Đổi mới tuyển sinh đại học: Sẽ không còn ‘đất’ cho dạy thêm tiêu cực
Đổi mới thi cử sẽ là khâu đột phá để khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, đưa việc dạy và học trở về đúng thực chất.
Nhiều ý kiến kỳ vọng việc đổi mới đánh giá kiểm tra, tuyển sinh ĐH sẽ hạn chế tình trạng dạy thêm – học thêm, luyện thi tràn lan – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nội dung này được đặt ra trong buổi đối thoại trực tuyến sáng qua (4.12) tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ, với sự tham gia của ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT; PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh, PGS-TS Đinh Xuân Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh.
Giảm áp lực học hành, thi cử
Rất nhiều phụ huynh gửi câu hỏi tới buổi tọa đàm đặt vấn đề việc đổi mới trong chương trình và thi cử có ngăn chặn được việc học thêm – dạy thêm tràn lan như hiện nay hay không?
Video đang HOT
Ông Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: “Dạy thêm – học thêm chắc sẽ vẫn còn nhưng không có tiêu cực, đồng thời phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của học sinh và đáp ứng được quyền lợi của các em”. Ông Hiển cho rằng hiện nay tình trạng dạy thêm – học thêm tràn lan có nhiều nguyên nhân, trong đó có từ chương trình. Học sinh đang phải học quá nhiều, có những kiến thức không thực sự cần thiết cho các em sau này… “Chương trình mới sẽ đảm bảo không có việc cào bằng như vậy, sẽ có những phần kiến thức để học sinh tự chọn. Nếu áp lực thi cử, học hành giảm cũng sẽ giảm được việc dạy thêm – học thêm. Và việc thay đổi ra đề thi sẽ khiến việc học thêm còn rất ít “đất” để tồn tại” – ông Hiển khẳng định.
Ông Hiển giải thích thêm rằng điều quan trọng là sẽ không đặt cả tương lai của học sinh vào một kỳ kiểm tra mà sẽ có đánh giá trong cả một quá trình. Hết môn nào, chuyên đề nào… sẽ có kiểm tra đánh giá thật chặt chẽ, nghiêm túc để áp lực thi cử giãn ra và như vậy bản thân người học sẽ không có nhu cầu học thêm, người dạy cũng không có “cớ” để gợi ý cho người học phải học thêm. Trong thời gian sắp tới, những kiến thức cần thiết sẽ được cung cấp ngay trong đề thi để học sinh có thể sử dụng mà không yêu cầu phải ghi nhớ một cách máy móc. Ông Hiển dẫn chứng: “Mấy năm vừa qua, đề thi ĐH tập trung nhiều vào kiến thức cơ bản, hạn chế kiến thức nâng cao nên nhu cầu luyện cấp tốc, các lớp luyện thi quá tải… đã bớt đi nhiều”.
Về vấn đề này, PGS Văn Như Cương nhấn vào chất lượng giáo dục. Ông nói: “Về nguyên lý, người ta chỉ muốn thêm cái mà người ta thiếu, khi đã được học ở một môi trường tốt, giáo viên giỏi… thì học sinh không còn có nhu cầu đi học thêm nữa”.
Đổi mới thi cử là đột phá lay chuyển cả hệ thống?
Ông Hiển cho rằng đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu đột phá trong đổi mới chất lượng giáo dục. Ông lý giải: “Đột phá là khi chọn “bấm nút” vào đó, nó sẽ làm rung động cả hệ thống theo hướng tích cực. Chúng tôi coi đổi mới kiểm tra, đánh giá là chỗ dễ “bấm” và đã “bấm” là có kết quả. Điều này sẽ tác động đến cả cách dạy, cách học; đến chính sách và tâm lý của phụ huynh học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục”.
Ông Hiển nói thêm: “Trong số các giải pháp thì chúng tôi coi đây là giải pháp ít tốn kém, hiệu quả có thể nhìn thấy rõ nhất nên sẽ là giải pháp then chốt, còn những giải pháp khác rất căn cơ, lâu dài mang tính quyết định như: nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới quản lý giáo dục… nhưng cần làm bền bỉ và quy mô hơn”.
PGS-TS Đinh Xuân Khoa cũng tán thành quan điểm của Thứ trưởng Hiển khi cho rằng với điều kiện còn khó khăn như hiện nay thì việc chọn thi cử là khâu đột phá sẽ tác động ngược lại đối với việc dạy và học thêm. “Thi cử có thể làm ngay trong năm tới mà chưa phải đầu tư để thay đổi về cơ sở vật chất, vẫn đội ngũ và điều kiện như hiện nay, chỉ cần chúng ta thay đổi cách nghĩ, cách làm. Còn về lâu dài thì phải cần rất nhiều nhóm giải pháp khác”.
Trong khi đó PGS Văn Như Cương lại tỏ ra băn khoăn về việc chọn khâu đột phá của Bộ GD-ĐT. Ông nói: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá rất quan trọng, nhưng tôi không kỳ vọng đó là khâu đột phá để lay chuyển, đổi mới được toàn bộ hệ thống. Đột phá phải ở chỗ chúng ta dạy cho học trò cái gì và áp dụng cái đó vào cuộc sống như thế nào. Nếu vẫn cứ học những cái vô bổ và kiểm tra vẫn 80 – 90% đạt yêu cầu thì cách kiểm tra đánh giá đó là thất bại”.
Theo TNO
Bạc mặt vì học thêm
Cuối tuần, ghé nhà anh bạn chơi, tình cờ thấy lịch học thêm của cậu con trai đang học lớp 5 ở một trường tiểu học của TP Biên Hòa (Đông Nai) mà tôi giật mình.
Lịch học không có thời gian trống để vui chơi: cac buôi sang trong tuân hoc ơ trương, chiều thứ hai đến thứ sáu học ở nhà cô chủ nhiệm, tối học thêm toán, tiếng Việt luyện thi vào Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thứ bảy, chủ nhật học tiếng Anh, bóng bàn ở nhà thiếu nhi tỉnh. Hỏi anh sao cho cháu học nhiều như thế, anh cho biết bạn bè, người thân, nhân viên dưới quyền ai cũng có con thi đậu vào trường đó, con mình mà không vào được thì biết ăn nói thế nào.
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là trường chuyên, từ khi Bộ GD-ĐT xóa trường chuyên lớp chọn ở bậc học này thì trường không còn chuyên. Thế nhưng trường vẫn tổ chức thi tuyển đầu vào hằng năm, tỉ lệ chọi còn hơn thi đại học! Năm học trước chỉ tiêu 120 em mà có tới 800 học sinh dự thi.
Vì thế, nhiều cha mẹ kỳ vọng con được học ở ngôi trường "danh giá" này, mong con đậu để cải thiện "thương hiệu" cho chính mình. Phụ huynh cho con luyện ngày luyện đêm chóng cả mặt, có trẻ còn được luyện thi từ những lớp dưới. Cha mẹ tạo áp lực vô cùng căng thẳng lên con trẻ.
2 Chị bạn có con đang học lớp 7 trường THCS cứ than thở chuyện học thêm của con. Chị bảo trẻ con bây giờ khổ thiệt, bạc mặt với việc chạy "sô" học thêm, học còn cực hơn đại học. Con chị lịch học thêm kín mít cả tuần. Học chính khóa các buổi sáng trong tuần và hai buổi chiều, còn lại học thêm, cả các buổi tối và chủ nhật. Sáng học về 11g, ăn xong, tắm rửa, gần 12g30 tiếp tục đi học thêm. 16g tan lớp, về nhà ăn qua quýt rồi khoác giỏ vào ca tối.
Chủ nhật muốn cho con nghỉ, nhưng thầy cô dạy ngày đó để không "đụng" môn khác nên đành cho trẻ "chạy tiếp". Không chỉ con trẻ mệt nhoài, uể oải mà ba mẹ chở con đi học từ nhà đến các điểm học thêm cũng mệt mỏi, phờ phạc cả người. Chị bỏ cả việc nhà, có ngày phải tranh thủ giờ giấc của cả cơ quan đưa con ngược xuôi học thêm, ngày mưa cũng như ngày nắng. Thấy con ngày càng ốm, cho ăn uống bồi bổ chẳng ăn thua, tính cho con nghỉ lại sợ không đạt học lực giỏi thì khó đủ điểm xét tuyển vào trường THPT công lập gần nhà.
3 Mới đây, một phụ huynh là người quen có con học một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cho biết cậu con trai lớp 4 đã được học hai buổi mỗi ngày mà vẫn còn phải đi học thêm. Lạ là nhà trường tổ chức dạy thêm ngay trong trường. Thấy con học hành ngày một mệt mỏi, căng thẳng mà xót xa. Để có thời gian cho giờ dạy thêm, nhà trường bắt học sinh vào học khá sớm. Học sáng xong, về chưa được nghỉ ngơi thì hơn 12g lại phải đến trường, học miết đến 5g chiều. Tối lại tất bật đưa con đến lớp học tiếng Anh. Phụ huynh nói rằng thấy con đuối sức nhưng không cho con học không được.
Theo Tuoitre
Cấm dạy thêm ở bậc tiểu học Ngày 27.11, Sở GD-ĐT Bình Phước vừa có công văn yêu cầu trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị; hiệu trưởng các trường THPT, THCS, dân tộc nội trú và tiểu học trên toàn tỉnh thực hiện nghiêm quy định dạy thêm, học thêm. Ảnh minh họa Sở này yêu cầu các trường, lớp đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không được để...