Đổi mới nhà trường, hiệu trưởng cần thích ứng
Theo TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Học viện Quản lý Giáo dục, năng lực thích ứng ( AIlaptability Quotient -AQ) ngày càng quan trọng với các nhà lãnh đạo – những người đứng đầu tổ chức, trong đó có lãnh đạo nhà trường. AQ là khả năng thích ứng, duy trì sự thay đổi của môi trường và đổi mới nhà trường.
ảnh minh họa
Quản lý giáo dục trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 phải cố gắng hướng đến môi trường làm việc chuyền nghiệp: dẫn đầu với sự đồng cảm; tìm hiểu thông qua việc tự điều chỉnh; tạo các giải pháp cùng thắng.
Còn IQ (Intelligence Quotient): Sự thông minh, kiến thức và hiểu biết của một người. EQ (Emotional Quotient): Thấu hiểu cảm xúc và khả năng giúp đỡ bản thân cũng như những người khác vượt qua hoàn cảnh của họ.
Một nhà quản lý có khả năng thích ứng phải xem tất cả những thay đổi, bất kể là giống với mong đợi hay không, là một phần hiển nhiên trong đời người, nếu muốn trở nên thành công hơn trong công việc phải đối diện với sự thay đổi và cần biết chấp nhận nó.
Video đang HOT
Trong quản lý giáo dục nói riêng và quản lý nói chung, để lãnh đạo, quản trị nhà trường thích ứng với bối cảnh mới, nhà quản lý cần tiến hành qua 3 giai đoạn: quan sát sự kiện và các mẫu; giải thích và phát triển các giả thuyết; thiết kế giải pháp can thiệp.
Những bước này lặp đi lặp lại, khi đã hoàn thành tất cả các giai đoạn, cần lặp lại quá trình và tinh chỉnh các quan sát, giải thích và can thiệp cho đến khi hài lòng với các giải pháp. Trong quá trình đó, nhà quản lý cần tập trung vào giá trị thay vì vào nỗi sợ hãi; chấp nhận quá khứ, “chiến đấu” cho hiện tại và tương lai và đừng trông đợi vào sự ổn định.
4 bước bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho các nhà quản lý
Trong bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để cải thiện AQ cho các nhà quản lý giáo dục (cũng như bất kỳ ai) có thể sử dụng mô hình “Các bước để chấp nhận trách nhiệm. Mô hình này bao gồm 4 bước: See it, Own It, Slove it và Do It.
Nhận ra sự thay đổi (See it): Nhận ra sự thay đổi là điều cần thiết. Bước này liên quan đến việc đánh giá điều gì khiến sự thay đổi là cần thiết, buộc phải sẵn sàng để thay đổi và kiểm soát nó với một thái độ cởi mỏ và thẳng thắn.
Để nhận ra sự thay đổi, nhà quản lý giáo dục buộc phải đón nhận các góc nhìn của những người khác (người học, người dạy, nhân viên, các bên liên quan) bằng cách đặt câu hỏi về tình huống cũng như yêu cầu họ đưa ra các phản hồi tích cực và có tính xây đựng về cách mà nhà quản lý dự định sẽ đối phó với sự thay đổi.
Phải có các góc nhìn để nhìn thấu vào bản chất của sự thay đổi. Nhà quàn lý giáo dục ở mọi cấp phải biết lắng nghe kể cả những điều “khó chấp nhận nhất” để hiểu được cần linh hoạt trong việc thích nghi trước thay đổi như thế nào và bằng cách nào để sự thay đổi đó tạo ra hiệu quả. Chủ động tìm kiếm các cơ hội để điều chỉnh lại bản thân, người khác và tổ chức nhằm đạt được các kết quà mong muốn.
Làm chù sự thay đổi (Own It): Nhà quản lý giáo dục phải giúp cho mọi thành viên hiểu về sự thay đổi, biết cách thực hiện sự thay đổi. Huy động mọi người cùng tham gia bàn bạc, xây dựng kế hoạch thực hiện sự thay đổi và phải hành động theo nguyên tác là tất cả mọi người đã tham gia đều phải chịu trách nhiệm cùng nhau để tạo ra được kết quả tốt nhất
Xừ lý thay đổi (Solve It): Nhà quản lý giáo dục phải phát triển kế hoạch hành động với tư duy sáng tạo. Khi nhận dạng được các giải phảp khả thi để khiến cho quá trình thích nghi với cái mới được dễ dàng hơn thì cần tiếp tục đặt ra câu hỏi: “Chúng ta cần làm gì khác?”. Phải biết kết hợp chặt chẽ những ý tưởng hiện có với những ý tưởng mới theo một phương pháp tiếp cận độc đáo nhằm giải quyết các vấn đề và tận dụng các cơ hội.
Tiến hành thay đổi (Do It): Thực thi quá trình thay đổi cần bám sát kế hoạch hành động và theo dõi quá trình triển khai của các thành viên trong tổ chức. Phải xây dựng được lòng tin ở mọi người. Điều quan trọng ở đây chính là nhà quân lý giáo dục phải thực sự tin tưởng rằng, các thành viên khác sẽ tạo ra kết quả tốt. Thành công đến từ sự chân thành, minh bạch và không đổ lỗi.
Để cải thiện AQ, nhà quản lý giáo dục cần nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu giá trị của bản thân và môi trường tồn tại để học cách thích ứng; phải kiểm soát được cảm xúc của bản thân, chuyển các cảm xúc lo lắng thành cảm xủc tích cực, tạo sự thoái mái để sẵn sàng thích ứng với cái mới;
Phải biết tự tạo động lực cho bản thân; biết đồng cảm với những người khác trong tổ chức, đặt mình vào vị trí của họ để thấu cảm; Phát triển khả năng giao tiếp, thuyết phục, xây dựng các mối quan hệ để tạo sự kết nối và đồng thuận trong quá trình thay đổi để thích nghi, đổi mới nhà trường và phát triển bền vững.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hiệu trưởng lén lút xây nhà trên đất công vào ban đêm
Là hiệu trưởng một trường tiểu học nhưng bà Hoàng Thị Chung đã thuê người xây nhà trái phép trên đất do xã quản lý vào ban đêm để qua mặt cơ quan chức năng.
Căn nhà do bà Chung xây dựng lén lút trong đêm trên đất công
Theo thông tin từ UBND huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk), ngày 28-2, đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND huyện, làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc nhiều hộ dân lấn chiếm, xây nhà trên đất công ở xã Cư Kbang
Những người này đa phần là giáo viên tại các trường trên địa bàn xã Cư Kbang. Họ phát dọn, lấn chiếm đất công làm nhà lén lút trong đêm. Theo ông Đàm Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Cư Kbang, khu vực đất bị lấn chiếm có diện tích khoảng 1.000 m2, thuộc quyền quản lý của xã.
Trong số đó, hộ bà Hoàng Thị Chung, hiệu trưởng một trường tiểu học, đã tổ chức xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm vào các đêm 24 và 25-2. Sau khi bị phát hiện, hộ bà Chung đã ngừng thi công, UBND xã Cư Kbang cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính. Theo tìm hiểu của phóng viên, khu vực bà Chung xây dựng nhà trái phép cách trụ sở UBND xã Cư Kbang khoảng 500 m, gần ngã ba trung tâm chợ xã.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND huyện Ea Súp đã phê bình lãnh đạo xã Cư Kbang vì không sớm phát hiện, ngăn chặn hành vi lấn chiếm đất và xây dựng nhà trái phép trên đất thuộc quyền quản lý của xã. Đồng thời, yêu cầu chủ tịch xã Cư Kbang xử lý vi phạm đối với các cá nhân lấn chiếm đất công và xây dựng trái phép; giải tỏa các công trình xây dựng trái phép trước ngày 5-3.
Theo NLĐ
Quản lý giáo dục là một nghệ thuật Quản lý là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác; là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Như vậy chức năng cơ bản của quản lý là: Lập kế...