“Đổi mới là con đường xây dựng Việt Nam to đẹp hơn”
Trong quá trình tìm kiếm một số nhân chứng lịch sử của Cuba từng chứng kiến cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, chúng tôi đã được gặp ông Julio García Oliveras, người từng đảm nhiệm cương vị Trưởng đoàn chuyên gia quân sự kiêm Đại sứ Cuba tại Việt Nam 1966 – 1969.
Ông Julio García Oliveras
Bên cạnh những hồi ức sinh động về cuộc sống và chiến đấu của quân dân ta trong những năm tháng hào hùng đó, những giai thoại về Bác Hồ, ông còn khiến chúng tôi ngạc nhiên và thán phục vì những hiểu biết sâu sắc của mình về tiến trình Đổi mới tại Việt Nam.
Sau 3 năm sống và làm việc đầy sôi động tại Việt Nam, ông García Oliveras trở về Cuba với lòng khâm phục sâu sắc chủ nghĩa anh hùng bình dị và niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Nhưng, theo lời kể của chính cựu chuyên gia quân sự này, ông cũng mang theo mình nỗi buồn về những hậu quả khủng khiếp của cuộc chiến tranh phá hoại mà Mỹ gây ra, cũng như nỗi lo lắng sâu sắc về khả năng và thời gian hồi phục của Việt Nam sau nhiều năm chiến tranh.
Gần hai thập kỷ sau, khi chuyển sang đảm nhiệm nhiều cương vị quản lý khác – từ công ty du lịch cho tới tạp chí nghiên cứu lý luận kinh tế – ông lại có dịp tiếp nối “duyên nợ” của mình với đất nước hình chữ S, lần này là dưới vai trò của một tiến sĩ kinh tế tìm hiểu về công cuộc đổi mới tại nước ta. Chỉ trong thư viện cá nhân của mình, ông đã có tới ngót 500 cuốn sách nói về Việt Nam, từ các tác giả Việt Nam cho tới nước ngoài, và gần như chỉ tập trung vào hai đề tài: hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và quá trình Đổi mới từ Đại hội lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều đầu tiên mà ông García đề cập khi nói về tiến trình đã làm thay đổi diện mạo đất nước ta trong gần 3 thập kỷ qua là quyết tâm chính trị và tinh thần dũng cảm của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Con đường mà Việt Nam đã bắt đầu từ cuối những năm 1980 là con đường chưa có tiền lệ trên thế giới cả về lý luận và thực tiễn lịch sử”. Theo ông, mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây tuy đã bộc lộ nhiều sai sót và bất cập lớn, nhưng đa số các nhà hoạch định chính sách cũng như cán bộ thi hành chủ chốt của Việt Nam khi đó, giống như Cuba thời hiện tại, đều được trang bị hệ thống lý luận kinh tế – chính trị này. Việc đưa ra mô hình phát triển mới, phù hợp với thực tiễn nước mình nhưng đôi khi đi ngược lại “sách vở” sẵn có chính là một quyết định dũng cảm, không hề thua kém gì sự dũng cảm trong chiến tranh, vì “thay đổi tư duy, nếp nghĩ là thay đổi gian khó nhất và cũng là quan trọng nhất”.
Trong ký ức của cựu Đại sứ Cuba tại Việt Nam, con đường phát triển kinh tế đã được các nhà lãnh đạo nước ta quan tâm ngay từ khi cuộc kháng chiến còn trong giai đoạn ác liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng so sánh “chiến tranh và kinh tế có sự khác biệt lớn. Trong chiến tranh, kẻ thù sẽ đầu hàng vào một thời điểm nào đó, còn trong kinh tế, chúng ta phải chiến đấu không ngừng tới khi tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù (những lệch lạc hay những tệ nạn)”. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì nhắc nhở “Phải luôn cảnh giác, chúng ta có thể chiến thắng trong chiến tranh, nhưng lại thất bại trong kinh tế”. (*)
Video đang HOT
Cựu chuyên gia quân sự từng coi “Việt Nam là một trường học đặc biệt” trong thời chiến, nay tiếp tục nhìn nhận quốc gia cách nửa vòng trái đất này là “nguồn kinh nghiệm quý giá” đối với Cuba trong phát triển kinh tế thời bình, không chỉ vì quan hệ gần gũi thủy chung giữa hai dân tôc, mà còn vì sự tương đồng trong hệ thống chính trị, quy mô kinh tế và bối cảnh xã hội, xét trên một góc độ tương đối. Đối với ông, đúc rút kinh nghiệm từ Việt Nam cần chú trọng tới thực tiễn của từng lĩnh vực với kết quả cụ thể, ví dụ như thu hút vốn đầu tư nước ngoài hay phát triển doanh nghiệp nhỏ, trước khi chú ý tới những lý luận tổng kết.
Tuy nhiên, ấn tượng lớn nhất của nhà nghiên cứu năm nay đã 84 tuổi này về thành công của đổi mới tại Việt Nam không phải là những con số mà là sự cải thiện trong cuộc sống của mỗi người dân cũng như những hình ảnh hiện đại và tươi mới của đất nước. Với ý nghĩa đó “đổi mới chính là con đường xây dựng Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Theo Lê Hà (P/v TTXVN tại Cuba)
(*) Đây là những câu trích dẫn theo trí nhớ của ông Julio García, có thể không hoàn toàn chính xác về ngôn từ.
Thủy phi cơ - công cụ phục vụ Trung Quốc chiếm biển ở Biển Đông
Một thủy phi cơ đang được chế tạo của Trung Quốc có thể giúp Bắc Kinh thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông, các chuyên gia quân sự về Trung Quốc nhận định.
Mô hình một chiếc AG600 của Trung Quốc (Ảnh: indiandefensenews)
Giao Long AG600, hiện đang được Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (CAIGA) chế tạo, sẽ là thủy phi cơ lớn nhất của Trung Quốc. Công ty này không đưa ra bình luận gì sau tuyên bố hôm 17/3 rằng công ty đã hoàn thiện việc lắp ráp thân trước cho chiếc máy bay nguyên mẫu.
Theo các tờ quảng cáo tại Triển lãm hàng không 2014 ở Chu Hải, Giao Long AG600 sử dụng 4 động cơ phản lực WJ-6 và có tầm xa 5.500 km, cho phép hoạt động trong phạm vi rộng ở Biển Đông. Tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc hiện đang xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo trên một loạt bãi đá như Tư Nghĩa, Gạc Ma và Gaven.
Dù thiếu sự tiếp cận trực tiếp từ đất liền đối với các tuyên bố chủ quyền ngang nhiên của Bắc Kinh ở Biển Đông, AG600 được xem là một công cụ để củng cố việc kiểm soát khu vực gồm 750 đảo nhỏ, bãi đá và đảo san hô vòng tại quần đảo Trường Sa.
"Các thủy phi cơ như AG600 là công cụ hoàn hảo để tái cung ứng cho các đảo nhân đạo mới mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông", tờDefense News dẫn lời ông Richard Bitzinger, điều phối viên cho Chương trình cải tiến quân sự tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore.
"Cùng lúc đó, các đảo này có thể là các căn cứ thích hợp cho các hoạt động của AG600 nhằm tham gia vào các cuộc tuần tra lãnh hải tại các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền", ông Bitzinger nói thêm.
AG600 cũng sẽ trở thành đòn bẩy chính trị, ông Ching Chang, một nhà nghiên cứu tại Hội nghiên cứu chiến lược ROC của Đài Loan, nhận định.
"Các quốc gia cần sự quản lý hiệu quả để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền" và AG600 sẽ tăng cường khả năng của Trung Quốc trong hoạt động thực thi pháp luật, tuần tra đánh bắt và hoạt động chống đánh bắt trộm trên các bãi san hô, ngăn ngừa ô nhiễm, cứu hộ và tìm kiếm, vận chuyển cứu hộ y tế, khảo sát địa chất và địa chấn. Nói tóm lại là tất cả các hoạt động của chính phủ nhằm cho thấy sự quản lý hiệu quả của Trung Quốc ở Biển Đông.
Kiểu quản lý và cai quản này sẽ phục vụ lập luận của Trung Quốc rằng các hòn đảo có thể cư trú theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Các tài liệu quảng cáo của CAIGA cho thấy rằng AG600 có thể thực hiện 4 sứ mệnh: Tìm kiếm và cứu hộ, cứu hỏa, vận tải (lên tới 50 hành khách) và giám sát biển. Các máy bay này cũng có thể phục vụ quân đội Trung Quốc trong các sứ mệnh tình báo điện tử và tình báo tín hiệu, ông Sam Bateman, một cố vấn của Chương trình an ninh biển thuộc Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore, cho hay.
Tuy nhiên, ông Bateman không xem các máy bay là "kẻ thay đổi cuộc chơi" ở Biển Đông, dù chúng có thể phục vụ việc "cung ứng nhanh và củng cố các tiền đồn quân sự trên các đảo không có đường băng".
Các tài liệu của CAIGA không nhắc tới việc sử dụng cho quân sự, nhưng lịch sử cho thấy rằng các thủy phi cơ có thị trường thương mại tương đối nhỏ. Các tài liệu quảng cáo của các thủy phi cơ cỡ lớn của Nhật Bản và Nga chứng tỏ thị trường cho các sứ mệnh cứu hỏa, tìm kiếm và cứu hộ khá nhỏ, Vasiliy Kashin, một chuyên gia quân sự Trung Quốc tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ tại Mátxcơva, nhận định.
Cả hai nhà sản xuất máy bay trên đều là hệ quả của Chiến tranh Lạnh, ông Kashin nói. Nhưng Trung Quốc đã tạo ra một thiết kế mới và thiết lập dây chuyền sản xuất mới cho một loại máy bay có lịch sử thị trường thương mại rất u ám.
"Do chương trình không thể biện minh bởi nhu cầu dân sự, sự giải thích có lý là chương trình có tầm quan trọng về mặt quân sự", ông Kashin nói.
AG600 không phải là chiếc thủy phi cơ đầu tiên được CAIGA phát triển. Tại Triển lãm hàng không năm 2014, công ty này đã trưng bày các mô hình của thủy phi cơ H660 và H631 có tải trọng và tầm xa tương đương. Cũng đã có một mô hình cho chiếc thủy phi cwo H680 Sea Eagle.
CAIGO còn chế tạo 2 thủy phi cơ chở khách hạng nhẹ, 208B và HO300, đều có tầm xa từ 1.000-1.500 km.
An Bình
Theo Dantri
Trung Quốc lần đầu tập trận không quân trên tây Thái Bình Dương Không quân Trung Quốc hôm qua 30/3 tiến hành cuộc tập trận đầu tiên trên không phận tây Thái Bình Dương. Theo giới phân tích, động thái này nhằm phản ứng trước lời đề nghị hỗ trợ ASEAN tuần tra chung ở biển Đông do Mỹ đưa ra hồi giữa tháng này. Bức ảnh phi đội may bay nem bom tâm xa thê...