Đổi mới mục tiêu để định hướng mọi hoạt động giáo dục
Theo GS.TS Đinh Xuân Khoa – Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh – giáo dục ngoài mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách về đức, trí, thể, mỹ, phẩm chất và năng lực công dân, cần phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế.
ảnh minh họa
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến góp ý đã xác định và bổ sung được ý này trong mục tiêu giáo dục là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thời đại và của đất nước đối với con người trong bối cảnh hiện nay.
GS Đinh Xuân Khoa cho rằng, mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu hình nhân cách cần hình thành cho thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn nhất định.
Việc xác định đúng đắn mục tiêu giáo dục phù hợp với sự phát triển của thời đại, của đất nước để định hướng cho hoạt động giáo dục là vấn đề có tính chiến lược.
Mục tiêu giáo dục là thành tố có ý nghĩa quyết định của quá trình giáo dục. Nó quy định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục. Là yếu tố dự kiến về sản phẩm của giáo dục nên mục tiêu giáo dục liên quan trực tiếp đến việc phát huy sức mạnh của con người, là vấn đề then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
Vì vậy, việc xác định đúng đắn mục tiêu giáo dục phù hợp với sự phát triển của thời đại, của đất nước để định hướng cho hoạt động giáo dục là vấn đề có tính chiến lược.
Video đang HOT
Như chúng ta đã biết, hiện nay trên thế giới, cách mạng khoa học công nghệ phát triển hết sức nhanh chóng, đặc biệt là cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Trước xu thế phát triển của thế giới, nền kinh tế – xã hội ở Việt Nam hiện nay đã có những chuyển biến sâu sắc, toàn diện.
Giáo dục với chức năng cơ bản là đào tạo nhân lực cho xã hội cần phải thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu này, trước hết là phải xác định đúng đắn mục tiêu giáo dục, tức là mô hình nhân cách con người mà nhà trường phải đào tạo theo yêu cầu của xã hội.
Con người Việt Nam hiện đại không chỉ phát triển toàn diện về nhân cách, có những phẩm chất và năng lực công dân mà còn phải được phát huy tối đa mọi tiềm năng, khả năng sáng tạo của mình để thích ứng với cách mạng khoa học công nghệ 4.0, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mặt khác, con người Việt Nam hiện đại cần phải có những năng lực cần thiết để hội nhập quốc tế như năng lực ngoại ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… Điều này chỉ có được thông qua quá trình giáo dục.
“Việc đổi mới mục tiêu giáo dục trong bối cảnh hiện nay có tác dụng định hướng đúng đắn cho mọi hoạt động giáo dục, lựa chọn được nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học.
Qua đó nâng chất lượng giáo dục, làm cho giáo dục Việt Nam tiệm cận với trình độ phát triển giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới” – Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh nhìn nhận.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cần Thơ: Sôi nổi các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo
Bằng nhiều giải pháp đồng bộ và sự chỉ đạo quyết liệt từ ngành GD&ĐT, học kỳ 1, năm học 2017 - 2018, chất lượng giáo dục bậc Trung học ở TP Cần Thơ có những chuyển biến rõ nét.
HS Trường THPT Nguyễn Việt Hồng trải nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch tại Chợ nổi Cái Răng
Giáo dục Trung học chuyển biến mạnh mẽ
Tại Hội nghị giao ban giáo dục Trung học lần 2, năm học 2017 - 2018 tổ chức vào sáng 1/3, ông Nguyễn Phúc Tăng - Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, cho biết:
"Học kỳ 1, năm học 2017 - 2018, các nhiệm vụ giáo dục Trung học trọng tâm được tập trung chỉ đạo đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trong các hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện...".
Trong đó, HS đạt học lực loại giỏi cấp THCS 17,13%, loại khá đạt 34,07%; cấp THPT số HS đạt loại giỏi 10,13%, loại khá 37,76%. Số HS cấp THCS loại yếu 12,27%, loại kém chỉ 0,74%. Ở cấp THPT, HS loại yếu tỷ lệ 11,45%, loại kém 0,41%.
Về hạnh kiểm, cấp THCS số HS đạt loại tốt 76,68%, loại khá 19,47%, trung bình 3,5% và 0,35% loại yếu. Ở cấp THPT, số HS hạnh kiểm loại tốt 78,78%, khá 17,80%, 2,82% loại trung bình và 0,60% loại yếu.
Công tác giáo dục truyền thống Cách mạng địa phương, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS được các trường quan tâm. Thường xuyên xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm, ổn định trật tự, vệ sinh nhà trường. Ngăn ngừa được các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường...
Chú trọng hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo
Ông Nguyễn Phúc Tăng - Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ phát biểu tại hội nghị
Đặc biệt, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật được quan tâm đầu tư. Điển hình như hoạt động giáo dục nhà trường gắn liền với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương (Chợ nổi Cái Răng) thực hiện tại Trường THPT Nguyễn Việt Hồng.
Tuổi trẻ hành động bảo vệ môi trường bằng phương pháp giáo dục hành động theo Dự án WINDY mở rộng giai đoạn 2017 - 2019. Năm 2017 Sở đã tổ chức 12 lớp tập huấn với 348 công chức, viên chức và 900 HS trung học thuộc 30 trường được chọn tham gia dự án.
Tổng số trường đã và đang thực hiện Dự án WINDY là 41 trường với 418 công chức, viên chức và 1.208 HS. Dự án sẽ mở rộng đến 100% số trường trung học trong giai đoạn 2017 - 2019.
Có 100% các đơn vị tổ chức các hoạt động giảng dạy thông qua hành trình di sản với nhiều hình thức khác nhau, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương và điều kiện cụ thể của đơn vị.
Mô hình Trường điển hình đổi mới hiện được triển khai tại 2 trường trung học gồm THCS Châu Văn Liêm (quận Ô Môn) và THPT Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy). Trường điển hình đổi mới được chú trọng đầu tư, hỗ trợ từ Sở GD&ĐT về dụng cụ, thiết bị dạy học, hoạt động chuyên môn để thực hiện hiệu quả các vấn đề đổi mới đang được triển khai.
Bước đầu thực hiện, mô hình được sự đồng thuận cao từ lãnh đạo, giáo viên và HS các đơn vị. Năm 2018 mô hình Trường điển hình đổi mới được mở rộng thêm tại 1 trường THCS và 1 trường THPT.
Theo Giaoducthoidai.vn
Siết đầu vào để nâng "sàn" sư phạm Bỏ "điểm sàn" xét tuyển chung trừ khối ngành sư phạm, chỉ xét học bạ của học sinh khá, giỏi... là những giải pháp được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) kỳ vọng sẽ vẽ nên những gam màu sáng hơn cho bức tranh ảm đạm của ngành sư phạm nước nhà nhiều năm qua. Với đãi ngộ như hiện nay, học...