Đổi thay giáo dục Nậm Chảy
Chỉ cách trung tâm huyện Mường Khương ( Lào Cai) 12km nhưng Nậm Chảy hội tụ đủ yếu tố của xã vùng khó với địa hình đồi núi phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều và lạc hậu, đời sống và thu nhập kinh tế của đồng bào chủ yếu sống dựa vào nương rẫy.
Những đặc trưng đó đã ảnh hưởng, thậm chí kéo lùi sự phát triển giáo dục nếu như đội ngũ người làm giáo dục không thực sự cố gắng.
Nhờ đầu tư đúng hướng, các trường học duy trì sĩ số lớp học.
Thách thức ở xã vùng cao biên giới
Xã Nậm Chảy có 17 km đường biên giới trong đó có 4 thôn giáp biên. Trên địa bàn xã có 13 thôn bản với 10 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Bà Nguyễn Thị Minh Xuân – Trưởng phòng GD&ĐT Mường Khương chia sẻ: Nói tới Nậm Chảy những năm trước đây người ta chỉ hình dung đến một xã còn hạn chế và khó khăn về nhiều mặt trong đó có giáo dục. Các đơn vị trường học thuộc 3 cấp học MN, TH, THCS trên địa bàn xã đối diện với vô vàn thách thức.
Đó là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất. Các phòng học, phòng chức năng, công trình phụ trợ cho các hoạt động giáo dục đặc biệt khó khăn. Tại các điểm trường lẻ, GV và HS phần lớn “dạy chay học chay” khi trang thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, máy móc và công nghệ thông tin gần như “trắng” nên không thể triển khai ứng dụng hay có sự đổi mới sáng tạo cần thiết trong dạy học. Khuôn viên trường lớp nhỏ hẹp, những góc học tập, thư viện xanh, góc văn hóa cộng đồng, bồn hoa cây cảnh… đều thiếu.
Đội ngũ GV bảo đảm công tác dạy học tại xã Nậm Chảy không chỉ thiếu về cơ cấu mà còn chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Chính vì vậy, chất lượng giáo dục chưa cao. Đặc biệt, việc huy động học sinh ra lớp, duy trì tỷ lệ chuyên cần với cấp THCS là bài toán khó với nhà trường và GV.
“Có thời điểm, tỷ lệ HS đi học chuyên cần chỉ đạt 70 – 80%. Nhiều phụ huynh không ý thức được tầm quan trọng của giáo dục, mải làm ăn nên không quan tâm đến việc học tập của con em trong và ngoài giờ lên lớp. Cũng chính vì vậy, nhà trường gần như “đơn độc” trên hành trình giáo dục. Thậm chí, vì mưu sinh nhiều gia đình không tạo điều kiện cho con em đến trường học tập. GV dù nhiệt tình trong công tác huy động HS tới trường lớp thì tình trạng bỏ trốn học vẫn không thể khắc phục hoàn toàn…” – bà Nguyễn Thị Minh Xuân cho biết.
Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư khang trang tại xã Nậm Chảy huyện Mường Khương – Lào Cai
Duy trì tỉ lệ chuyên cần
Theo bà Nguyễn Thị Minh Xuân, để có được chất lượng giáo dục, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Nậm Chảy và các đơn vị trường học đã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là nâng cao tỷ lệ chuyên cần.
Vì thế trong những năm gần đây, UBND xã và các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến thôn đã tổ chức nhiều cuộc họp, thảo luận thống nhất các giải pháp. Song song với tham mưu, tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường còn quyết liệt thực hiện hàng loạt giải pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần.
Video đang HOT
Khẩu hiệu trở thành một chương trình hành động của xã: “Trách nhiệm huy động HS ra lớp là của cấp ủy chính quyền địa phương, trách nhiệm của nhà trường phải đảm bảo, nâng cao chất lượng HS”. Vì thế, tỉ lệ HS đi học chuyên cần đã chuyển biến tích cực, bền vững. Cấp THCS đạt 96% trở lên; MN, TH đạt từ 98% trở lên; hạn chế được tình trạng HS THCS bỏ học và chưa ra lớp.
Chia sẻ kinh nghiệm duy trì sĩ số lớp, thầy Bùi Quang Tấp – Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Nậm Chảy nói: Ban giám hiệu đã tham mưu với chính quyền địa phương để cùng vào cuộc với ngành Giáo dục. Cụ thể, trong các cuộc họp giao ban, giáo dục là một nội dung để báo cáo, bàn bạc, tìm giải pháp. Từ đó phân công cho cấp ủy chính quyền, thành viên trong đảng ủy cùng phụ trách cụ thể về giáo dục ở các thôn, bản.
Trong khâu tổ chức, để duy trì tốt tỉ lệ chuyên cần, hệ thống bán trú trong nhà trường đóng vai trò quan trọng. Với HS bán trú ở xa, phải tổ chức chỗ ăn ở, nền nếp tốt để thu hút HS tới trường. Cùng đó, nhà trường và GV còn tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động thể dục thể thao, tổ chức dạy học phù hợp để HS đến trường học tập không thấy khó.
Cuối cùng, trường học chủ động trao đổi thường xuyên với phụ huynh HS, trưởng thôn, trưởng các chi bộ thôn bản để 2 bên cùng nắm bắt tình hình, từ đó có hướng đi đúng đắn trong vấn đề giáo dục.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và nhà trường, sự kết hợp nhà trường – phụ huynh, Nậm Chảy được ghi nhận thoát yếu về giáo dục, tỉ lệ chuyên cần hàng ngày đạt khoảng 96 – 97% trở lên. Tình trạng bỏ học, trốn lớp của HS cơ bản được loại bỏ.
Đội ngũ GV tâm huyết với sự nghiệp “gieo chữ trồng người” ở vùng đất khó
Đầu tư đúng hướng
Giáo dục không được quan tâm phát triển đồng nghĩa xã hội, văn hóa, kinh tế bị kéo lùi và tụt hậu. Chỉ khi nào giáo dục được tạo điều kiện để phát triển xứng tầm khi đó dân trí, xã hội và kinh tế… mới có cơ hội chuyển mình. Thực tế đã chứng minh điều đó nên các cấp chính huyện Mường Khương và xã Nậm Chảy đã có sự đánh giá nhìn nhận lại vai trò giáo dục.
Bà Nguyễn Thị Minh Xuân minh chứng: Từ năm 2017, Nậm Chảy thoát khỏi danh sách 14 xã yếu về giáo dục. Công tác giáo dục của xã tiếp tục được quan tâm phát triển khá toàn diện, chuyển biến rõ nét về quy mô, số lượng, chất lượng trên nhiều lĩnh vực.
Đến nay, trường lớp của ba cấp học được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng đáp ứng nhu cầu dạy và học của các trường PTDTBT. Các đơn vị trường học có đủ phòng học, phòng bộ môn, thư viện; các phòng chức năng khác và các trang thiết bị đảm bảo cho việc dạy và học.
Cô Vũ Kim Huệ – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chảy chia sẻ: Nhà trường được đầu tư đầy đủ các phòng dạy học Âm nhạc, Mĩ thuật, tiếng Anh, phòng khoa học. Trang thiết bị phòng học chức năng đều đạt tiên tiến và được thiết kế theo đặc trưng của từng môn học.
Từ khi có đủ các phòng chức năng, chất lượng giáo dục nâng cao đáng kể. HS đã có ý thực tự học nhiều hơn. Mặt khác, từ các phòng học chức năng giúp HS tăng cường năng lực học tập, kĩ năng ứng dụng ngoài cuộc sống và kĩ năng trong từng môn học mình yêu thích…
Đặc biệt với hệ thống thư viện tiên tiến của nhà trường càng góp phần tăng cường khả năng đọc hiểu. Hình thành ở HS phản xạ thấy sách truyện ở bất kỳ đâu (từ góc học tập tới thư viện xanh)… đều tự giác và yêu thích đọc sách mà không cần GV nhắc nhở.
Khám sức khỏe cho học sinh
Không chỉ đảm bảo về số lượng và chất lượng, đội ngũ GV xã Nậm Chảy còn được nhìn nhận có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề và có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy hiệu quả. Nhiều GV đã đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Các nhà trường thực hiện hiệu quả phong trào “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, sáng tạo, tự học”. HS thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và tham gia tích cực vào hoạt động giáo dục kĩ năng sống, hoạt động thể dục thể thao, hoạt động ngoài giờ lên lớp…
Bà Nguyễn Thị Minh Xuân khẳng định: Chất lượng và hiệu quả dạy học của các nhà trường đã và đang chuyển biến qua mỗi năm học. Kết quả rèn luyện và học tập của HS có nhiều thay đổi, HS tích cực, tự giác học tập, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của lớp, của trường. Công tác đổi mới quản lý, chỉ đạo cũng thay đổi tích cực, rõ nét, thể hiện ở sự vào cuộc quyết liệt của mỗi CBQL đến các tổ chuyên môn ở các đơn vị trường; công tác chính trị, tư tưởng; xây dựng trường học kỷ cương – văn hóa; chất lượng giáo dục thực chất.
Tới nay, tỷ lệ HS 3 – 5 tuổi ra lớp đạt 100%; Tỷ lệ trẻ nhà trẻ đạt 31%. Trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình mầm non đạt 100%; HS hoàn thành chương trình TH hằng năm đạt 100%; chuyển lớp từ 99% trở lên. Nậm Chảy cũng đã huy động được 100% số trẻ từ 6 đến 11 tuổi ra lớp. Huy động HS hoàn thành chương trình TH vào học lớp 6 đạt 99%; tỷ lệ phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS đạt trên 75%.
Công tác bán trú được đầu tư với quy mô, số lượng và các điều kiện chăm lo cho HS bán trú ngày càng đảm bảo. Các nhà trường luôn đảm bảo chế độ nuôi ăn bán trú cho HS, tích cực rèn nền nếp sinh hoạt với các hoạt động “một ngày bán trú”; tăng cường giáo dục lối sống và rèn kỹ năng sống. Ngoài ra do đặc thù xã giáp biên nên các trường còn quan tâm, quản lý tốt đảm bảo an toàn, an ninh trường học…
Những đổi thay tích cực của Giáo dục Nậm Chảy không chỉ ghi nhận kết quả xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể vững mạnh, mà còn là sự đổi mới từng ngày trong công tác quản lý, chỉ đạo. Sự đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức dạy học trong các nhà trường và đặc biệt đã phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS; đổi mới về mô hình trường PTDTBT, mô hình trường học gắn với thực tiễn… của các đơn vị trường học trên địa bàn xã Nậm Chảy.
Sự thay đổi tích cực giáo dục xã Nậm Chảy là phần thưởng cao quý cho những nỗ lực của thầy và trò các nhà trường trong thời gian qua. Nó cũng cho thấy, nơi đâu giáo dục được quan tâm, đầu tư xứng tầm, nơi đâu có sự đồng lòng, vào cuộc từ các cấp chính quyền đến các tổ chức xã hội và người dân… nơi đó giáo dục sẽ vươn mình phát triển.
Bài và ảnh: Đức Trí
Theo giaoducthoidai
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho CTGDPT mới: Ưu tiên mục tiêu học 2 buổi/ngày
Năm học 2019 - 2020 được xem là năm "nước rút" để các địa phương chuẩn bị điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới (bắt đầu triển khai từ lớp 1 theo hình thức cuốn chiếu).
Cùng với việc bồi dưỡng đội ngũ CB, GV, các địa phương đã tiến hành rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Trong đó, chú trọng nhiều hơn đến các giải pháp để tăng tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học, xây dựng phòng học bộ môn...
Điểm trường Tắc Rối (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My) được xây dựng từ nguồn kinh phí đóng góp của cộng đồng. Ảnh: CLB Bạn thương nhau cung cấp
"Gỡ khó" công tác bán trú
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng phòng GD&ĐT huyện miền núi Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết: Toàn huyện hiện có 70% HS tiểu học được học 2 buổi/ngày. "Hầu hết HS lớp 3 ở các điểm trường lẻ đã được chuyển về học ở điểm trường chính. Huyện Bắc Trà My vừa có thêm 3 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học tại các xã đặc biệt khó khăn.
Đến nay, Bắc Trà My đã có 7/14 trường phát triển theo mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học. Đây là điều kiện để HS lớp 3 ở các điểm lẻ được chuyển về học ở điểm trường chính. Chính vì vậy, khi triển khai Chương trình - sách giáo khoa mới cho lớp 1, một số nơi sẽ thiếu phòng học nếu tổ chức cho 100% HS tiểu học học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, ngành GD-ĐT chủ trương sẽ bố trí 100% HS lớp 1 học 2 buổi/ngày".
Nhờ sự chia sẻ và góp sức từ cộng đồng, các tổ chức xã hội, những năm qua, nhiều điểm trường lẻ ở huyện miền núi cao Nam Trà My (Quảng Nam) được xây dựng kiên cố. Như điểm trường Tắc Rối (thôn 3, xã Trà Tập) vừa mới khánh thành từ nguồn đóng góp và xây dựng của CLB Bạn thương nhau với kinh phí hơn 470 triệu đồng, gồm 2 phòng học, nhà ở GV, phòng bếp. Trước đó, 41 hộ dân làng Tắc Rối do lo sợ "họa núi đè" đã di dời về làng mới cách làng cũ khoảng 2 km khiến HS phải học tạm tại nhà dân. Đến nay, Nam Trà My chỉ còn 36/116 điểm trường lẻ chưa được kiên cố hóa.
Đối với những nơi chưa có điều kiện tổ chức bếp ăn bán trú, nhà trường có thể vận động cha mẹ HS hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn từ bên ngoài vào nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là cách làm của Trường Tiểu học Tiên Cẩm, trong đó, đối với những HS ở xa, phụ huynh đảm nhận việc cung cấp suất ăn trưa, nhà trường chịu trách nghiệm quản lý, cho HS ăn trưa, ngủ nghỉ tại trường, tránh tình trạng HS lang thang bên ngoài nhà trường để chờ đến giờ học.
UBND huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã chỉ đạo ngành GD-ĐT tập trung gỡ khó cho việc tổ chức bán trú tại các trường tiểu học trên địa bàn. Tính đến cuối năm học 2018 - 2019, 100% trường tiểu học trong huyện tổ chức học 2 buổi/ngày nhưng chỉ có khoảng 70% HS được học đủ 2 buổi/ngày. Tỷ lệ HS được ở lại bán trú tại trường chỉ khoảng 13%.
Điều này đã gây khó khăn cho phụ huynh khi phải đưa đón con ngày 2 buổi. Trường hợp phụ huynh không sắp xếp được việc đưa đón, phải chấp nhận phương án cho con ăn trưa tại các quán ăn gần trường hoặc HS tự mang cơm theo, các em cũng phải tự tìm chỗ chơi chờ đến giờ học buổi chiều. Chính vì vậy, chính quyền địa phương có kế hoạch ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các trường tiểu học, đảm bảo nơi ăn, ngủ, nghỉ cho HS.
Bữa ăn bán trú. Ảnh minh họa/ INT
Đầu tư trang thiết bị dạy - học
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho các trường là công việc thường xuyên và lâu dài của ngành GD-ĐT. Ngành GD-ĐT huyện Bắc Trà My đã chủ động rà soát, kiểm kê thiết bị dạy học ở các trường tiểu học, đối chiếu với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu mới của từng lớp do Bộ GD&ĐT ban hành để giữ lại các thiết bị dạy học còn tiếp tục sử dụng được, chỉ mua bổ sung các thiết bị dạy học mới hoặc còn thiếu so với danh mục mới theo tiến độ triển khai.
Sở GD&ĐT Kon Tum đã chủ động tham mưu UBND tỉnh chuẩn bị các điều kiện để áp dụng Chương trình - sách giáo khoa mới trên địa bàn tỉnh từ năm học 2020 - 2021. Trong đó, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của các trường học được đầu tư theo hướng khang trang, hiện đại, cơ bản đáp ứng nhu cầu và đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy học.
Trong năm học 2018 - 2019, Kon Tum đầu tư xây mới 128 phòng học, 225 công trình vệ sinh, 12 phòng học bộ môn, 56 phòng học chức năng, sửa chữa, nâng cấp 285 phòng học, 87 nhà vệ sinh và 83 phòng chức năng. Trong đầu tư xây dựng thêm phòng học mới, các địa phương đều hướng đến tính đồng bộ để đảm bảo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới lâu dài, hạn chế việc xây dựng nhỏ lẻ chỉ để đáp ứng trước mắt việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, phải điều chỉnh, bổ sung sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng.
Đối với những địa bàn thuận lợi như TP Đà Nẵng, ngành GD-ĐT đang đẩy mạnh xây dựng mô hình trường học thông minh, lớp học thông minh với mục tiêu đến năm 2020, có 50% số trường học là trường thông minh (smart school), trong giai đoạn 2017 - 2020 sẽ triển khai ít nhất mỗi trường học có một lớp học thông minh dùng chung để làm mô hình thí điểm.
Ngoài ra, ngành GD-ĐT Đà Nẵng còn hướng tới mục tiêu cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến thuộc thuộc lĩnh vực GD-ĐT ở mức độ 3 trở lên với các hồ sơ gửi qua mạng đều được ký số; Xây dựng cơ sở dữ liệu học bạ điện tử được ký số; xây dựng hệ thống học tập điện tử e-Learning bao gồm kho bài giảng điện tử và các công cụ dạy học được chia sẻ sử dụng chung bởi tất cả các cơ sở đào tạo; Triển khai rộng rãi các ứng dụng di động phục vụ giáo dục. Trước đó, Đà Nẵng đã mất 3 năm để hoàn thành mục tiêu 100% HS tiểu học được học 2 buổi/ngày.
Hà Nguyên
Theo GDTĐ
Hiệu quả bước đầu mô hình phòng học thông minh tại Bắc Ninh Mô hình phòng học thông minh triển khai tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bước đầu đã phát huy hiệu quả, được đông đảo giáo viên, học sinh đón nhận. Tỉnh Bắc Ninh đang tiếp tục đầu tư trang thiết bị thông minh để nhân rộng mô hình này. Trường THCS...