Đôi vợ chồng “mong Tết đừng đến” vẫn mải miết tìm con mất tích
Tết là dịp gia đình sum họp, thế nhưng vợ chồng anh Huynh, chị Yến không mong cái ngày này đến khi họ vẫn đang hàng ngày mong mỏi tin con
Xót xa hình ảnh ông bố đi tìm con trai mất tích:
Những ngày cuối năm, anh Lương Thế Huynh (42 tuổi, ngụ xã Tà Nung, Đà Lạt, Lâm Đồng) vẫn rong ruổi trên chặng đường đi tìm con. Tết càng đến, gia đình anh lại càng thấy sợ vì phải nhìn thấy cảnh người ta có con cái sum vầy còn nhà mình thì…
Gần 9 tháng trôi qua, anh Huynh đã dùng xe máy chạy qua nhiều tỉnh thành để tìm con trai mất tích. Ngày 30/11, trong khi bà con trong xóm anh đang tất bật chuẩn bị đón Tết, thì anh lại tiếp tục rong ruổi với chặng đường về Đắc Lắc tìm con sau khi nghe thông tin từ người dân rằng có một em bé được nhận nuôi có ngoại hình giống con trai mình.
Sáng ngày 1/2, qua điện thoại, anh Huynh cho biết: “Tôi vừa đến Krong Ana tối hôm kia và đã xác minh thông tin, lại vẫn không phải là con trai. Trời ơi không biết đến khi nào và biết phải tìm nơi đâu nữa”, người cha than thở.
Sau khi được người dân tốt bụng cho ngủ nhờ một đêm, sáng nay anh Huynh lại tiếp tục đi ngược lên thành phố Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) với niềm tin là “mình cứ đi, mỗi một người nhìn thấy là có thêm một niềm hy vọng”, anh nói.
Hành trình rong ruổi tìm con của anh Huynh
Vẫn với xe Dreram mà anh bảo là tuy cũ nhưng máy khỏe, phái sau là tấm bảng thông báo tìm con, người cha cứ mải miết đi. Gần 9 tháng đi tìm, người và xe như hao mòn đi nhiều. Mới đây, hình ảnh anh Huynh với gương mặt ưu tư, nét khắc khổ, hao gầy cùng bao tâm trạng trong đôi mắt đã khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Anh chia sẻ, chặng đường tìm còn rất vất vả mà đầy mù mịt. “Người ta đi đường xa vạn dặm chăng nữa mà có đích đến thì vẫn tốt, con hơn tôi đi mà không biết điều gì chờ đốn và sẽ đi đâu tiếp. Như sau khi đi Ban Mê Thuột, tôi không biết sẽ đến nơi nào nữa, nhưng chắc chắn là chỉ về nhà vài ngày rồi lại đi”, anh Huynh bộc bạch.
Đến nay, anh đã đi hầu hết các tỉnh thành ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Nếu không xin ngủ nhờ được nhà dân, anh lại lựa vỉa hè, công viên ngủ. Lúc nào, anh cũng giữ trong người mấy tấm ảnh con trai. Thời gian đầu, như một quán tính, hễ cứ nghe nơi nào có thông tin là anh lại đi xác minh. “Mỗi lần chạy xe, mình đều hy vọng và chưa lần nào, niềm mong mỏi thành sự thật”, anh nói.
Sau khi thông tin được chia sẻ rộng rãi, mỗi ngày hai vợ chồng anh Huynh, chị Yến gần như nghe điện thoại cả ngày. Nhiều khi họ mệt mỏi những vẫn ráng vì “người ta có lòng, sao mình nỡ cúp máy”, chị Yến (vợ anh Huynh) chia sẻ.
Nỗi lòng “mong Tết đừng đến” của gia đình vẫn hàng ngày mong tin con trai
Video đang HOT
Nói về Tết, anh Huynh chỉ biết cười nhạt. “Đối với chúng tôi, ngày Tết đâu còn ý nghĩa gì nữa. Vui sao nổi khi nhìn Tết nhất nhà người ta có con cái quay quần, còn mình thì… Nhiều lúc, tôi còn mong tết đừng đến. Tôi cũng không biết ba ngày Tết có ở nhà không nữa, vì việc tìm con vẫn là trên hết”, người cha nghẹn ngào.
Quả thật, tại căn nhà của hai vợ chồng ở quê vẫn đìu hiu từ ngày con trai mất tích. Bên trong nhà, không có một sự sắm sửa gì cho ngày tết, chỉ có mỗi chị Yến với con gái đầu lòng ở nhà.
Chị Yến cùng con trai, con gái
Bé Hải Anh (7 tuổi, con gái đầu) chưa đủ lớn để hiểu hết nỗi đau của cha mẹ. Cô bé vẫn ngây thơ tin rằng em trai đang đi chơi nhưng “sao em đi chơi lâu về quá”, bé thắc mắc. Điều ấy, càng làm làm cho chị Yến thêm phần tủi phận.
Tủi hơn, khi trong ngõ, ngoài xóm ai cũng dùng cụm từ “nhà anh Huynh mất con” để chỉ đường cho khách đến nhà. Mỗi ngày đi làm rồi lại về nhà, nhìn những bô quần áo, đồ chơi của con trai, không ít lần chị Yến gục mặt khóc vì nhớ, vì thương và vì xót con không biết đang lưu lạc nơi nào.
Lời kêu cứu thắt ruột của chị Lê Thị Yến và anh Lương Thế Huynh được hàng nghìn người chia sẻ trên nhiều trang mạng xã hội trong những ngày qua khiến không ít người rơi lệ cho hoàn cảnh đáng thương của gia đình anh chị.
Trước đó, vào sáng ngày 21/6, do chị được cơ quan cho đi du lịch nên dẫn con gái lớn của anh chị là Lương Hải Anh (SN 2008) theo cùng, còn cháu nhỏ là Lương Thế Vương (Sinh ngày 20/10/2012) ở nhà cùng với anh Huynh.
Do gia đình có mảnh vườn nhỏ tại căn nhà cũ thuộc tổ 7, thôn 5 xã Tà Nùng, nên anh Huynh đã đưa cháu Vương về đây để tiện làm việc.
Trong lúc đang cho heo, gà ăn, anh Huynh đã để cháu Vương chơi ở phía trước nhà; tuy nhiên sau đó anh có nghe chó sủa và tiếng con khóc, tiếp đó anh có nghe cháu Vương kêu to ” bố ơi, cứu con”.
Nghĩ cháu Vương bị chó dọa nên anh Vương có nói vọng lên: “Chờ bố một chút, xong ngay đây”; nhưng khi anh rửa tay lên đến trên nhà thì không còn thấy cháu Vương đâu nữa. Quá hoảng hốt, anh Huynh chạy ngay ra đường để hô hoán và nhờ mọi người tìm giúp con nhưng cháu Vương đã biến mất không để lại bất cứ dấu vết nào.
Từ ngày con bị bắt cóc, chị Yến không thiết tha gì đến công việc, ngày nào chị cũng lên mạng để đăng tải hình ảnh thông tin để mong mọi người chia sẻ với hi vọng có người nhìn thấy cháu sẽ báo giúp cho gia đình chị.
Chị Yến nghẹn ngào cho biết: “Tôi cầu xin ai đã bắt giữ con trai tôi xin hãy trả lại cháu cho tôi, gia đình chúng tôi mong nghóng con từng ngày, từng giờ. Hi vọng nếu ai đang giữ cháu hãy thương lấy tình cảnh mẹ con tôi mà báo tin cho gia đình để đến đón cháu về đoàn tụ cùng bố mẹ và chị”.
Ai biết thông tin của cháu Vương, có thể liên hệ trực tiếp với gia đình anh chị Huynh, Yến để có thể giúp họ tìm lại được con trai của mình:
Số điện thoại anh Lương Thế Huynh: 0917 656 472
Số điện thoại chị Lê Thị Yến: 0166 605 9621
Theo Khoe & Đep
Con đường lá đỏ đẹp như Tây ở gần Sài Gòn
Ở miền Đông Nam Bộ, cứ khoảng cuối tháng 12 đến tháng 3 hằng năm là mùa rừng cao su đồng loạt thay lá, chuyển màu đỏ đẹp mơ màng.
Nơi lý tưởng để ghi lại những bức ảnh cưới đẹp lung linh. Ảnh: caocat.
Những năm gần đây, cao su được trồng khá nhiều, từ miền Đông Nam Bộ cho tới Tây Nguyên, các vùng ven TP HCM như Củ Chi, Bình Chánh. Nhưng để có thể tham quan và chụp ảnh, nhất là chụp ảnh cưới, thì vẫn là ở miền Đông Nam Bộ.
Vào tầm cuối đông đầu xuân, trên mặt đất ở các rừng cao su là những lớp lá vàng rụng, còn trên cây thì lá vàng lá đỏ chen lẫn lá chút lá xanh còn sót lại. Mỗi khi có gió thổi, lá trên cây lại rụng lả tả xuống, còn lá dướt đất cũng bị những cơn gió cuốn bay đi tạo thành khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
Các tay máy săn ảnh thường cuối tuần phóng xe máy cùng bạn bè xuống khu vực có rừng cao su đẹp và lớn ở huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên, Bến Cát (Bình Dương). Hay xa hơn là ở các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Trảng Bom, Thống Nhất của Đồng Nai; rừng cao su Bù Đăng, Phú Riềng (Bình Phước).
Theo kinh nghiệm của những người từng đi thì đến Bình Phước thuận tiện nhất nếu không thì Bình Dương hay Đồng Nai. Còn muốn gần hơn nữa, qua phà Cát Lái đến Nhơn Trạch, Long Thành, nơi cũng có nhiều rừng cao su đẹp, đi và về chỉ hơn 70 km.
Vào mùa cao su thay lá, những công nhân nông trường, cũng như các nhân công của các vườn cao su sẽ ngưng thu hoạch mủ. Đây cũng là mùa vệ sinh và dưỡng cây để chuẩn bị cho mùa thu nhựa năm sau.
Rừng cao su một bên lá xanh, một bên lá đỏ chẳng khác nào tranh vẽ. Ảnh: caocat.
Mùa này, nếu đi sớm và may mắn, bạn sẽ gặp những cảnh người công nhân dùng máy thổi, thổi những lớp lá dày sát gốc cây ra những khoảng trống an toàn để đốt. Khói từ lá xuyên qua nắng cùng các hàng cây sẽ tạo ra các vệt nắng lung linh.
Thông thường, đa số các vườn cao su đều không có rào, các chủ vườn, công nhân đều vui vẻ cho du khách vào tham quan, nghỉ chân, chụp ảnh với điều kiện bạn đừng phá cây, nghịch chén lấy mủ cũng như đốt lá lung tung dễ gây hỏa hoạn.
Còn nếu như muốn đi xa hơn, để có những bức ảnh lạ và đẹp hơn. Hãy tìm đến những cánh rừng cao su ở khu vực Tây Nguyên. Nơi có bầu trời xanh cao xen lẫn với với màu nâu đỏ đất, của cây, màu đỏ vàng của lá, và cả làn hơi giá lạnh se se.
Vào những hôm bầu trời trong xanh, cảnh sắc còn nổi bật và sắc nét hơn nữa, tha hồ chụp ảnh đẹp. Ảnh: caocat.
Một số kinh nghiệm
- Những rừng cao su quá ẩm thấp, lá mục dầy, nước đọng... sẽ là nơi ẩn nấp của một số côn trùng gây hại, trong đó có kiến, muỗi cỏ và cả muỗi vằn Anophen (thủ phạm gây ra bệnh sốt xuất huyết). Vì thế, trước khi vào vườn, nên cẩn trọng mang theo bình xịt côn trùng loại nhỏ, và thuốc thoa chống muỗi.
- Tốt nhất không nên cắm trại trong rừng cao su.
- Để bảo đảm an ninh, tất cả những cung đường đi qua rừng cao su, dù đi đông hay theo nhóm cũng không nên đi sau 19h tối.
Theo ngôi sao
Đẹp ngỡ ngàng rừng hoa anh đào Phước Hải ở Bà Rịa - Vũng Tàu Không kiêu sa như hoa đào Hà Nội và cũng chẳng rực rỡ sắc thắm như hoa anh đào Đà Lạt, rừng hoa anh đào tại Long Hải, Phước Hải (thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút du khách bằng 2 sắc trắng, hồng nhẹ nhàng như cô gái quê dịu dàng e ấp và có chúng gì...