Đổi thay từ những ngôi trường mới
Đến với các trường học vùng sâu, vùng xa trong những ngày đầu năm học mới, chúng tôi được sống trong niềm vui, phấn khởi của đội ngũ giáo viên, HS và người dân địa phương khi liên tục các công trình trường học vừa được khánh thành đưa vào sử dụng. Niềm mong ước có được ngôi trường khang trang, hiện đại của con em HS bao năm qua giờ đây đã thành hiện thực.
Yêu cầu phát triển GD toàn diện cho HS chỉ có thể thực hiện được nếu có hệ thống cơ sở vật chất trường lớp phù hợp
Những ngôi trường, phòng học mới với hệ thống cơ sở vật chất đạt chuẩn không chỉ mang lại điều kiện vui chơi, học tập và phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần cho HS, mà còn trở thành động lực, niềm tin cho đội ngũ giáo viên, con em HS tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn, ra sức thi đua dạy tốt, học tốt.
Niềm vui từ những ngôi trường, lớp học mới
Đứng ngắm nhìn khu nhà ăn nội trú, những dãy phòng học xây dựng kiên cố giữa điệp trùng rừng núi, thầy giáo Võ Quốc Hồng – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Vân Canh (huyện miền núi Vân Canh, tỉnh Bình Định) không giấu nổi niềm xúc động. Xúc động, vui mừng, bởi ước mong về một ngôi trường có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất của thầy trò và người dân nơi đây bao năm qua giờ đây mới thành sự thật.
Các công trình trường học dần dần được đầu tư, xây dựng hoàn thiện không chỉ đã tiếp thêm niềm tin phấn đấu học tập cho con em HS vùng miền núi, đồng bào dân tộc trên hành trình kiếm tìm con chữ, mà còn tiếp thêm động lực cho những thầy cô giáo thêm yêu nghề, cố gắng vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ.
Vân Canh là huyện miền núi nghèo khó của tỉnh Bình Định với số lượng hộ nghèo, cận nghèo còn chiếm tỷ lệ khá nhiều. Địa bàn sinh sống của người dân, HS phân tán, cách xa nhau, lại bị núi đồi, khe suối chia cắt, phần lớn là con em đồng bào dân tộc ít người, có đời sống kinh tế gia đình hết sức khó khăn, việc học hành của con em cũng không được cha mẹ quan tâm thấu đáo. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy học, công tác nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở trường mới này sẽ là điểm tựa quan trọng để thầy trò nỗ lực nâng cao chất lượng dạy học.
Thầy giáo Võ Quốc Hồng chia sẻ: Những năm học trước vì không có nhà ở nội trú nên các học sinh đến từ 2 xã Canh Liên, Canh Hòa phải thuê nhà trọ gần trường để theo học. Điều này khiến cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng gặp nhiều khó khăn hơn, bởi vậy con đường đến trường tìm con chữ của các em như càng gập ghềnh, chông gai hơn.
Bởi vậy niềm vui, hạnh phúc của thầy trò huyện Vân Canh như càng chất đầy hơn khi ngay đầu năm học mới này công trình nhà ăn nội trú được đưa vào sử dụng. Công trình sẽ không chỉ giúp HS yên tâm học tập, mà còn giúp nhà trường hạn chế được tình trạng HS bỏ học giữa chừng – một vấn đề mà các trường học miền núi đang hết sức trăn trở hiện nay. Đây cũng là động lực, điều kiện để đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm, hỗ trợ HS hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Những ngôi trường mới như tiếp thêm niềm tin, nghị lực cho thầy trò vùng cao nỗ lực phấn đấu dạy học
Nuôi dưỡng khát vọng, ý chí cho con em HS
Đến với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi phấn khởi trước hệ thống mạng lưới trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất dạy học ngày càng khang trang. Niềm vui của thầy trò vùng cao huyện Tây Trà như được nhân lên khi hàng loạt công trình nước sạch vừa được hoàn thành, bàn giao cho các trường học: MN Trà Khê, MN Trà Xinh, MN Trà Lãnh, MN Trà Thọ…
Một điều đáng trân trọng nữa là hầu hết các công trình nước sạch, phòng lớp học mới được đầu tư xây dựng từ sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trên khắp cả nước. Nghĩa tình từ sự đồng cảm, sẻ chia từ cộng đồng, xã hội như chắp cánh thêm niềm tin, động lực cho các ngôi trường nơi vùng sâu, vùng xa này.
Mang niềm vui, niềm xúc động khi nhà trường vừa đón nhận công trình giếng nước và công trình trường học mới ngay đầu năm học, cô giáo Nguyễn Huyền Trang – Hiệu trưởng Trường MN Trà Khê – bày tỏ: Với điều kiện 100% HS là con em đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện sinh hoạt và học tập còn nhiều khó khăn.
Lâu nay, nguồn nước mà gia đình HS, nhà trường sử dụng hằng ngày đều là công trình nước tự chảy, sông suối không hợp vệ sinh. Cùng với đó, hệ thống phòng học tại các điểm trường thôn còn tạm bợ, thiếu thốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy học, chăm sóc trẻ của nhà trường. Bởi vậy khi có thêm nguồn nước sạch sử dụng, có thêm những phòng học mới, những phòng ở mới, mỗi một thầy cô giáo đều hết sức vui mừng, phấn khởi.
Trong chuyến hành trình đến với những ngôi trường ở vùng sâu, vùng xa tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi trong những ngày đầu năm học mới, chúng tôi cảm nhận được niềm vui, phấn khởi luôn hiện hữu trên từng khuôn mặt của mỗi thầy cô giáo, các em HS khi được giảng dạy, học tập trong những ngôi trường ngày một khang trang, hiện đại.
Và dẫu phía trước còn rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng mỗi thầy cô giáo nơi đây vẫn luôn tràn ngập niềm tin. Những ngôi trường mới, lớp học mới sẽ góp phần tạo dựng nên một diện mạo mới cho giáo dục vùng khó, tiếp thêm động lực để thầy cô giáo, HS bám lớp, bám trường, nỗ lực thi đua nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo giaoducthoidai.vn
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng dự khai giảng ở trường THPT Nội trú Ninh Thuận
Sáng nay 5/9, tại lễ khai giảng của trường THPT Nội trú tỉnh Ninh Thuận, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đánh trống khai trường năm học mới và tặng quà cho nhà trường.
Đây là ngôi trường dành cho con em các đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Ninh Thuận theo học. Dù học sinh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số nhưng nhiều năm liền trường đạt thành tích cao trong giáo dục, 3 năm liền có tỉ lệ tốt nghiệp 100%.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đến dự lễ khai giảng của trường THPT Nội trú tỉnh Ninh Thuận
Thầy Đàng Quang Linh - Hiệu trưởng Trường THPT Nội trú Ninh Thuận chia sẻ: " Đây là ngôi trường chuyên đặc biệt của tỉnh, có nhiệm vụ đào tạo THPT, nuôi dạy trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa nhằm đạo tạo ra cán bộ cho tỉnh nhà. Dù còn nhiều khó khăn nhưng thành tích học tập của trường ngày càng tăng trưởng. Tỉ lệ học sinh khá giỏi đều tăng so với những năm trước và tỉ lệ học sinh bỏ học giảm. Tỉ lệ đậu vào các trường Đại học, cao đẳng mỗi năm đều tăng...".
Dù học sinh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số nhưng nhiều năm liền trường đạt thành tích cao trong giáo dục, 3 năm liền có tỉ lệ tốt nghiệp 100%
Ông Võ Văn Thưởng đánh trống khai giảng tại trường THPT Nội trú Ninh Thuận
"Trong năm học mới, trường sẽ cố gắng nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa, nâng cao đời sống học sinh để đền đáp sự quan tâm, đầu tư của Đảng và nhà nước. Các thầy cô giáo cũng không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nhằm tạo ra môi trường thân thiện đối với học sinh để các em được học tập tốt nhất", ông Linh phấn khởi phát biểu tại buổi khai giảng năm học mới.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tặng tranh "Bác Hồ với Thiếu nhi" đến thầy trò nhà trường. (Ảnh: Xuân Hinh)
Xuân Hinh
Theo Dân trí
Nghệ An di dời trường học bị ảnh hưởng do lũ Mặc dù đã đến cận ngày khai giảng nhưng Trường phổ thông dân tộc nội trú Con Cuông phải di dời tìm điểm mới, vì ngôi trường này đang bị ảnh hưởng bởi cơn lũ vừa qua, không thể đảm bảo an toàn cho việc dạy và học. Trường phổ thông dân tộc nội trú - THCS Con Cuông (đóng tại địa bàn...