Đối xử thiên vị khiến trẻ tổn thương
Việc nuôi dạy đứa con đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ cả về thể chất và tinh thần, nhưng trong đó điều quan trọng không kém là cha mẹ phải cần có sự công bằng khi đối xử với các con. Bởi cách đối xử của người lớn ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành nhân cách của trẻ.
Những cách đối xử không ổn
Vừa dọn dẹp phòng cho con, vô tình chị Mai Anh (Lò Đúc, Hà Nội), nhìn thấy một quyển sổ nhỏ dưới gối con bé lớn. Chị đã định đặt lên giá sách cho con, nhưng nghĩ ngợi thế nào lại mở ra xem bên trong có gì. Hóa ra đó là một cuốn nhật ký của con gái lớn. Bên cạnh chuyện kể về trường lớp hóa ra con gái chị cũng có những ấm ức với mẹ. Chị lướt vội vài trang thấy con viết mà ứa nước mắt:
“Từ ngày có thêm em Tít hình như bố mẹ không còn yêu mình như trước nữa. Hễ em đòi cái gì mình cũng phải nhường. Thậm chí đồ dùng của mình mà mỗi khi nó hét lên, i như rằng mình bị mắng là ích kỷ, không biết thương em…Tuần trước mình vừa trông em vừa đi pha sữa, chẳng may cu Tít giẫm phải vũng nước vừa tè dầm. Thế là em ngã sưng trán, sợ quá mình chạy vội lại thì va vào tường đầu sưng u lên, giờ vẫn còn thấy đau.
Vậy mà về đến nhà mẹ nhìn thấy thế vừa nựng em và mắng mình vô tích sự chỉ mải chơi… Mà không chỉ có vậy, mình thấy hễ có chuyện gì không hài lòng mẹ lại quát mình. Mình đã cố chăm ngoan mà vẫn không được mẹ yêu như trước nữa. Nếu không có Tít chắc mình vẫn được bố mẹ chiều chuộng. Thế nên mình thấy ghét nó…” – Chị Mai Anh ngẫm nghĩ từ khi có thêm em trai, con bé phải chịu nhiều thiệt thòi. Đó là chưa kể khi áp lực công việc ở cơ quan vợ chồng chị cứ coi như con bé là người lớn nên hay mắng mỏ phán xét nó, nghĩ mà thương.
Còn cách mà chị Hà phân biệt đối xử giữa hai con cùng là con gái khiến mọi người trong khu tập thể Xa La (Hà Đông, Hà Nội) thấy không ổn. Chỉ vì nghe lời phán của một ông thầy tướng số nói con thứ hai hợp với mệnh với bố mẹ, nên cả nhà dường như chú ý và yêu chiều Hoa hơn Ngọc.
ới lại, từ khi sinh con gái thứ hai anh chị làm ăn khấm khá hơn, mua được nhà ra ở riêng nên chị Hà càng tin là điều đó là đúng. Hoa có khuôn mặt cũng xinh xắn hơn lại bẻo lẻo ăn nói nên hầu như đi đâu chị Hà cũng cho Hoa đi cùng, còn Ngọc phải ở nhà để học bài và dọn dẹp. Mặc dù hai chị em chỉ cách nhau 2 tuổi, nhưng khi mua bất kể đồ gì cho hai đứa Hoa cũng được ưu tiên chọn trước. Chính vì vậy là hai chị em gái mà chúng chẳng thân thiết nhau.
Nên công bằng trong đối xử
Trên thực tế, bố mẹ sẽ không thể giải quyết được mối bất hòa giữa những đứa con nếu thiếu đi sự công tâm trong đối xử. Nhiều khi vì bận bịu kèm theo suy nghĩ anh (chị) là phải nhường em, nên nhiều phụ huynh đã xử phần hơn cho đứa nhỏ, mà không nghĩ tới hậu quả là suy nghĩ tiêu cực của đứa lớn.
Video đang HOT
Chia sẻ trên diễn đàn “Ba mẹ hiện đại” về vấn đề cần phải đối xử công bằng với mọi đứa trẻ kể cả trong môi trường lớp học và gia đình, cô Vũ Thị Thu Hằng, một giáo viên tiếng Anh tại TPHCM bày tỏ: Vào lớp học với cả mấy chục học sinh, bạn sẽ đặc biệt cảm mến đứa học trò nào đó.
Nhưng bạn hãy nhớ rằng, dù yêu ghét nhiều đến thế nào, bạn tuyệt đối không được để chúng biết. Những đứa trẻ ấy có quyền được giáo dục tử tế và trọn vẹn. Trong một lớp học nhỏ bé, chúng cũng đang dần học các nguyên tắc xã hội. Dù là đứa trẻ bị phân biệt đối xử hay đứa trẻ được thiên vị, chúng đều thiệt thòi, đều bị tổn thương. Nếu những đứa trẻ biết mình bị ghét, sẽ trở nên rụt rè trong lớp, không dám thể hiện ý kiến, và chúng không phát huy được cá tính, tiềm năng của bản thân.
Cô Vũ Thị Thu Hằng cũng cho rằng: “Tất cả mọi đứa trẻ đều có đặc quyền lớn lên trong môi trường giáo dục đúng nghĩa của nó. Mình đã từng chuyển lớp cho con vì con được cưng quá. “Bị” ghét, “bị” yêu ko sao cả, nhưng bị đối xử khác biệt (ưu tiên hay không ưu tiên) đều gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển nhân cách, khả năng của con. Nguyên tắc này đúng với cả các gia đình có nhiều hơn 1 con. Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng cần thiết học cách đối xử với con cái hợp lý, để những đứa trẻ lớn lên trong niềm vui chan hòa”.
Thu Trà
Theo giaoducthoidai.vn
Sáu lời khuyên giúp trẻ trở thành người lạc quan
Ngừng phàn nàn, không nói dối, luôn đặt kỳ vọng cao ở trẻ là những điều bạn có thể làm để giúp chúng lạc quan trong cuộc sống.
Sự lạc quan đem lại tác động tích cực lâu dài đến sức khỏe tâm thần và thể chất của trẻ. Dưới đây là sáu lời khuyên từ tạp chí Parents của Mỹ, phụ huynh có thể áp dụng để giúp con lạc quan hơn.
1. Ngừng phàn nàn
Trong mỗi bữa tối, Jenn McCreary, một bà mẹ ở Philadelphia, đều chơi trò "hoa hồng và gai" với hai người con song sinh 9 tuổi. Mỗi thành viên sẽ tiết lộ điều tốt nhất và tồi tệ nhất đã xảy ra với họ ngày hôm đó, đồng thời chia sẻ một hy vọng của từng người trong ngày hôm sau. Mục đích của Jenn McCreary là tập trung vào những điều tích cực.
Suy nghĩ tiêu cực là sự bi quan không cần thiết. Bạn càng rên rỉ về vấn đề tiền bạc hay những khó khăn trong việc, càng có nhiều khả năng con sẽ học và làm điều tương tự. Thay vào đó, hãy nói về những điều tốt đẹp đã thực hiện được.
Bố mẹ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ lạc quan hơn. Ảnh: Mother Mag
2. Có kỳ vọng cao
Ngay trước khi con trai bắt đầu học mẫu giáo, Priscilla Baker đã bắt đầu dán một danh sách việc cần làm lên phía trên công tắc đèn ngủ để nhắc nhở con phải dọn giường, mặc quần áo, đánh răng và tự dọn dẹp phòng.
"Chúng sẽ không được ăn sáng cho đến khi hoàn thành công việc", bà mẹ đến từ Blacksburg (Virginia) nói và cho biết dù mục đích ban đầu là giảm khối lượng công việc của mình, cô đã nhanh chóng nhận ra các con cũng được hưởng lợi từ thói quen này. "Khi xuống ăn sáng, chúng đều vui mừng và tự hào về những gì đã làm được", Baker nói.
3. Khuyến khích việc chấp nhận rủi ro một cách hợp lý
Bạn sẽ rất xấu hổ nếu tham gia giải đấu khúc côn cầu trên băng trong khi không biết trượt băng. Vì vậy, theo một lẽ tự nhiên, bạn muốn bảo vệ con khỏi những tình huống tương tự. Tuy nhiên, ngăn cản con làm hoạt động nào đó chỉ vì chúng không có kỹ năng như những đứa trẻ khác vô tình làm giảm sự tự tin, khiến chúng trở nên bi quan hơn.
TS Michael Thompson, tác giả cuốn Homesick and Happy: How time away from parents can help a child grow, cho rằng cha mẹ nên cho phép trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chơi một mình ở sân sau hoặc tham gia một chuyến đi thực địa mà không có bố mẹ đi kèm. "Đừng ngại cho con thử những điều mới. Hãy luôn mong muốn chúng trở về nhà và nói Mẹ, con đã làm được rồi".
4. Chờ đợi trước khi phản ứng
Một bà mẹ nghe nói con gái bị bạn bè chê béo, suy nghĩ ngay lập tức của cô ta là gọi điện cho phụ huynh của học sinh kia. Nhưng rồi, cô đã dừng lại và quay sang dạy con cách biện hộ cho chính mình. "Thứ nhất, tớ không béo. Thứ hai, thật không tốt khi nói với bạn bè như vậy", bé gái nói với bạn trong lần thứ hai bị xúc phạm và nhận được lời xin lỗi thỏa đáng.
Ví dụ trên cho thấy việc kiềm chế những phản ứng, suy nghĩ bộc phát là rất cần thiết. Đừng cố gắng can thiệp vào những việc con tự thực hiện được. Hãy để con cố gắng giải quyết mọi thứ mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ. Điều đó sẽ làm tăng cảm giác thích thú và cũng khiến chúng lạc quan hơn về những gì có thể làm trong tương lai.
5. Ngăn chặn những kết luận tiêu cực
"Con không giỏi Toán, không thông minh, không giỏi vẽ, không thể đá bóng..." là những kết luận mà trẻ thường đưa ra trong tâm trạng bực bội.
Để ngăn chặn những loại kết luận này, hãy cố gắng thay đổi quan điểm của con. Hãy giải thích để trẻ biết rằng bắt đầu làm một việc gì đó đều khó khăn và chúng không phải là người duy nhất gặp những vấn đề như vậy. Bạn cũng có thể đề cập về những kỹ năng khó mà con đã cố gắng làm chủ được, ví dụ học đọc hay học viết.
6. Luôn nói sự thật
Khi gia đình Tracy Reinert chuyển đến Florida, đứa con trai 6 tuổi Matt đã gặp rắc rối khi không có bạn bè. Cậu bé rên rỉ với mẹ. Để cổ vũ tinh thần con, Tracy định nói "Con có rất nhiều người bạn ở New Jersey và khi những đứa trẻ ở đây biết con là ai, chúng sẽ cầu xin để được làm bạn" nhưng rồi cô đã không nói vì không muốn con có những hy vọng sai lầm.
Việc trấn an rằng mọi thứ sẽ trở nên tuyệt vời thường đem đến tác dụng ngược lại. Sự lạc quan thực sự đòi hỏi phải có những suy nghĩ thực tế hơn là tích cực. Bằng cách đó, trẻ sẵn sàng đối mặt với bất kỳ điều gì.
Dương Tâm
Theo vnexpress.net
Thưởng, phạt tích cực giúp con tiến bộ Nhằm động viên khuyến khích cũng như rèn giũa trẻ, nhiều thầy cô giáo và phụ huynh cũng đã áp dụng các hình thức thưởng và phạt. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm thế nào để hướng tới môi trường giáo dục thân thiện, tích cực. Thưởng, phạt chưa thuyết phục Bày tỏ về quan điểm thưởng và phạt, chị Mai...