Đội quân 100.000 con vịt đón ‘bão’ châu chấu tại biên giới Trung Quốc
Trước nguy cơ hàng trăm tỷ con châu chấu đang ập vào Trung Quốc từ biên giới Ấn Độ-Pakistan, 100.000 “binh sĩ” vịt đã được huy động để sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp.
Đài truyền hình nhà nước CGTN của Trung Quốc vừa công bố một đoạn video cho thấy cảnh hàng chục ngàn con vịt đi dọc đường biên giới Trung Quốc với nước láng giềng Pakistan – quốc gia đang phải đối mặt với nạn châu chấu tồi tệ nhất nhiều thập kỷ qua.
Trên mạng xã hội Twitter, CGTN chia sẻ video này cùng dòng chú thích ‘Các binh sĩ vịt tập trung ở biên giới để đương đầu với đàn châu chấu’. (Xem video dưới đây. Nguồn: CGTN)
Cộng đồng mạng tỏ ra thích thú về sự xuất hiện của ‘các đặc vụ kêu quạc quạc’ – kẻ thù tự nhiên của châu chấu – cũng như hào hứng bình luận về vấn đề này. Zhang Zehua, nhà nghiên cứu tại Viện Bảo vệ Thực vật thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, phát biểu với hãng thông tấn Tân Hoa rằng đàn châu chấu sa mạc ít khả năng di chuyển thẳng đến vùng nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên nguy cơ loài côn trùng này sẽ xâm nhập Trung Quốc vào mùa hè tới có thể gia tăng đáng kể do tình trạng bùng phát ở các nước láng giềng.
Các đàn châu chấu với số lượng có thể lên tới hàng trăm tỷ con, tàn phá toàn bộ mùa màng trên đường di chuyển của chúng, đã khiến cơ quan chức năng Pakistan phải ban bố tình trạng khẩn cấp. ‘Bão’ châu chấu trầm trọng nhất trong hơn hai thập kỷ qua đã phá hủy 40% vụ mùa tại quốc gia Nam Á này.
Giới chức địa phương cho biết đang xem xét nhập khẩu thuốc trừ sâu của Ấn Độ – một thương vụ ngoại lệ kể từ khi hai bên dừng hoạt động thương mại song phương liên quan đến tranh chấp lãnh thổ tại Kashmir.
Bản thân Ấn Độ cũng đã đầu tư thiết bị bay không người lái đặc biệt để phun thuốc diệt châu chấu. New Delhi còn cắt cử quan chức cấp cao đích thân giám sát tình hình.
Trước đó, đàn châu chấu đã tấn công khu vực Đông Phi, cụ thể là Kenya, Somalia, Eritrea và Djibouti. Sau đó, loài côn trùng này quét sang Tanzania, Uganda và Nam Sudan. Liên hợp quốc cảnh báo nạn dịch này có thể khiến 25 triệu người dân ở Sudan bị thiếu lương thực. Ngay trước khi thảm hoạ châu chấu bùng phát, gần 20 triệu người ở khu vực phía Đông châu Phi thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực do tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, với hạn hán và lũ lụt triền miên.
Châu chấu không đe dọa sức khỏe của con người và vật nuôi, nhưng lại gây hại cho ngành nông nghiệp và phiên toai cho đơi sông sinh hoat hang ngay cua con ngươi. Chúng ăn tât ca cac loai thực vật, lá, hoa, quả, hạt và thân cây.
Chúng là loài côn trùng sinh trưởng đơn độc sau đó tập hợp lại trong mùa sinh sản và dẫn tới hình thành những bầy lớn. Các bầy côn trùng này được hình thành ở miền Đông Ethiopia và Bắc Somalia sau đó lây lan ra toàn khu vực.
Theo FAO, dịch châu chấu lần này là ‘bộc phát’ khi một phần khu vực bị ảnh hưởng, tuy nhiên, nếu diễn biến trở nên tồi tệ hơn và không thể khống chế trong vòng một năm hoặc lâu hơn, thì đó sẽ trở thành ‘dịch bệnh’ châu chấu.
Trước đó đã có 5 dịch châu chấu sa mạc lớn trong những năm 1990, nạn dịch cuối cùng đã diễn ra hồi những năm 1987-1989 và đợt bộc phát lớn cuối cùng của loài côn trùng này là những năm 2003-2005.
Theo Hoàng Trang/Tin tức TTX
Trung Quốc cử 10 vạn "lính" vịt khỏe mạnh sang dẹp nạn châu chấu
Dịch châu chấu đã và đang hoành hành tại châu Phi và hiện đã bành trướng tới khu vực biên giới Tân Cương, Trung Quốc.
Dịch châu chấu là một trong những vấn nạn nghiêm trọng nhất đối với nền nông nghiệp. Lương thực, mùa màng và cuộc sống của hàng triệu người tại vùng bị châu chấu tấn công đều nhận những hậu quả nặng nề.
Mới đây với tình hình nghiêm trọng tại Pakistan, nước láng giềng Trung Quốc đã cử hơn 10 vạn con vịt sang cứu trợ.
Hình ảnh những chú vịt đang trên đường "hành quân". (Ảnh: Weibo Việt Nam)
Trung Quốc "cử" 10 vạn con vịt sang dẹp nạn châu chấu
Cụ thể, Pakistan đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc do tình trạng thiếu lương thực có thể xảy ra bởi nạn châu châu. Thậm chí còn gọi đây là "dịch châu chấu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ". Được biết dịch châu chấu này còn bành trướng sang các khu vực lân cận, điển hình là khu vực biên giới Tân Cương, Trung Quốc.
Theo thông tin từ Trung Quốc hơn 100.000 con vịt tại tỉnh Tân Cương đã được "cử đi" để đối phó với dịch châu chấu đang hoành hành mạnh mẽ này. Binh đoàn này đều là những chú vịt có thể chất khỏe mạnh, được huấn luyện bài bản tại Tân Cương để đối phó với dịch châu chấu ở biên giới hai nước.
Theo những hình ảnh được chia sẻ, hàng ngàn con vịt chạy dọc trên một con đường và chúng ăn những con châu chấu bay qua.
Hơn 100.000 con vịt tại tỉnh Tân Cương đang đến với nạn dịch.
Chúng rất hùng hổ và nhanh nhẹn.
Theo tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc năm 2018 một tập đoàn ở Tân Cương cũng từng sử dụng phương pháp này để đẩy lùi nạn châu chấu. Được biết một con vịt có thể xử lý trong phạm vi 4m2 và "xơi" châu chấu trong khoảng đó.
CĐM vô cùng ủng hộ
Sáng kiến sử dụng vịt diệt châu chấu đã nhân được CĐM vô cùng ủng hộ, nhiều người đã để lại bình luận rằng:
"Ý kiến quá xuất sắc, tôi ủng hộ hai chân hai tay".
" Chúc các đồng chí sớm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
" Sau vụ này đứa nào cũng béo mầm cho coi".
"10 vạn thiên binh thiên tướng ra trận aww dễ thương quá".
" Bình thường chỉ thấy vịt trên nồi, chưa bao giờ thấy vịt ngầu đến thế"
" Chó nghiệp vụ còn có cả vịt nghiệp vụ nữa hả, ông bạn hàng xóm đúng là cái gì cũng có thể nghĩ ra".
"Người anh em Trung Quốc lúc nào cũng độc đáo và dị trong việc phòng dịch bệnh hay diệt thiên địch của mùa màng mà".
"Vịt siêu nghiệp vụ, binh đoàn diệt châu chấu".
Đây quả là một sáng kiến tuyệt vời.
Kết
Đúng là một mũi tên trúng 2 đích, vừa là giải pháp thân thiện môi trường, kinh tế vừa khiến những chú vịt có bữa ăn chất lượng đúng không nào?
Hãy cập nhật, chờ đón những tin tức mới nhất và hấp dẫn nhất trên YANnhé!
Nguồn ảnh: Internet
Theo Yan
2 du thuyền chở hơn 1.300 du khách cập Cảng Chân Mây: Tín hiệu khả quan đối với du lịch miền Trung Trong những ngày qua, nhiều du thuyền cao cấp đến từ các nước có lịch trình cập cảng ở Việt Nam đã phải hủy do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong khi đó, sáng 19-2, hơn 1.300 du khách trên 2 du thuyền SILVER SPIRIT và CRYSTAL SYMPHONY đã cập Cảng Chân Mây (TT-Huế) để tham quan nhiều danh lam thắng cảnh tại...