Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học: Mỗi thay đổi nhỏ đều tạo nên hiệu quả lớn
Không chỉ thúc đẩy mỗi tập thể, cá nhân vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” còn tạo làn gió mới, góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Những năm gần đây, đổi mới trong giáo dục luôn được xem là xu thế mang tính toàn cầu. Công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam không phải chỉ là vấn đề của riêng ta mà phải thực sự “nhúng” sâu trong môi trường quốc tế. Đứng trước thực tế trên, việc đổi mới, sáng tạo trong dạy học trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết.
Bắt đầu từ những việc nhỏ
Cô giáo Nguyễn Thị Mai – người truyền đam mê Vật lý cho nhiều em học sinh.
Theo bà Trần Thị Thu Hà – Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, lao động trong ngành giáo dục mang tính đặc thù rất cao. Mọi thao tác lao động nghề nghiệp của người thầy có tác động đến hiệu quả kinh tế, định hướng phát triển của xã hội và là tấm gương phản chiếu một cục diện lao động của một thế hệ tiếp theo – bắt đầu từ học sinh đang được ảnh hưởng trực tiếp từ thao tác lao động của người thầy.
Một thế giới đang sáng tạo không ngừng để đổi mới. Những giá trị của ngày hôm nay có thể bị thay thế nhanh chóng bởi những giá trị khác trong một tương lai rất gần. Vận động, đổi mới góp phần xây dựng Thủ đô ngàn năm văn hiến là sứ mệnh của toàn ngành Giáo dục Hà Nội và sáng tạo để đổi mới là trách nhiệm mà mỗi nhà giáo phải gánh vác.
Theo bà Trần Thị Thu Hà – Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, lao động trong ngành giáo dục mang tính đặc thù rất cao. Mọi thao tác lao động nghề nghiệp của người thầy có tác động đến hiệu quả kinh tế, định hướng phát triển của xã hội và là tấm gương phản chiếu một cục diện lao động của một thế hệ tiếp theo – bắt đầu từ học sinh đang được ảnh hưởng trực tiếp từ thao tác lao động của người thầy.
Một thế giới đang sáng tạo không ngừng để đổi mới. Những giá trị của ngày hôm nay có thể bị thay thế nhanh chóng bởi những giá trị khác trong một tương lai rất gần. Vận động, đổi mới góp phần xây dựng Thủ đô ngàn năm văn hiến là sứ mệnh của toàn ngành Giáo dục Hà Nội và sáng tạo để đổi mới là trách nhiệm mà mỗi nhà giáo phải gánh vác.
“Cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGVNV) có trách nhiệm “nhìn lại quá trình” làm việc của mình để từ đó có cách thay đổi, tìm ra cách làm mới hơn, hay hơn, hướng tới hiệu quả hơn để cải thiện chính công việc đó cho một chu trình mới, ở một thời điểm mới. Thay đổi từ những công việc nhỏ là điều không khó.
Video đang HOT
Nhiều thay đổi nhỏ góp nên sự đổi mới lớn. Sáng tạo bắt nguồn từ lao động. Từ những phòng học đơn sơ đến những phòng học hiện đại, từ việc làm đơn giản đến những nghiên cứu khoa học, tất cả đều cần đến sáng tạo để làm tốt hơn, ý nghĩa hơn cho mỗi công việc của mình” – Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội khẳng định.
Tại quận Bắc Từ Liêm, xuất phát từ nhu cầu thực tế về đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lý trong giáo dục, đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã tham mưu UBND quận lựa chọn mô hình thi đua “4 ngày, 5 tốt” với “4 ngày” là: Ngày Tư vấn học đường, Ngày Pháp luật, Ngày thể thao, Ngày ngoại khóa tiếng Anh và “5 tốt” là: Tư vấn tốt, Chấp hành tốt Pháp luật và An toàn giao thông, Tinh thần tốt, Thể chất tốt, Học sinh nói tốt tiếng Anh để triển khai thực hiện trong năm 2018.
Từ khi Kế hoạch thực hiện mô hình chính thức được ban hành đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn. Đồng thời mô hình cũng đã được cụm thi đua số IV của Thành phố tham quan và đánh giá đây là mô hình thật sự sáng tạo, đổi mới, mang nhiều ý nghĩa thiết thực đối với CBGVNV, học sinh và cha mẹ học sinh.
Hay như tại quận Cầu Giấy, để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, ngoài việc triển khai các hoạt động chuyên môn thường kỳ, thời gian qua, phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy học” gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Theo đó, Phòng đã tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; chú trọng đẩy mạnh các phong trào thi đua, tôn vinh điển hình tiên tiến trong sáng tạo, đổi mới dạy học; tăng cường các hoạt động ngoại khóa, công tác truyền thông và hợp tác quốc tế để CBGVNV có cơ hội học tập, sáng tạo… Nhờ vậy, những năm qua, công tác giáo dục trên địa bàn quận luôn được thành phố đánh giá cao và được nhân dân ghi nhận.
Phát triển phong trào sâu rộng
Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” còn lan rộng đến từng cá nhân, thúc đẩy CBGVNV khơi bật tinh thần nghiên cứu và sáng tạo. Mặc dù là nhà quản lý, gánh vác nhiều trách nhiệm nặng nề nhưng cô giáo Nguyễn Thị Thu Hảo – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) vẫn luôn dành thời gian quan tâm đến hoạt động đổi mới, sáng tạo của giáo viên và học sinh. Bản thân cô Hảo đã chỉ đạo và tổ chức mô hình sáng tạo: “Em yêu môi trường Thủ đô”, “Em là Nhà khoa học nhí”, “Ngày hội nhà bác học tương lai”, “Sáng tạo sử dụng đồ tái chế”. Đồng thời tạo mọi điều kiện, khích lệ giáo viên và học sinh tham gia Hội thi sáng tạo thanh thiếu niên cấp Thành phố, cấp quốc gia.
Hay như cô giáo Nguyễn Thị Mai (Trường THCS Cầu Giấy, TP Hà Nội) đã hết lòng vì con trẻ. Với mong muốn học sinh sẽ có những trải nghiệm thú vị đối với môn Vật lý, cô Mai đã bỏ công sức nghiên cứu và thiết kế ra hệ thống phối hợp các máy cơ đơn giản, bộ thí nghiệm nghiên cứu lực điện từ, bộ thí nghiệm chưng cất nước… để phục vụ cho các bài học cụ thể.
Điều đặc biệt, nguyên liệu của những sản phẩm này đều được tận dụng từ những đồ dùng cũ, đồ phế liệu và đồ có sẵn trong gia đình. Bên cạnh đó, thông qua các phương pháp dạy học mới, cô cũng tạo cơ hội cho học sinh tự chế tạo ra các sản phẩm để khơi dậy tiềm năng sáng tạo của các em. Một loạt các sản phẩm như: Kính tiềm vọng, ròng rọc vận chuyển nước từ tầng 2 lên tầng 3 của trường; nhạc cụ cùng các buổi biểu diễn âm nhạc; các sản phẩm trong dự án tác dụng của dòng điện… của học sinh đã cho thấy sự thành công của cô trong hành trình truyền lửa đam mê cho các em.
Tương tự, với suy nghĩ và quan niệm “Tôi mong các em yêu thích môn Văn bằng một tình cảm tự nhiên nhất, chân thành nhất, yêu bởi vì yêu. Với tôi, cái đích cuối cùng của việc dạy Văn – đó là dạy làm người”,cô giáo Nguyễn Kim Anh (Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa, TP Hà Nội) đã thành lập nhóm “Văn hóa đọc” và thường xuyên tổ chức cho học sinh cùng phụ huynh tham gia các chuyến hành trình dài về nguồn khắp các vùng miền của Tổ quốc.
Thông qua các chuyến hành trình, các em được hòa mình vào thực tế, được cảm nhận, thấu hiểu và tự nghiệm ra nhiều điều. Những bài thơ, bài văn cảm động do chính học sinh của cô sáng tác sau mỗi chuyến hành trình là một thành quả đầy sâu lắng cho hành trình nỗ lực, nhiệt huyết không biết mệt mỏi của cô.
“Sau những lần được học trò tôn vinh, tôi rất sợ phải trải nghiệm cảm giác “tự ngượng” do giờ dạy nào thiếu lửa, sơ nhạt. Đối mặt với những giờ dạy như thế, tôi luôn tự hỏi, có hay không niềm ân hận của trò vì đã tôn vinh mình? Được học trò tôn vinh không phải là vương miện của sắc đẹp nhận khi trẻ tuổi, vết chân thời gian in dấu là thôi mà là sự vinh danh cho trí tuệ, tâm huyết và tình cảm thân thương với các trò. Thế nên đã chọn làm thầy là bước vào con đường cần luôn cố gắng không ngừng nghỉ” – cô giáo Nguyễn Kim Anh chia sẻ.
Phạm Thảo
Theo laodongthudo
Khen thưởng nam sinh trả 50 triệu nhặt được cho người đánh mất
Em Nguyễn Tấn Hiếu là học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Duy Hiệu (Quảng Nam), nhặt được bọc tiền ở trong có 50 triệu đồng đã tìm người đánh rơi để trả lại.
Chiều 19/12, ông Lê Quang Quỳnh, Phó bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam, cho biết cơ quan sẽ trao bằng khen và tuyên dương hành động đẹp của một học sinh lớp 12 trên địa bàn nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
"Chúng tôi sẽ tặng bằng khen và trao thưởng cho nam sinh Hiếu đã có hành động đẹp này. Đây cũng là tấm gương cho các bạn trẻ nhân rộng hơn nữa", ông Quỳnh nói.
Trước đó khoảng 19h tối 15/12, em Nguyễn Tấn Hiếu (học sinh lớp 12/10 Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) đi học về thì thấy một phụ nữ đi xe máy từ nhà ra đường, đánh rơi một bọc tiền.
Sau đó, Hiếu cầm bọc tiền vào ngôi nhà trên hỏi thì biết người phụ nữ là người thân của gia đình này. Hiếu đã nhờ gọi điện thoại cho người phụ nữ đến để trao số tiền lại ngay trong đêm.
Nam sinh Nguyễn Tấn Hiếu trả lại 50 triệu đồng nhặt được cho người đánh rơi. Ảnh: Mạnh Trường.
"Khi thấy chiếc bọc rơi, em nhặt lên kiểm tra và thấy rất nhiều tiền trong đấy. Em nghĩ phải cố gắng trả lại cho người mất vì tiền này không phải của mình", Hiếu nói.
Người đánh rơi số tiền này được xác định là chị Phan Thị Thanh Nga (trú khối phố Ngọc Tam, phường Điện An, thị xã Điện Bàn). Số tiền trong bọc chị đánh rơi khoảng 50 triệu đồng.
Thầy Phạm Tấn Sáu, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Duy Hiệu, cho hay Hiếu là một học sinh chịu khó, vượt qua hoàn cảnh để có hành động đẹp.
"Hành động của Hiếu đáng được tuyên dương và trân trọng, đây là việc làm nhiều em học sinh cần noi gương. Sắp tới trường sẽ tuyên dương Hiếu với hành động đẹp này", thầy Sáu chia sẻ.
Gia đình Hiếu thuộc diện hộ cận nghèo, cha bị khuyết tật câm điếc và bị bệnh thận 2 năm nay. Hiếu còn có một người em trai cũng bị khuyết tật bẩm sinh đang ở Làng Hy vọng Đà Nẵng.
Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu (chấm đỏ) nơi Hiếu học tập. Ảnh: Google Maps.
Theo Zing
Thêm một trường cao đẳng tuyển sinh ngành Dược, Điều dưỡng Trường Cao đẳng Việt Mỹ (APC) vừa công bố sẽ chính thức tuyển sinh 02 chuyên ngành mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ là Dược và Điều dưỡng, bắt đầu từ năm học 2018 - 2019. Bắt đầu từ tháng 03/2019, Trường Cao đẳng Việt Mỹ sẽ tuyển sinh ngành Dược và Điều dưỡng. Qua 11 năm dần khẳng định uy...