Đổi mới sách giáo khoa phải cần tới 34.000 tỷ đồng?
Theo Bộ GD-ĐT, chi phí cho chương trình và SGK chiếm khoảng 5.000 tỷ đồng. Còn hơn 29.000 tỷ đồng dành cho 7 – 8 phần việc khác
Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông sau năm 2015 vừa được đưa ra thảo luận tại Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
Giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 có tính khả thi cần khoảng trên 34.000 tỷ đồng đầu tư. Vấn đề này cũng được Bộ GD-ĐT một lần nữa giải thích cụ thể trong buổi họp báo chiều 15/4.
Việc biên soạn SGK mới phải đáp ứng được sự thay đổi trong cách giảng dạy, học tập cũng như đáp ứng được sự đổi mới trong kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh (ảnh minh họa)
SGK sẽ được biên soạn một mạch từ lớp 1-12, không cắt khúc
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), thường trực Ban soạn thảo Đề án đổi mới chương trình, SGK phổ thông cho biết, Chương trình đổi mới SGK theo Nghị quyết 40 của Quốc hội đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu và cần thiết phải ban hành Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Từ lần đổi mới SGK gần đây nhất là năm 2000 cho đến nay đã là 14 năm. Khoa học công nghệ, tri thức trên thế giới từ đó đến nay đã có nhiều thay đổi nên chương trình SGK cũ dù đã thẩm định tốt nhưng vẫn còn những bất cập, hạn chế. Vì vậy, để thực hiện Đề án Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đào tạo thì cần thiết phải thay đổi chương trình SGK.
Theo ông Đỗ Ngọc Thống, việc thay đổi SGK lần này khác những lần trước ở chỗ, chuyển từ cách tiếp cận nội dung, chạy theo kiến thức sang hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh. Bản chất của sự thay đổi này là không chỉ yêu cầu học sinh biết cái gì mà phải biết làm gì khi vận dụng kiến thức đó vào trong cuộc sống. SGK mới phải đáp ứng được sự thay đổi trong cách giảng dạy, học tập cũng như đáp ứng được sự đổi mới trong kiểm tra, đánh giá của giáo viên và học sinh.
Video đang HOT
Công tác biên soạn SGK sẽ thực hiện một mạch từ lớp 1 đến lớp 12 chứ không làm theo kiểu cắt khúc, cuốn chiếu như trước kia.
Do yêu cầu tích hợp nên, Đề án đổi mới SGK sẽ giảm bớt được số lượng môn học, lựa chọn nội dung kiến thức để học sinh vận dụng tốt. Bộ GD-ĐT đã tiếp thu kinh nghiệm biên soạn SGK trên thế giới nên SGK mới không phân ban, giữa các ban, học sinh chỉ học một số môn bắt buộc, còn lại các môn khác cho học sinh tự chọn.
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, đổi mới chương trình, SGK lần này trên tinh thần tận dụng trang thiết bị hiện có, chỉ bổ sung những thứ thật sự thiết thực, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và học tập. Số kinh phí đầu tư cho trang thiết bị không nhiều như những lần trước. Bộ GD-ĐT sẽ đưa những tiêu chuẩn tối thiểu để các địa phương và trường học trên cả nước đảm bảo triển khai chương trình SGK mới.
Vấn đề về số tiền cho Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo chí và dư luận xã hội
Hơn 34.000 tỷ đồng không chỉ biên soạn SGK mà còn 7 – 8 đầu việc khác
Vấn đề thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo chí là trong những lần trình Đề án trước, để đổi mới chương trình SGK, Bộ GD-ĐT đã đưa ra con số 70.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong lần giải trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển rút ngắn con số này xuống còn hơn 34.000 tỷ đồng.
Trả lời câu hỏi thắc mắc về sự thay đổi trên của đông đảo phóng viên báo chí, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống nhấn mạnh, con số 34.000 tỷ đồng chỉ là kinh phí dành cho đề án Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015. Ngoài ra, trong giải trình gửi Chính phủ, Bộ GD-ĐT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng thêm 2 đề án nữa là Đề án Đổi mới đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, và Đề án Xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng điều kiện tối thiểu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Con số 34.000 tỷ đồng chỉ là khái toán cho 7 – 8 đầu việc, không chỉ mình chương trình, SGK mà còn là bồi dưỡng, đào tạo lại hàng triệu giáo viên đang đứng lớp của 35.000 trường học trên cả nước và nhiều hạng mục đầu tư khác trong cả chục năm tới.
“Đổi mới chương trình và SGK chỉ là tên Đề án, trong Đề án còn có chi tiết nhiều phần việc khác. Trong đề án này, chi phí làm chương trình và SGK chiếm khoảng 5.000 tỷ đồng. Còn lại hơn 29.000 tỷ đồng dành cho 7 – 8 phần việc khác như bồi dưỡng giáo viên, đầu tư trang thiết bị dạy học…
Trước hết, Bộ GD-ĐT mới chỉ làm khái toán sơ bộ. Số tiền dành cho Đề án còn phải thẩm tra nhiều lần. Bộ không giấu diếm số tiền, nhưng trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nói con số chính xác là rất khó. Sự biến động kinh tế- xã hội chỉ trong vòng 2 năm tới cũng đã là rất lớn, chưa nói đến việc tới năm 2023 mới kết thúc Đề án đổi mới chương trình SGK”- ông Thống nói.
Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 còn phải trải qua quá trình thẩm định của Bộ Tài chính và nhiều cơ quan khác cũng như sự thẩm tra của Quốc hội.
Ngay sau khi giải trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 15/4, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Uỷ ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015. Theo định hướng của Ủy ban là vẫn quyết tâm đưa Đề án ra Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 5 tới với yêu cầu Bộ GD-ĐT bổ sung những góp ý trong buổi làm việc với Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/4 một cách đầy đủ.
Nếu không có gì thay đổi, ngày 25/4, Uỷ ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sẽ chính thức thẩm định lại Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015. Sau đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dựa trên cơ sở thẩm định của Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội để thẩm định chính thức. Nếu được mới đưa ra Quốc hội đóng góp ý kiến vào tháng 5/2014./.
Theo VNE
Phần lớn học sinh đăng ký môn thi tốt nghiệp theo khối thi đại học
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, ngoài hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn đã công bố, từ ngày 25-4 đến 7-5, các trường sẽ tổ chức phát, thu phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm quản lý thi. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cho học sinh (HS) rà soát và ký xác nhận. Trong thời gian này, học sinh có thể cân nhắc khi đăng ký dự thi hai môn tự chọn.
Học sinh lớp 12 Trường THPT A Nghĩa Hưng (Nam ịnh) trong giờ ôn tập môn Toán.Ảnh: XUÂN KỲ
Măc dù chưa đến thời điểm các tỉnh, thành phố công bố chính thức số lượng HS đăng ký môn thi tốt nghiệp tự chọn, tuy nhiên, nhiều trường phổ thông đã có thống kê sơ bộ. Thầy giáo Dương Văn Bảng, Hiệu trưởng Trường THPT Tam Dương II (Vĩnh Phúc) cho biết: Tổng số HS lớp 12 của nhà trường năm nay là 206 em. Qua ba lần khảo sát, nhìn chung số lượng HS đăng ký môn thi tự chọn không thay đổi nhiều. Theo thầy Bảng, việc HS đăng ký các môn tự chọn nào là do các em quyết định, nhà trường chỉ góp phần định hướng. Môn Tiếng Anh có ít HS đăng ký là do mặt bằng kiến thức chung của các em chưa cao. Bên cạnh đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT lại gắn liền với kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, cho nên phần lớn các em chọn môn thi tốt nghiệp theo khối thi đại học.
Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo (GD và T) Vĩnh Phúc Hoàng Minh Quân cho biết: ến thời điểm này cơ bản các trường trung học phổ thông đã tổ chức cho học sinh đăng ký môn thi tốt nghiệp. Mặc dù bây giờ chưa phải thời điểm công bố, nhưng có thể thấy, phần lớn các em lựa chọn những môn học như: Tiếng Anh, Hóa học, Vật lý. Thực tế cho thấy, tỷ lệ các em thi đại học khối C của Vĩnh Phúc những năm qua chỉ đạt 12%, năm nào nhiều là 15%. Theo đồng chí Quân, hình thức thi tốt nghiệp năm nay giúp HS tự định hướng môn học, ngành học trong tương lai theo đúng sở thích, khả năng của mình.
Tại Thái Bình, thầy giáo Vũ Minh Thuật, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Tiền Hải cho biết: Sau khi Bộ GD và T công bố môn thi bắt buộc và các môn tự chọn, HS vẫn học bình thường như trước. Năm nay, nhà trường có khoảng 80% số HS đăng ký thi môn Vật lý, Hóa học; ít HS đăng ký thi nhất là môn Lịch sử với bảy trong tổng số 599 em. Các năm trước đây cũng thế, chỉ có khoảng mười em thi khối C; 80% số HS đăng ký các môn thi thuộc khối A, B. Do là môn thi tự chọn, cho nên số lượng HS đăng ký các môn thi cũng khác nhau, có lớp chỉ vài em. Do đó, nhà trường gặp khó khăn trong việc hướng dẫn, tổ chức ôn tập, ôn thi cho HS. Tuy nhiên, cái gì có lợi cho học sinh thì xã hội và nhà trường nên làm, thầy Thuật khẳng định.
Em Tô Thị Thanh Loan, HS lớp 12A1, Trường THPT Tây Tiền Hải cho biết: Năm nay em dự định thi đại học khối A1, cho nên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT em sẽ đăng ký môn tự chọn là Vật lý và Tiếng Anh. Theo em, nhiều trường, nhiều bạn không lựa chọn môn Vật lý, Tiếng Anh hoặc các môn học khác để thi tốt nghiệp cũng là điều bình thường vì ngay từ cấp THCS, các HS đã hướng tới ngành nghề mình chọn sau này, cho nên sẽ dành thời gian nhiều hơn cho các môn học liên quan, em Loan chia sẻ.
Cô giáo Cà Thị Hoan, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bộc Bố (Pác Nặm, Bắc Cạn) chia sẻ: Năm nay, tổng số học sinh lớp 12 của nhà trường là 166 em. Qua các lần khảo sát, có gần 100% số HS lựa chọn đăng ký thi tốt nghiệp các môn Lịch sử, ịa lý. Lý do HS đăng ký hai môn này nhiều hơn các môn học khác là vì các em dự định thi đại học khối C.
Tại Trường THPT Phan ình Phùng, TP ồng Hới (Quảng Bình), cô giáo Nguyễn Thị Bá, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Ngay từ đầu năm, nhà trường đã tổ chức ôn thi tốt nghiệp cho HS với ba môn chính là Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. ối với những môn học có ít HS đăng ký, nhà trường vẫn tổ chức ôn thi bình thường. Năm nay, môn Lịch sử có 27 trong số 350 em đăng ký thi. Chánh Văn phòng Sở GD và T Quảng Bình Hà Văn Nhân khẳng định: Trước khi Bộ GD và T có thông báo số môn thi tốt nghiệp, tỉnh Quảng Bình tổ chức ôn thi sáu môn, bây giờ là tám môn. Bên cạnh việc học chính khóa trên lớp, hiện có hơn 10 nghìn học sinh khối 12 của tỉnh đang tập trung ôn thi.
Mặc dù ngày 7-5 mới là hạn cuối đăng ký môn thi tự chọn nhưng ngành GD và T tỉnh Nam ịnh đã cơ bản hoàn thành công tác đăng ký môn thi tốt nghiệp. Tính đến ngày 10-4, tỷ lệ HS đăng ký môn Hóa học ở Nam ịnh là 72,19%, Vật lý 72,29%, ịa lý 15,7%, Sinh học 14,3%, Ngoại ngữ 20,43% và Lịch sử 4,33%. áng chú ý, có tới tám trường THPT không có HS chọn thi môn Lịch sử. Giám đốc Sở GD và T Nam ịnh Nguyễn Văn Tuấn cho biết: Số lượng HS đăng ký thi môn Lịch sử đạt thấp phản ánh định hướng nghề nghiệp của HS, không đồng nghĩa với việc HS ở Nam ịnh không thích học môn này. Những năm gần đây cũng thế, tỷ lệ HS đăng ký thi đại học khối C của tỉnh chỉ khoảng từ 3% đến 4%. Tuy nhiên, sở vẫn chỉ đạo các trường dù có ít HS chọn thi môn Lịch sử vẫn tổ chức ôn tập chu đáo, bảo đảm chất lượng và hiệu quả cho kỳ thi sắp tới.
ể thực hiện tốt việc đăng ký môn thi tốt nghiệp, các trường THPT có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ đăng ký dự thi cũng như các hồ sơ có liên quan đến kỳ thi; xem xét điều kiện dự thi của từng thí sinh, xác nhận tư cách thí sinh. Những thí sinh có hồ sơ không hợp lệ, không đủ điều kiện theo quy định sẽ không được thi tốt nghiệp, nhà trường cần thông báo trực tiếp cho thí sinh. Sau khi việc đăng ký môn thi hoàn tất, các trường phổ thông lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh, lớp. áng chú ý, ngày 7-5 là hạn cuối đăng ký dự thi, thí sinh không được đổi môn thi tự chọn.
Theo VNE
Liệu có khả thi? Liên quan đến vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các thành viên...