ANTĐ – Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT phân tích, trên cả nước có gần 280.000 thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp cho thấy, việc đổi mới thi đã có tác động vào công tác phân luồng sau trung học.
Năm trước, thí sinh cứ tốt nghiệp là đi thi đại học, không cần biết mình có khả năng đỗ hay không vì mong gặp may. Nay với yêu cầu rõ ràng của kỳ thi THPT quốc gia cũng như mục đích của kỳ thi, nội dung thi đều được công khai đã giúp các em nhận thức tốt hơn về cơ hội công việc sau khi tốt nghiệp phổ thông.
Cần nhiều tác động hơn nữa để có sự phân luồng rõ rệt với học sinh tốt nghiệp phổ thông
Có thể thấy, hàng loạt các cảnh báo gần đây về tình trạng thất nghiệp của các cử nhân khi đào tạo đại học ồ ạt cũng đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ của người dân. Việc đầu tư cho con em mình có cơ hội học lên cao là đúng nhưng phải phù hợp với năng lực, tránh tình trạng vay mượn, đầu tư lớn vào 4 năm học đại học nhưng kết quả các em không theo được hoặc ra trường không đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Ông Hoàng Hữu Niềm, Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, với đặc thù của Hà Nội, tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT chọn vào đại học khá lớn (Hà Nội có gần 12.500 thí sinh không đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ trên tổng số hơn 80.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia). Nhiều gia đình sẵn sàng đầu tư cho con đi du học nếu trượt đại học trong nước. Trong khi đó, không phải học sinh nào cũng phù hợp với định hướng này, tuy nhiên để thay đổi quan điểm nhất định phải vào đại học của người dân vẫn phải cần quá trình lâu dài. “Để người dân thực sự lựa chọn đúng thì ở mảng dạy nghề vẫn cần có sự đầu tư thích đáng với những chính sách ưu tiên, khuyến khích đào tạo nghề nhiều hơn nữa” – ông Hoàng Hữu Niềm nhận định.
“Đào tạo phải gắn chặt với thị trường lao động”
Ông Nguyễn Văn Tuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội (ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) khẳng định như vậy, tại hành lang Quốc hội (QH) trong ngày 23-5, liên quan đến tình trạng cử nhân đại học thất nghiệp tăng đột biến. Theo ông Nguyễn Văn Tuyết, để giải quyết tình trạng này một cách căn cơ, phải điều tra, thống kê, dự báo về nhu cầu lao động một cách cụ thể và để các cơ sở đào tạo nắm bắt được điều đó, nhằm đào tạo ra những nhân tố phù hợp với yêu cầu của các DN. Phải xem thực sự nhu cầu xã hội và thị trường lao động cần đến mức nào thì đào tạo đến mức đó, tránh lãng phí, dàn trải và dễ dẫn đến tình trạng thừa cử nhân, nhưng vẫn thiếu việc làm phù hợp cho đội ngũ trí thức này.
Theo ANTĐ
Tin mới nhất
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...