Đội mũ bảo hiểm cho trẻ, thể hiện tình thương yêu
Mới đây, tại phố đi bộ Hồ Gươm, hàng nghìn người dân đã tham gia sự kiện đi bộ vận động toàn dân đội mũ bảo hiểm (MBH) cho trẻ em, phấn đấu đến năm 2020, có hơn 80% số trẻ em được đội MBH đạt chuẩn khi đi xe máy, xe đạp điện.
Thay mặt Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chính thức phát động toàn hệ thống chính trị và toàn dân thực hiện hiệu quả hành động đội MBH cho trẻ em.
Nhiều phụ huynh chưa có ý thức đội mũ bảo hiểm cho con em mình khi tham gia giao thông.
Nét đẹp văn hóa giao thông
Theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, hiện nay, nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm xảy ra mà nạn nhân là trẻ em, không ít trong số này do bố mẹ, người thân không chú tâm đội MBH đạt chuẩn cho trẻ. Đảng, Nhà nước luôn xác định bảo đảm trật tự ATGT là nhiệm vụ quan trọng, luôn quan tâm thực hiện các giải pháp để trẻ em được sống an toàn, trong đó có việc đội MBH,… Liên tục từ năm 2012 đến nay, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, TNGT liên tục được kéo giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. Từ gần 12 nghìn người chết do TNGT mỗi năm, đến năm 2018, con số này giảm còn hơn 8.000 người. Một trong những yếu tố làm giảm thương tích do TNGT chính là việc người dân thực hiện nghiêm chỉnh quy định đội MBH. Tuy nhiên, tỷ lệ đội MBH cho trẻ em còn thấp, dẫn đến tỷ lệ thương tích do TNGT ở trẻ em vẫn còn hơn 1.400 trẻ trong năm 2018. Học sinh là lớp công dân đặc biệt, các em cần tích cực tìm hiểu, tuân thủ quy định về ATGT, xây dựng hành trang ATGT đi đến tương lai. Hoạt động đội MBH cho hơn 3.000 học sinh lớp 1 tại sự kiện đi bộ vận động đội MBH cho trẻ em thể hiện tình yêu thương và lời cam kết mạnh mẽ của xã hội trong bảo vệ tính mạng cho thế hệ tương lai của đất nước, chung tay đẩy lùi nỗi đau do TNGT. Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đây là món quà và cũng là bài học thiết thực đầu đời dành cho các em học sinh, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật ATGT khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều trẻ em ngồi sau xe máy của cha mẹ, chưa đội MBH, người lớn, phụ huynh nhớ đội MBH cho mình và quên đội mũ cho con. Chính vì thế, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã kêu gọi mỗi người dân hãy thể hiện trách nhiệm trong thực hiện quy định về đội MBH, xây dựng văn hóa giao thông. Đặc biệt, người lớn thực hiện đội MBH cho con nhỏ, hướng dẫn con em đội MBH đúng cách là một hành xử văn hóa. Các bậc phụ huynh phải nêu gương cho con nhỏ trong việc tuân thủ quy định về ATGT, thực hiện nghiêm túc đội MBH cho trẻ em để giữ trọn ước mơ tương lai con em mình. Cần xem việc đội MBH cho trẻ là hành động yêu thương chứ không phải để đối phó với lực lượng chức năng trên đường. Lực lượng chức năng cần tiếp tục duy trì tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các vi phạm liên quan học sinh không đội MBH do thiếu sót của các bậc cha, mẹ. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với nhà trường tuyên truyền kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông cho các học sinh, đưa bộ tài liệu giáo dục ATGT vào giảng dạy đại trà, đặc biệt chú trọng quy định đội MBH.
Video đang HOT
Cải thiện an toàn cho trẻ
Theo các kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguy cơ chấn thương vùng đầu giảm 69%, nguy cơ tử vong giảm 42% nhờ đội MBH khi tham gia giao thông. Trong ba năm qua, Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (Quỹ AIP) đã phối hợp các sở, ngành của tỉnh Gia Lai triển khai dự án “Mũ bảo hiểm cho trẻ em” trên địa bàn tỉnh, trao hơn 9.000 mũ bảo hiểm đạt chuẩn đến tận tay giáo viên, học sinh thuộc 12 trường tiểu học tại vùng sâu, vùng xa trên địa bàn. Thành công lớn nhất của dự án chính là con số hơn 95% số học sinh tại các trường đã thường xuyên đội MBH và đội đúng quy cách khi tham gia giao thông. Cùng với đó, nhận thức của phụ huynh học sinh trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng cho con em đã được nâng lên một cách rõ rệt. Từ thành công này, trong thời gian tới, Quỹ AIP sẽ tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng khảo sát, tặng thêm MBH đạt chuẩn tại các trường tiểu học vùng sâu, vùng xa, tiến tới mục tiêu tất cả các em học sinh khi tham gia giao thông đều được đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn,… Bà N.Đrai-xin, Giám đốc Văn phòng Bắc Mỹ của Quỹ Liên đoàn Ô-tô quốc tế (Quỹ FIA) chia sẻ: Tôi đã khẳng định với các đặc phái viên của Liên hợp quốc rằng, các trường hợp tử vong do TNGT đường bộ có thể phòng tránh được, với thí dụ tại Việt Nam. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã tăng tỷ lệ đội MBH ở trẻ em từ 5% lên hơn 53% hiện nay và tiết kiệm được 3,5 tỷ USD, ngăn ngừa 500 nghìn ca chấn thương ở đầu và 15 nghìn trường hợp tử vong nhờ tăng tỷ lệ sử dụng MBH đạt chuẩn. Có thể thấy, Việt Nam đang chiến đấu hiệu quả với “đại dịch” tai nạn đường bộ toàn cầu.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đang tích cực triển khai Tháng cao điểm ATGT cho học sinh đến trường. Dù rất quyết tâm cải thiện tỷ lệ trẻ em đội MBH, song có thể thấy, không phải địa phương nào, đơn vị nào cũng thật sự quan tâm, nhiều cá nhân, gia đình vẫn đang coi đó là chuyện của người khác. Những biện minh cho việc không đội MBH cho trẻ vô hình trung đã đi ngược lại, làm giảm hiệu quả chủ trương tốt đẹp, được Chính phủ, Ủy ban ATGT quốc gia và nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế ủng hộ. Trên thực tế, ngay trong những ngày đầu năm học mới, tại một số trường học trên địa bàn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác, vẫn xảy ra tình trạng học sinh đầu trần đi xe đạp điện, hoặc cha mẹ chở các em đến trường không đội MBH. Hàng trăm, hàng nghìn trẻ em từng ngày vẫn phải đối diện nguy cơ bị đe dọa tính mạng khi đi xe máy. Theo kết quả khảo sát gần đây của AIP tại một số địa phương thí điểm triển khai chương trình đội MBH cho trẻ em cho thấy, tỷ lệ trẻ em tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh đội MBH khi tham gia giao thông rất thấp.
Một nghịch lý tồn tại nhiều năm qua, quy định bắt buộc đội MBH khi đi xe máy được thực hiện tương đối tốt ở người lớn, thì ngược lại, tỷ lệ này vẫn còn thấp đối với trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước. Nhiều bậc phụ huynh và một phần cộng đồng xã hội chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc thường xuyên đội MBH cho trẻ khi tham gia giao thông. Việc đội MBH đạt chuẩn cho trẻ khi tham gia giao thông, chính là hành động thể hiện tình yêu thương, gìn giữ trọn vẹn ước mơ tương lai cho con em mình và xây dựng một xã hội an toàn, thân thiện, văn minh.
MINH TRANG
Theo Nhân dân
Chi 160 tỷ xử lý sự cố sạt lở quốc lộ 91 ở An Giang
Bộ Giao thông Vận tải bàn giao việc khắc phục, xử lý sạt lở tuyến quốc lộ 91 bị sạt lở đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú cho tỉnh An Giang, với kinh phí 160 tỷ đồng.
Trưa 19/9, một lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cho biết Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc, bàn giao việc khắc phục, xử lý đoạn quốc lộ 91 bị sạt lở cho tỉnh An Giang.
Kinh phí để khắc phục đoạn sạt lở và triển khai các công việc tiếp theo là 160 tỷ đồng, do tỉnh An Giang chi trả.
Vụ sạt lở quốc lộ 91 xảy ra từ đêm 31/7 và rạng sáng 1/8. Vị trí sạt lở ăn sâu hơn một phần hai mặt đường với chiều dài 85 m, đe dọa sự an toàn của 26 hộ dân. Chính quyền địa phương đã di dời khẩn cấp các hộ dân trong vùng nguy hiểm.
Vị trí sạt lở quốc lộ 91. Ảnh: Anh Minh.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo Ban Quản lý dự án 7 và nhà thầu thi công thông xe tuyến tránh tạm, đảm bảo giao thông trên quốc lộ 91 được thông suốt. Khi đó, tỉnh An Giang ban bố tình huống khẩn cấp, cho thả bao tải cát nhằm ổn định đường bờ, gia cố mái ta luy.
Sau hơn 2 tuần, khu vực này tiếp tục bị sạt lở, nước cuốn trôi toàn bộ số bao cát được thả xuống để khắc phục sự cố. Đến 4h sáng 1/8, đoạn quốc lộ 91 qua xã Bình Mỹ tiếp tục sạt lở dài 30 m, ăn sâu vào sát nhà dân, gần như kéo sụp hoàn toàn đoạn đường qua khu vực này xuống sông Hậu.
Ngày 21/8, trực tiếp Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã khảo sát điểm sạt lở trên quốc lộ 91. Sau khi đi khảo sát và nghe báo cáo từ lãnh đạo tỉnh An Giang, Phó thủ tướng đánh giá mức độ sạt lở nghiêm trọng, khả năng tiếp tục xảy ra nếu không có giải pháp xử lý căn cơ.
Đoạn sạt lở quốc lộ 91, qua xã Bình Mỹ. Ảnh: Anh Minh.
Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn thành dự án đường tránh dài 5 km.
Phó thủ tướng đồng ý về chủ trương theo đề nghị của tỉnh An Giang và Bộ Giao thông Vận tải, sau khi tuyến tránh hoàn thành, sẽ bàn giao đoạn sạt lở trên quốc lộ 91 cho tỉnh quản lý.
Tỉnh An Giang phối hợp với với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải lập dự án xử lý đoạn sạt lở với kinh phí khoảng 160 tỷ.
Theo New zing.vn
TP.HCM: Tặng 300 mũ bảo hiểm cho học sinh Hơn 300 chiếc mũ bảo hiểm được Ban ATGT quận 9, TP.HCM trao tặng cho các học sinh trên địa bàn nhằm phát động tháng ATGT. Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Trưởng ban Chuyên trách Ban ATGT TP.HCM phát biểu tại buổi lễ Ngày 31/8, Ban ATGT quận 9, TP.HCM tổ chức lễ ra quân thực hiện tháng cao điểm an toàn giao...