Đổi vị với món với đặc sản bánh giá chợ Giồng chuẩn vị miền Tây
Bánh giá là một món ăn đặc sản nổi tiếng xuất xứ từ Chợ Giồng (nay là chợ Vĩnh Bình) ở vùng Gò Công, Tiền Giang, cũng vì xuất xứ đó mà người ta thường gọi là bánh giá chợ Giồng.
Bánh giá giòn tan vỏ ngoài, thơm béo bùi mùi thịt, gan lẫn đậu xanh đậu phộng, vị thanh mát của giá bên trong cùng con tôm đồng. Dân Việt sẽ hướng dẫn cách làm món bánh giá này theo công thức sau:
Nguyên liệu (cho 4 cái bánh)
- 1 chén bột gạo
- 1 muỗng canh bột bắp
- 1/2 chén nước cốt dừa
- 1 quả trứng gà (không có cũng không sao)
- Thịt heo (nạc dăm, ba rọi đều được)
- Gan heo
Nguyên liệu làm bánh giá
- Tôm đất (không có tôm sông thì tôm thẻ cũng được, mua loại nhỏ vừa thôi)
- Một ít đậu phộng, đậu xanh
- Giá, hành lá
- Gia vị (mắm, muối, tiêu bột ngọt)
Video đang HOT
- Nước chấm (chanh ớt tỏi mắm)
- Xà lách, rau thơm…
- 1 cái vá (muôi) sâu lòng
Đặc trưng của bánh giá là tôm, gan heo và… giá
Cách làm
- Trộn bột: cho bột gạo, bột bắp, nước cốt dừa vào âu, khuấy tan sau đó cho trứng gà, hành lá cắt nhỏ và chút muối (thêm nước vào để được hỗn hợp sền sệt đặc một chút)
- Thịt và gan heo cắt miếng mỏng nhỏ, ướp hành tiếp băm, mắm muối tiêu, để ngấm gia vị 15 phút thì bật bếp phi thơm tỏi băm xào chín (có thể để sống không cần xào trước cũng được)
- Đậu xanh đậu phộng hấp chín
- Giá rửa sạch cắt vài đường trong rổ giá cho bớt dài
- Pha mắm: tỉ lệ 1,5:1,5:1:1 (đường, mắm, chanh, nước lọc), cho tỏi ớt băm tuỳ thích
- Rửa sạch rau thơm
- Bật bếp dùng nồi sâu lòng cho nhiều dầu một chút, đun sôi, đặt vào nồi dầu một cái vá (muôi) sâu lòng luôn. Khi vá nóng thì lấy ra múc một ít bột áo qua lòng vá sau đó cho vào ít gan, thịt, một nhúm giá, đậu xanh đậu phộng vào.
Những chiếc bánh giá thơm ngon, giòn, béo
- Múc thêm bột phủ lên hỗn hợp này, cuối cùng ấn lên trên cùng 1-2 con tôm. Cho từ từ nguyên cái vá vào nồi dầu sôi đến khi bánh tách ra khỏi vá. Chờ bánh chín vàng giòn thì gắp ra, để vào giấy thấm bớt dầu là hoàn tất.
- Chiếc bánh giá giòn tan nóng hổi cắt ra ăn cùng rau thơm, chấm chút mắm chua ngọt cay cay mùi tỏi ớt thì còn gì tuyệt bằng. Có nhiều cách ăn bánh giá: có thể ăn mình bánh, cầm chiếc bánh cắn ngấu nghiến như ăn ổ bánh mì, có thể ăn kèm với bún rau sống dưa leo hoặc cắt nhét vào ổ bánh mì rưới lên chút mắm…
Dù ăn theo cách nào thì món bánh giá vẫn giữ được hương vị đặc trưng, rất ngon miệng.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Về miền Tây thưởng thức đặc sản bồn bồn xào tép
Chỉ là món ăn được làm từ một loài cây dân giã, nhưng chính vị chua nhẹ, giòn, thơm chút hương đồng nội kết hợp với vị ngọt của tép đã khiến cho món dưa bồn bồn xào tép trở nên đặc biệt hơn.
Trong một chuyến công tác miền Tây, chúng tôi được các anh chị ở Sở Công Thương Sóc Trăng giới thiệu món "bồn bồn xào tép". Nghe tên đã thấy lạ rồi. Ai cũng háo hức muốn được thưởng thức ngay. Khi món bồn bồn xào tép được mang lên, mấy đứa chúng tôi có vẻ chưng hửng "đây là món măng chua ngoài Bắc mà". Thấy vậy, anh chủ quán liền đính chính ngay: đây không phải măng chua đâu, đây là món dưa bồn bồn đặc sản của miền Tây chúng tôi đấy, các chị ăn là nghiền luôn. Quả thật, món bồn xào tép không chỉ lạ mà còn rất ngon. Chỉ trong nháy mắt, đĩa bồn xào tép đã hết nhẵn. Anh chủ quán vui tính liền tặng thêm cho đoàn một đĩa bồn bồn xào tép nữa và không quên kể cho chúng tôi nghe về cây bồn bồn và những món ăn kết hợp với nó.
Bồn bồn là cây gì?
Bồn bồn thuộc họ lau sậy, còn có tên gọi khác là thủy hương (tức cây nhang nước), bởi thân cây mọc trong nước giống như những cây nhang cắm trong nước. Bồn bồn mọc nhiều tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, mà nhiều nhất là ở hai tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau.
Cây bồn bồn sinh trưởng, phát triển tốt ở các vùng đất ngập nước, chẳng hạn như ven ao hồ, đầm rìa. Cây có thể thích nghi được với nước lợ, lợ ít phèn hoặc nước ngọt. Thời gian thu hoạch của bồn bồn dao động từ tháng 6 - tháng 11. Vào khoảng thời gian này, trên các cánh đồng chua, những vạt bồn bồn đua nhau phủ lên một màu xanh mướt. Người nông dân chỉ cần kéo lấy những ngọn bồn bồn trên mặt nước, giữ lại từ gốc lên khoảng 30cm rồi tách lấy lõi non bên trong là có ngay nguyên liệu để chế biến nhiều món ngon cho gia đình. Đơn giản mà chẳng phải cầu kỳ.
Người nông dân miền Tây có thu nhập cao từ cây bồn bồn
Bồn bồn mang về sẽ được rửa sạch để chế biến thành nhiều món khác nhau. Nhanh nhất là lấy thân bồn bồn tươi, phần non và trắng cắt khúc vừa ăn đem nấu canh dừa. Khi đun chín tới cho phần lá bồn bồn đã sơ chế vào cùng gia vị vừa ăn. Sau cùng mới đổ nước cốt dừa đậm đặc vào đảo đều và múc ra bát. Bát canh thơm mùi dừa có vị béo ngọt cùng cái giòn tan của bồn bồn quả thật khó có thể quên.
Đặc biệt nhất, khi nhắc đến bồn bồn chúng ta phải nhắc ngay đến bồn bồn muối. Tương tự như các món dưa muối thông thường, chỉ với những thao tác đơn giản chúng ta đã có ngay món dưa muối bồn bồn thơm ngon. Trước đây, người dân nơi đây chỉ làm món ăn này để bảo quản bồn bồn tươi trong thời gian dài. Về sau, nó đã trở thành một món ăn ngon, đặc sản.
Bồn bồn muối chua bằng nước gạo rồi ủ trong vòng 2 ngày
Bồn bồn sau khi thu hoạch về, bạn cần sơ chế, làm sạch, cắt hết toàn bộ lá, thân, gốc già không dùng đến. Giữ lại phần tươi non, ngon nhất ở phía trong. Sau đó, đem rửa thật sạch và tiến hành chia thân làm đôi, đối với những củ có kích thước lớn, bạn có thể chia thành bốn. Bí quyết làm bồn bồn muối ngon là phần củ bồn bồn phải tươi, non, trước khi muối phải ngâm cùng nước gạo.
Tiếp theo sẽ đến khâu quan trọng nhất đó là muối dưa bồn bồn. Tận dụng phần nước vo gạo hằng ngày, hòa thêm ít muối. Sau đó, ủ trong vòng 2 ngày. Khi nước gạo đã chua và lên men thì cho bồn bồn vào ngâm cùng, đem bảo quản nơi khô thoáng. Bồn bồn muối có thể ăn sau hai ngày ngâm.
Bồn bồn chua làm món gì ngon?
Có rất nhiều món ăn ngon có thể ăn kèm với bồn bồn muối như: bồn bồn trộn gỏi, nước tương, mắm tép, kho quẹt, bồn bồn nấu canh chua, bồn bồn xào thịt, bồn bồn xào tép,... Trong số đó, ngon nhất có lẽ là bồn bồn xào tép. Đây là món dễ chế biến nhất và cũng là món giữ được vị ngọt đặc trưng của bồn.
Bồn bồn xào tép đất đặc sản của người dân Cà Mau
Tép đất, hoặc tép bạc được bóc vỏ, rửa sạch. Bắc chảo lên bếp, phi tỏi mỡ cho thơm, sau đó cho tép và bồn bồn vào cùng một lúc. Bạn chỉ cần để vừa chín tới thì sẽ giữ được độ giòn của bồn bồn và vị ngọt của tép. Chẳng cần nêm gia vị nhiều đâu vì bản thân tép và bồn bồn kết hợp đã làm nên hương vị đậm đà. Đĩa đồ xào vừa dọn ra nhìn đã bắt mắt: tép bạc thân căng tròn, đỏ au xen lẫn với màu trắng ngà, bóng mượt của những sợi bồn bồn thật quyến rũ. Vị ngọt đậm đà của tép bạc hòa quyện với vị ngọt thanh của bồn bồn khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi.
Gỏi bồn bồn cũng là một món ăn rất ngon, thu hút nhiều thực khách. Cách làm gỏi bồn bồn không quá khó. Bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu bồn bồn muối chua, tỏi, ớt, đường. Trước tiên, bạn rửa sạch bồn bồn muối rồi đem xé nhỏ. Sau đó trộn kết hợp với các nguyên liệu còn lại. Vị giác sẽ bị kích thích bởi vị ngọt, chua, cay, mặn. Tất cả kết hợp hài hòa với nhau tạo nên món ăn ngon.
Khi làm gỏi bồn bồn, bạn có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu như: tép hoặc tôm để tăng thêm độ ngọt tự nhiên và chất dinh dưỡng cho món ăn. Gỏi bồn bồn được xem là một món nhậu hấp dẫn không thể thiếu của các đấng mày râu.
Công dụng của bồn bồn với sức khỏe
Nhiều người không biết rằng cây bồn bồn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Công dụng nổi bật của vị thuốc này chính là chữa trị các bệnh phụ nữ. Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, rong kinh đều được đẩy lùi. Ngoài ra, chúng còn chữa chảy máu cam, đại tiện ra máu, khạc ra máu. Đây là những bài thuốc dân gian được sử dụng rất rộng rãi.
Phấn hoa bồn bồn được sử dụng làm thuốc trong đông y với tên gọi Bồ hoàng
Ngoài ra bồn bồn còn chữa được bệnh xuất huyết đường ruột, sa trực tràng, chữa đau nhức xương khớp...
Khám phá ẩm thực miền Tây qua sự biến tấu phong phú từ khoai mì Có mấy ai nghĩ rằng, chỉ từ một nguyên liệu tưởng chừng hết sức bình dị lại có thể chế biến thành hàng loạt món ngon hấp dẫn như này. Ai cũng nói rằng ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng, người dân nước Việt thông minh và đầy sáng tạo, thế nhưng nếu chỉ nghe thì chắc hẳn sẽ khó...