Đội Sao đỏ: Có nên lo ngại quyền lực sớm làm ảnh hưởng nhân cách trẻ?
Sau hàng loạt vụ việc gây “bão” dư luận trong giáo dục có liên quan đến đội Sao đỏ, đã có nhiều ý kiến đưa ra về việc nên xoá bỏ hoạt động này. Thực tế, đội Sao đỏ có đáng ngại?
Trao “ quyền lực” sớm
Sự việc một học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Quang Trung (Hải Phòng) phải đứng ngoài cổng trường giữa trưa nắng vì đi học sớm và bị đội Sao đỏ nhắc nhở mới đây, hay trước đó, vụ cô giáo ở Quảng Bình yêu cầu học sinh tát bạn 230 cái vì lớp thường xuyên bị trừ điểm, đứng thứ hạng cuối đã khiến dư luận không khỏi bức xúc.
Trên thực tế, không chỉ một số học sinh “ám ảnh” với 2 từ “Sao đỏ”, mà không ít giáo viên, phụ huynh cũng “sợ” đội ngũ này. Thêm một lần nữa, những mặt trái trong hoạt động phong trào trường học được đưa ra thành chủ đề bàn luận.
Theo ông Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội, một số em sau khi được giao chức năng, nhiệm vụ thì trở nên “soi mói” và làm quá vai trò của mình.
Đây không phải là lỗi của các em mà là do người lớn giao chức vụ sớm quá, cùng với đó, nền tảng văn hoá xã hội chưa cao dẫn đến những diễn biến không bình thường đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Ông Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội. Ảnh: NVCC
“Hoạt động đội Sao đỏ cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Thế nhưng, nghĩ cho cùng lợi bất cập hại, bởi các cháu được giao nhiệm vụ khi tuổi còn quá bé, ý thức nhận biết ứng xử với các trường hợp chưa tốt, có thể có những chiều hướng không tích cực. Vì thế, không cần thiết phải tiếp tục duy trì đội ngũ này”, ông Khang bày tỏ.
Video đang HOT
Về biện pháp quản lý học sinh, ông Khang cho rằng nên giao cho đội ngũ giám thị.
Lỗi không ở Sao đỏ
Ở góc nhìn khác, thạc sĩ, luật sư Trịnh Hữu Chung – người có hơn 20 năm công tác trong lĩnh vực giáo dục và phong trào Đoàn, Hội tại TPHCM – cho rằng: Bản chất đội Sao đỏ không có gì sai, nhưng cách thực hiện của một số trường hiện nay làm mất đi những mặt tốt khi mọi thứ đều quy ra điểm cộng, điểm trừ và tính thi đua.
Đội Sao đỏ là một nhóm tự quản giúp học sinh chia sẻ, tự hướng dẫn nhau am hiểu, chấp hành kỷ cương, kỷ luật, từ đó giúp trẻ biết mỗi cá nhân sẽ phải đảm nhiệm các vai trò khác nhau.
Cũng từng là đội trưởng đội Sao đỏ của Trường THCS Trần Đăng Ninh, TP.Nam Định, thạc sĩ Chung nhớ lại quãng thời gian còn là học sinh “cứng đầu” nhưng được chọn vào đội Sao đỏ.
Thay vì nghịch ngợm, bày trò cho các bạn, đội trưởng đội Sao đỏ khi ấy lại trở thành người nhắc nhở các bạn chấp hành nội quy của nhà trường, xếp hàng ngay ngắn, đeo khăn quàng, xách cặp giúp các bạn nhỏ vào lớp… Dần dần từ học sinh “cứng đầu”, cậu học trò biết tự ý thức được hành động của bản thân và làm gương cho các bạn khác noi theo.
Thạc sĩ, luật sư Trịnh Hữu Chung nhấn mạnh tới việc thay đổi quan niệm, xoá bỏ bệnh thành tích trong giáo dục. Ảnh: NVCC
Theo ông Chung, trường học là nơi dạy dỗ học sinh thành người tử tế, nhân ái, khoan dung nhưng cũng sẽ là một xã hội thu nhỏ.
Vì thế, dù là chức vụ như cán bộ lớp hay Sao đỏ cũng sẽ mang đến những lợi ích nhất định, giúp học sinh định hướng được những điều tốt đẹp. Nên duy trì đội ngũ học sinh gương mẫu này để phát huy năng lực chứ không phải biến trẻ thành “tai mắt”, thành công cụ kiểm soát của thầy cô, nhà trường.
“Việc bỏ đội Sao đỏ, có chăng cũng sẽ chỉ là hình thức nếu bản chất bệnh thành tích, áp lực thi đua trong trường học không được thay đổi”, thạc sĩ Trịnh Hữu Chung nhấn mạnh.
Để hạn chế được việc biến tướng của đội Sao đỏ, ông Chung đề xuất xây dựng đội này trên tinh thần tự nguyện, chọn lọc học sinh uy tín, thầy cô thường xuyên theo dõi, tập huấn cho các em và đặc biệt không được ảnh hưởng tới học tập, lạm dụng chức năng. Hãy để đội Sao đỏ trở thành người bạn thân thiết của học sinh.
Thi tốt nghiệp THPT 2020: Xóa bớt sự khủng hoảng niềm tin
Trước những băn khoăn lo lắng của dư luận về việc giao địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2020, đại diện Bộ GDĐT đã cho hay năm nay sẽ tăng cường thanh tra 3 cấp (bộ, tỉnh, sở) ở tất cả các khâu của kỳ thi, tại các Hội đồng thi, điểm thi, phòng thi... của địa phương.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2019 tại Hà Nội. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Đẩy mạnh giám sát xã hội
Liên quan đến việc tổ chức thanh tra, giám sát kỳ thi THPT 2020, TS Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) phân tích, cho dù các trường ĐH vẫn tham gia vào kỳ thi nhưng không cần thiết phải cử hàng chục ngàn giảng viên đổ về các địa phương gây tốn kém như những năm trước. Quan trọng nhất là phải đẩy mạnh giám sát xã hội, nếu chỉ giám sát trong nội bộ thì rất dễ có chuyện bưng bít, móc ngoặc với nhau...
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Marie - Curie Hà Nội chia sẻ, hàng năm tỉ lệ tốt nghiệp THPT của các tỉnh đạt 95% trở lên là phổ biến. Năm nay, rất nhiều trường ĐH, thậm chí những trường top đầu đều thông báo sẽ lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh, việc này thuận tiện cho các trường ĐH vì không phải tự tổ chức thêm một kỳ thi tuyển sinh, vừa vất vả lại tốn kém. Tuy nhiên, nỗi lo cũng bắt đầu từ đây. Đơn cử như kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường ĐH với địa phương ở cả ba khâu in sao đề thi, coi thi và chấm thi, còn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay không có sự tham gia của các trường ĐH mà giao toàn bộ cho địa phương. Như vậy có thể yên tâm được không...
Theo thầy Nguyễn Xuân Khang, tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, một số địa phương đã làm khủng hoảng niềm tin của xã hội mà dư âm đến nay, sau 2 năm, vẫn còn "nóng". Bài học kinh nghiệm mà chúng ta phải trả cái giá quá đắt, song cũng nhờ đó mà kỳ thi THPT quốc gia 2019 được tổ chức nghiêm túc hơn, đảm bảo được khách quan và công bằng cho người học, người thi.
Hiện Bộ GDĐT đang công bố dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT với nhiều điểm mới. Trong đó đáng chú ý là việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, cũng như trách nhiệm của người phụ trách các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi. Đặc biệt, năm nay, các tỉnh phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ của các thí sinh qua hệ thống dữ liệu điện tử. Bộ GDĐT sẽ lấy đó làm căn cứ đối sánh kết quả thi. Cuối cùng, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra và cùng với đó là các chế tài nghiêm khắc để xử lý các gian lận nếu có.
Như vậy quy định đã rõ ràng, vấn đề còn lại là làm sao thực hiện nghiêm túc quy chế này.
Cán bộ đạt yêu cầu mới được tham gia thanh/kiểm tra
Điểm khác biệt lớn nhất của quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm nay là Bộ GDĐT không huy động cán bộ, giảng viên trường ĐH tham gia coi thi, chấm thi. Điều này đồng nghĩa vai trò của công tác thanh tra thi nặng nề hơn. Để đảm bảo tính trung thực và khách quan của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Chánh Thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Đức Cường cho biết việc thanh tra, kiểm tra của 3 cấp (bộ, tỉnh, sở) được thực hiện ở tất cả các khâu.
Cụ thể, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay Bộ GDĐT chỉ đạo và tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra phải được tăng cường, theo nguyên tắc: Xác định rõ trách nhiệm trong công tác thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi đối với Bộ, UBND cấp tỉnh, Sở GDĐT; Việc thanh tra/kiểm tra đảm bảo đúng quy định của pháp luật; Đảm bảo thiết thực, hiệu quả và khả thi.
Ông Cường cho hay: Năm nay dù không huy động cán bộ, giảng viên trường ĐH tham gia coi thi, chấm thi nhưng lực lượng này vẫn được huy động tham gia công tác thanh tra kỳ thi. Bộ sẽ huy động cán bộ, giảng viên ĐH có đạo đức tốt, có kinh nghiệm tham gia hoạt động thanh tra/kiểm tra thi ở địa phương. Việc huy động cán bộ, giảng viên tham gia phải đảm bảo đúng các quy định pháp luật. Dự kiến có 2 nhóm khác nhau, một số tham gia các đoàn thanh tra/kiểm tra của Bộ; một số tham gia các đoàn của địa phương. Năm nay, ngoài lực lượng của Bộ và Sở như mọi năm, sẽ có thêm lực lượng thanh tra tỉnh. Theo ông Cường, công việc của các đoàn sẽ được thực hiện trên nguyên tắc tránh trùng lặp nhưng vẫn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Do đó, Bộ GDĐT sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ để chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra tỉnh tổ chức phù hợp.
Bộ GDĐT tổ chức thanh tra (hoặc kiểm tra) các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại 63 địa phương trong suốt thời gian coi thi, chấm thi (gồm các đoàn của Thanh tra Bộ, các đoàn của Ban Chỉ đạo thi quốc gia). Sở GDĐT tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi tại địa phương. Chủ tịch UBND cấp tỉnh chủ động tổ chức thanh tra/kiểm tra công tác tổ chức thi tại địa phương.
Sau khi Quy chế thi được ban hành, phương án thanh tra/kiểm tra thi được lãnh đạo Bộ phê duyệt (phương án gồm tổ chức đoàn của Bộ và phương án hướng dẫn tổ chức đoàn của địa phương), Bộ sẽ ban hành hướng dẫn thanh tra/kiểm tra thi. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ tiến hành tập huấn cho đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra với nhiều bước. Sở GDĐT sẽ tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên tham gia các đoàn của địa phương.
Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ tập trung vào một số nội dung chính như: Công tác chuẩn bị thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi; Công tác chỉ đạo, chuẩn bị và tổ chức thanh tra của tỉnh, Sở GDĐT; Chỉ đạo và hoàn thành chương trình cho học sinh lớp 12, đánh giá kết quả, đăng ký dự thi; Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị tại các nơi dự kiến đặt điểm thi; Công tác chuẩn bị của Ban in sao đề thi.
Kỳ thi THPT quốc gia 2020: Còn đó nỗi lo mang tên 'địa phương'? Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, một số địa phương đã làm khủng hoảng niềm tin của xã hội mà dư âm đến nay, sau 2 năm, vẫn còn "nóng". Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS -THPT Marie - Curie Hà Nội Theo thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS -THPT Marie - Curie Hà Nội, một trong...