Đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc
Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, những người làm công tác dân tộc phải đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó; phát huy dân chủ tối đa; phối hợp chặt chẽ.
Bản Giang Mỗ (Hòa Bình) nằm dưới thung lũng chân núi Mỗ, xung quanh bản là màu xanh của nương lúa và núi rừng. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Động lực để các địa phương giảm nghèo nhanh, bền vững
Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1719/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025. Đây là một quyết sách lớn, cụ thể hoá chủ trương hết sức đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Chương trình được xây dựng trên cơ sở tích hợp các chính sách dành cho đồng bào DTTS nhiều năm qua cùng với những chính sách mới nhưng được thay đổi cơ bản về cách tiếp cận trong phát triển kinh tế – xã hội dành cho địa bàn đặc thù này, đó là chuyển dần từ các chính sách mang tính chất hỗ trợ sang đầu tư phát triển.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh cho rằng, đây là một Chương trình có sự đầu tư lớn nhất, có vai trò quan trọng nhất và được đồng bào các DTTS mong chờ. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách cho đông bào DTTS, đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay vùng đồng bào DTTS&MN vẫn là vùng khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế-xã hội (KT-XH) phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.
Vùng đồng bào DTTS&MN chủ yếu là núi cao, biên giới, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội kém nhất cả nước, xuất phát điểm rất thấp; biến đổi khí hậu, sự cố môi trường diễn ra nghiêm trọng và khó lường… Chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên rất khó khăn để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển KT-XH. Chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN tuy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng còn nhiều đầu mối xây dựng, quản lý, theo dõi; nguồn lực phân tán, dàn trải; chưa phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của vùng, phát huy nội lực của đồng bào để đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS&MN.
Cho nên Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, trong giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 sẽ tập trung đầu tư cho các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống thành cộng đồng. Mục tiêu là thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi, giữa đồng bào DTTS và đa số. Chương trình cũng sẽ dành nguồn lực đầu tư đáng kể cho các chính sách phát triển thông qua ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế, phát triển nguồn nhân lực kết hợp với các chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Các nội dung của chương trình được mong đợi sẽ hỗ trợ kịp thời để đồng bào DTTS tiếp cận được các dịch vụ cơ bản, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển so với các vùng phát triển của cả nước.
Video đang HOT
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh khẳng định, việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Đây chính là giải pháp quan trọng nhất, quyết định việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Kết luận số 65/KL-TW của Bộ Chính trị ngày ngày 30/10/2019 và các mục tiêu, chỉ tiêu đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, Nghị 120/2020/QH14 ngày 15/7/2020 của Quốc hội. Các nội dung đầu tư được thiết kế để tạo ra những tác động trực tiếp để các địa phương đạt được mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, phấn đấu đạt được mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2025, nâng mức thu thập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020.
Quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu ngay từ ngay đầu năm mới
Trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường trên thế giới cũng như trong nước, vùng đồng bào DTTS tiếp tục hứng chịu những khó khăn do dịch bệnh, thiên tai và những khó khăn nội tại chưa được giải quyết trong nhiều năm qua.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho rằng, năm 2022, ngoài việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, UBDT được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đòi hỏi công việc nhân lên gấp nhiều lần. Với điều kiện số lượng biên chế và tổ chức bộ máy không thay đổi, kinh nghiệm chưa có nhiều, điều kiện phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương ở bước đầu. Trong khi nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi phải có quyết tâm rất cao, phương pháp thực hiện cụ thể, quyết liệt, năng động, sáng tạo mới giải quyết được vấn đề.
Để hoàn thành mọi nhiệm vụ năm 2022 đề ra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cho rằng các đơn vị trong toàn ngành phải thực hiện nhiệm vụ trên phương diện mới, đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó; phát huy dân chủ tối đa; phối hợp chặt chẽ.
“Khi đạt được 5 thành tố này mới hoàn thành nhiệm vụ. Các Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT quán triệt 5 thành tố này và thực hiện tốt trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện từ đầu năm 2022. Trong quá trình xây dựng và ban hành các quy định, điều chỉnh các quy chế phải thể hiện được quan điểm, chủ trương này. Đây là những yếu tốt cốt lõi về mặt tư tưởng chỉ đạo để chúng ta thực hiện nhiệm vụ, cũng là bài toán để tháo gỡ khó khăn, tồn tại trong thời gian qua”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT nhấn mạnh.
Người đứng đầu UBDT cho biết: Trong năm 2022, UBDT tiếp tục rà soát, điều chỉnh lại toàn bộ hệ thống các quy chế, quy trình đã ban hành để phù hợp với các Nghị quyết mới, các quy định mới, thực hiện các yêu cầu đổi mới về mặt thể chế. Cụ thể hóa thành các Thông tư, quy định, quy chế trong phạm vi UBDT để tổ chức thực hiện ngay, đảm bảo tính chính xác, kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ. Các quy chế làm việc của UBDT cần được đánh giá, rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo hướng “Phân cấp mạnh mẽ; rõ ràng về chức năng nhiệm vụ, người chủ trì, người phối hợp; trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, chuyên viên từng Vụ, đơn vị” để gắn trách nhiệm và cá thể hóa trong quy trình, đảm bảo công tác phối hợp chặt chẽ.
TP Hồ Chí Minh ra mắt chương trình 'Thành phố nghĩa tình - kết nối yêu thương'
Sáng 9/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh và Trung tâm An sinh TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động tháng cao điểm "Vì người nghèo" năm 2021 và ra mắt chương trình "Thành phố nghĩa tình - kết nối yêu thương" trên ứng dụng an sinh của Trung tâm An sinh TP Hồ Chí Minh.
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh tiếp nhận tượng trưng số tiền ủng hộ Quỹ Vì người nghèo từ Tập đoàn VinaCapital.
Dự lễ có ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND Thành phố.
Phát biểu tại lễ phát động, bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Thời gian qua, các hoạt động chung tay vì người nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Qua đó, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung tay chăm lo để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân thành phố, góp phần thiết thực vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Trong 9 tháng đầu năm nay, toàn thành phố đã thu Quỹ "Vì người nghèo" đạt trên 115 tỷ đồng; tổng chi hỗ trợ trên 113 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng 3 căn nhà tình nghĩa với số tiền 126 triệu đồng; sửa chữa 14 căn nhà tình nghĩa trên 500 triệu đồng; xây dựng 98 căn nhà tình thương hơn 5 tỷ đồng; hỗ trợ 359 suất học bổng Nguyễn Hữu Thọ gần 500 triệu đồng; phụng dưỡng và tặng quà cho 156 trường hợp Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh nặng trên 1 tỷ đồng; chăm lo tết cho người nghèo trên 70 tỷ đồng ...
Thay mặt lãnh đạo Thành phố, bà Tô Thị Bích Châu kêu gọi những tấm lòng, sự chung tay giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, doanh nhân, cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, người Việt Nam ở ngoài nước, các tổ chức quốc tế tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ người nghèo, trẻ mồ côi, người yếu thế...có điều kiện sớm ổn định, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Cũng tại buổi lễ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và Trung tâm An sinh Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt chương trình "Thành phố nghĩa tình - Kết nối yêu thương" với chủ đề "Triệu người có giúp nhiều người khó" trên ứng dụng An sinh của Trung tâm An sinh Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình được thiết kế giúp nhà hảo tâm và người cần trợ giúp có thể tương tác trực tiếp trong suốt quá trình trao và nhận dưới sự giám sát và điều phối của Trung tâm An sinh Thành phố Hồ Chí Minh.
Người dân khó khăn cần hỗ trợ có thể truy cập ứng dụng và gửi yêu cầu cần hỗ trợ theo các gói hỗ trợ khác nhau có trị giá 300.000 đồng; 400.000 đồng; hoặc 700.000 đồng. Sau khi có đủ thông tin chi tiết nhân khẩu gia đình, danh sách sẽ được cập nhật lên hệ thống và sau khi các nhà hảo tâm xác nhận sẽ tài trợ, hệ thống sẽ gửi thông báo cho UBND, Mặt trận Tổ quốc cấp xã, phường để tiến hành xác minh. Theo chu kỳ 7 ngày hệ thống sẽ tính toán số quà và tiền của cá nhân cần trợ giúp được nhận, Trung tâm An sinh Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện giao quà và tiền theo hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản nếu cá nhân đã có sẵn tài khoản đã cập nhật trên hệ thống.
Bà Tô Thị Bích Châu cho rằng, việc ra mắt chương trình này có ý nghĩa rất quan trọng, là hành động thiết thực của lãnh đạo thành phố hướng đến công tác an sinh xã hội, lấy lợi ích chính đáng của người dân làm trung tâm của mọi chính sách và hành động.
"Trong gian khó, tình người càng tỏa sáng. Đây chính là lúc để phát huy cao độ bức tường thành vững chắc của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống "Tương thân tương ái", "Lá lành đùm lá rách", khơi dậy mạnh mẽ nghĩa đồng bào trong mỗi trái tim con người Việt Nam. Bởi chỉ có những hành động thiết thực xuất phát từ trái tim mới đến được với trái tim"- bà Tô Thị Bích Châu nhấn mạnh.
Ngay tại buổi lễ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ từ các đơn vị, cá nhân với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng; Trung tâm An sinh Thành phố tiếp nhận ủng hộ 15.000 túi an sinh với tổng trị giá 4,5 tỷ đồng.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố cũng đã tổ chức trao hỗ trợ đợt 1 của chương trình gồm 30 phương tiện làm ăn, phương tiện sinh hoạt với tổng trị giá hơn 515 triệu đồng. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố - Ban vận động, quản lý và sử dụng Quỹ "Vì người nghèo" Thành phố trao hỗ trợ 11 căn nhà với số tiền 528 triệu đồng.
Quỹ Vì người nghèo Thành phố hỗ trợ kinh phí đỡ đầu cho 65 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó với kinh phí 5 triệu đồng/sinh viên/năm; hỗ trợ 3.932 suất học bổng Nguyễn Hữu Thọ với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 8,4 tỷ đồng.
Ban Vận động tiếp nhận, phân phối tiền, hàng phòng chống COVID-19-Trung tâm An sinh Thành phố tiếp tục hỗ trợ 327.500 túi an sinh cho người dân khó khăn bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức với tổng kinh phí hơn 98 tỷ đồng.
Xây dựng nông thôn mới Hà Nội: Hướng mạnh tới đô thị hóa, đời sống người dân thêm sung túc Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn thủ đô Hà Nội đang là điểm nhấn về việc nâng cao chất lượng đời sống người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với quá trình đô thị hóa. Nông thôn chuyển mình Sau khi đạt chuẩn NTM, nhiều xã tại các huyện ngoại thành tiếp tục thực hiện xây...