yếu dựa trên những nội dung mà Bộ GD&ĐT triển khai. Ttuy nhiên, để đạt hiệu quả cao và sát với yêu cầu thực tế GD Quảng Trị thì sẽ tập trung vào bồi dưỡng kĩ càng những nội dung cần thiết đáp ứng cho năm học mới. Với những nội dung cũ chỉ nhắc lại, hoặc sơ qua…
Chương trình bồi dưỡng giáo viên cốt cán tại tỉnh Cao Bằng
Ông Lê Trường Sơn cũng cho biết thêm, việc bồi dưỡng tập huấn cán bộ giáo viên ở Quảng Trị bên cạnh những khó khăn nhất định thì cơ bản thuận lợi bởi kế hoạch bồi dưỡng được ngành chủ động lên kế hoạch từ sớm nên đã xây dựng được các phương án, dự trù kinh phí, xây dựng tốt các nội dung. Bên cạnh đó, ngành GD Quảng Trị đang có một đội ngũ cốt cán, giáo viên chuyên môn vững vàng… nên quá trình bồi dưỡng thuận lợi đạt hiệu quả.
Video đang HOT
Sáng tạo và gắn với yêu cầu
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên đã và đang ghi nhận nhiều cách triển khai sáng tạo, sát với tình hình địa phương để đạt hiệu quả tốt nhất từ nhiều địa phương.
Tại Lào Cai, các Phòng GD&ĐT, phòng ban sở chủ trì bồi dưỡng đều thành lập BTC, Ban Quản lý lớp học, họp phân công cán bộ, chuyên viên quản lý, giám sát, thống nhất nội dung chương trình, thời gian bồi dưỡng, xây dựng nội quy bồi dưỡng và cách đánh giá cho điểm các hoạt động trong bồi dưỡng.
Các Phòng GD&ĐT chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng. Tổ chức họp tổ cốt cán soạn giáo án, duyệt giáo án, tài liệu, học liệu cho các lớp bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng bám sát nội dung bồi dưỡng của Sở GD&ĐT, một số đơn vị bổ sung nội dung bồi dưỡng gắn với yêu cầu của địa phương…
Với sự sáng tạo trong cách làm nên ở hầu hết các đơn vị, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia bồi dưỡng đạt tỷ lệ khá cao. Báo cáo của các Phòng GD&ĐT và Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo tỉnh kiểm tra trực tiếp tại 4 Phòng GD&ĐT cho thấy tỷ lệ tham gia bồi dưỡng tập trung đạt từ 96% trở lên, các cán bộ, giáo viên không tham gia đều có lý do chính đáng. Đối với cấp THPT, giáo viên xin nghỉ có lý do đều đăng ký tự bồi dưỡng và tham gia đợt kiểm tra đánh giá kết quả của Sở GD&ĐT.
Tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là yêu cầu quan trọng trong việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy và học
Một số Phòng GD&ĐT đã tổ chức bồi dưỡng theo cụm trường, sắp xếp tổ chức các hoạt động ngoại khóa để giao lưu giữa các trường, giảm căng thẳng mệt mỏi áp lực học tập. Phương pháp truyền thụ của giáo viên cốt cán có sự thay đổi. Nhiều giáo viên cốt cán đã chủ động, tự tin, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Một số trường THPT đã chủ động mời giảng viên của trường đại học sư phạm bồi dưỡng một số chuyên đề cho giáo viên của trường. Việc kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên được các Phòng GD&ĐT lồng ghép vào các cuộc kiểm tra thường xuyên, đột xuất chuyên môn đối với nhà trường…
Theo giaoducthoidai.vn
Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng: Khẳng định vị thế trong đào tạo cử nhân Khoa học Xã hội - Nhân văn khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Ngoài nhóm ngành Cử nhân Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo nhóm ngành cử nhân khoa học Xã hội và Nhân văn, khoa học Tự nhiên - Kĩ thuật.
Đây là những ngành học phù hợp với xu thế hiện nay, sinh viên (SV) theo học các ngành cử nhân khoa học Xã hội và Nhân văn tại trường có cơ hội được du học nước ngoài nhờ vào chính sách mở rộng liên kết quốc tế của nhà trường. Trường đang ngày càng khẳng định vị thế vững chắc là cơ sở đào tạo hàng đầu về khoa học Xã hội và Nhân văn khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Nhóm ngành cử nhân thuộc lĩnh vực khoa học Xã hội và Nhân văn của Nhà trường bao gồm: Văn học, Văn hóa học (chuyên ngành Quản lý Văn hóa), Báo chí, Địa lý học (chuyên ngành Địa lý du lịch), Lịch sử (chuyên ngành Quan hệ quốc tế), Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa du lịch), Tâm lý học và Công tác xã hội. Tất cả các ngành đều được đầu tư, cải tiến về chương trình đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ giảng dạy nhằm đáp ứng mục tiêu hội nhập quốc tế của Nhà trường. Đặc biệt, dù theo học bất kì ngành nào, SV cũng có thể được học tập chương trình thứ hai, tức học cùng lúc 2 chương trình Đại học chính quy của Đại học Đà Nẵng, và sẽ nhận được 2 bằng đại học chính quy có giá trị như nhau.
Trưởng thành từ Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, nhiều sinh viên chưa tốt nghiệp đã chạm đến được những cơ hội việc làm hay không ít sinh viên vừa mới tốt nghiệp cũng tìm được việc làm ngay và được những trải nghiệm, những thành công nhất định trong công việc. Theo các sinh viên chia sẻ, chính kiến thức và kinh nghiệm thực tập tích luỹ khi còn ở giảng đường là hành trang quý giá để các bạn khởi nghiệp thuận lợi.
Thanh Huyền, cựu sinh viên ngành Báo chí, Khoa Ngữ văn, tốt nghiệp tháng 6/2018 - hiện là MC truyền hình
Đối với Huyền, thành tích hôm nay có được là một quá trình dài học tập và nỗ lực. Là một sinh viên báo chí, ngay từ lúc bước chân vào ngôi nhà Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Huyền hiểu điều mình cần và mục đích hướng tới của bản thân. Từ những con điểm cao, hay những suất học bổng khuyến khích học tập của Nhà trường mà Huyền đạt được đều củng cố niềm tin và là động lực để Huyền tiếp tục cố gắng.
Chỗ dựa và nguồn động viên lớn cho Huyền vươn lên không ngừng chính là gia đình, thầy cô và những người bạn từ quê nhà Quảng Ngãi giàu truyền thống hiếu học đến giảng đường Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Với Huyền, giảng đường Đại học chính là ngôi nhà thứ hai của mình, nơi là Huyền được thầy cô giáo tận tâm chia sẻ tri thức, được thể hiện chính kiến trong những giờ seminar, được trải nghiệm trong những giờ thực hành; có được những người bạn thân và cũng là những cộng sự khi Huyền bước chân vào với nghề dẫn chương trình.
Huynh Khanh Quynh, cưu sinh viên lơp cử nhân Việt Nam học, khoa Lịch sử, hiện là tiếp viên Hãng Hàng không Vietnam Airlines
Hơn 4 năm trước, tôi đa từng rất phân vân khi quyết định lựa chọn ngành học cho minh. Bơi viêc đo se quyêt đinh đên giâc mơ ma tôi hăng âp u. Loay hoay tìm kiếm những thông tin trên Internet, tôi nhận được kha khá thông tin về ngành Việt Nam học và cảm thấy đây là ngành học tiềm năng và phù hợp với tôi cũng như cơ hội việc làm tốt sau khi tốt nghiệp. Với ưu thê là một ngành học chuyên về mảng văn hoá - du lịch, trong suốt 4 năm tôi được học hỏi, trau dồi rất nhiều kiến thức thông qua các hoc phân vê lich sư, văn hoa, du lịch hay tâm lý học...
Không chỉ vậy, trong chương trình còn có nhưng môn học liên quan đên kinh tê, quản trị kinh doanh lữ hành, marketing du lịch và những môn ngoại khoa thực tế hai miên Nam - Băc đươc bô tri môt cach hơp ly, cân đôi.
Trần Thị My Ny - cựu sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Công tác xã hội năm 2017
Quá trình được học tập ở ngôi nhà Khoa Tâm lý Giáo dục đã cho em những kiến thức, kỹ năng và một bản lĩnh vững vàng khi bước vào con đường sự nghiệp của mình. Hiện tại em đang làm việc tại Trung tâm Tâm lý Cadeaux, công việc vừa là đam mê, vừa là sở thích và cũng mang lại cho em những trải nghiệm mới mẻ, khám phá thêm những mảnh ghép về tâm lý con người.
Quả thật bức tranh về tâm lý con người thật đa dạng và đầy màu sắc mà cũng không kém phần thú vị. Mong sao những bạn đã, đang và sẽ bước trên con đường này sẽ luôn tràn ngập nhiệt huyết, tràn ngập yêu thương để tạo nên những giá trị tốt đẹp cho xã hội.
Nói về định hướng đào tạo của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng để sinh viên tốt nghiệp có được cơ hội việc làm cao, PGS.TS Lưu Trang - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Bên cạnh chú trọng xây dựng một chương trình đào tạo chất lượng cao, phù hợp với thực tiễn công việc, ngành nghề mà sinh viên theo học, Nhà trường luôn quan tâm đến việc đào tạo kĩ năng tư duy, kĩ năng ngoại ngữ và cả những kỹ năng mềm.
Ngoài ra, Nhà trường chủ động liên kết với các doanh nghiệp, cam kết về chất lượng đào tạo và giới thiệu việc làm; cũng như tạo cơ hội cho sinh viên được thực tập ở cả trong và ngoài nước, tập trung ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan...
Nguyễn Vinh
Theo Dân trí
Nhiều bộ sách in lậu được bày bán tại Phú Yên Ngày 8/6, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên cho biết, Sở vừa có văn bản gửi phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố thông báo về các sách in lậu. Yêu cầu các đơn vị trên thông báo, hướng dẫn cho phụ huynh học sinh lựa chọn sách phù hợp, đúng quy định nội dung chương trình học tập. Văn bản của sở...