Đổi mới giáo dục: Thi cử và tự chủ đại học
Phần lớn dư luận xã hội, người dân thời gian qua đã đồng thuận với những quy định đổi mới về thi cử của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
Một năm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo cho thấy những thay đổi trong thi cử, vốn được chọn là khâu đột phá.
Dù còn điểm này điểm khác, phần lớn dư luận xã hội, người dân thời gian qua đã đồng thuận với những quy định đổi mới về thi cử của Bộ GD-ĐT.
Việc tổ chức bốn đợt thi (tốt nghiệp THPT, đợt 1 và đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, kỳ thi tuyển sinh CĐ) nay giảm xuống còn một kỳ thi THPT quốc gia không chỉ tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng cho xã hội, mà còn đáp ứng các yêu cầu cơ bản, đảm bảo quyền, nguyện vọng học tập và thi cử của học sinh trong cả nước.
Hiệu ứng tích cực cho giáo dục phổ thông
Học sinh và gia đình được tạo điều kiện thuận lợi tối đa, giảm tốn kém cho xã hội, từng bước hội nhập với cách thức tổ chức học và thi của các nước tiên tiến trên thế giới.
ĐH Tài chính – Marketing và ĐH Hà Nội là hai trường vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng tích cực đẩy nhanh xây dựng đề án đổi mới theo hướng tách bạch giữa chương trình và sách giáo khoa.
Mục tiêu của đề án nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức – trí – thể – mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Video đang HOT
Với việc xây dựng đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa đang được tích cực triển khai, hy vọng Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu, ghi nhận ý kiến của chuyên gia, nhà giáo dục, các giáo viên để xây dựng được hệ thống chương trình, sách giáo khoa hiện đại, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo.
Bên cạnh đó, những đề án tập huấn cho giáo viên phương pháp giảng dạy mới theo hướng tích hợp, đào tạo lại giáo viên; xã hội hóa giáo dục, đào tạo, dạy nghề; phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở bậc phổ thông; đổi mới cơ chế tài chính và đầu tư cho cơ sở giáo dục… cần tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm tiếp theo.
Trường ĐH được chủ động hoàn toàn về lập đề án tự chủ
Ngoài giáo dục phổ thông, những ngày đầu năm 2015 còn ghi nhận hiệu ứng tích cực từ giáo dục ĐH.
Những nét mới trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã cho phép các trường ĐH tự chủ hoàn toàn trong việc tuyển sinh theo nhiều phương thức khác nhau.
Đặc biệt, việc triển khai nghị quyết 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập giai đoạn 2014-2017 đã khuyến khích các trường xây dựng đề án tự chủ với mức học phí cao, chủ động xây dựng chương trình/ngành đào tạo chất lượng cao, thu học phí tương ứng.
Qua đó tạo được sinh khí mới, bước chuyển quan trọng cho giáo dục ĐH khi các trường được tự chủ toàn diện về chuyên môn, bộ máy tổ chức và cơ chế tài chính.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT – Bùi Văn Ga, sau hơn hai năm không thể triển khai thực hiện tự chủ ĐH, nhất là trong lĩnh vực tài chính với nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ, từ bốn trường ĐH đăng ký tự chủ ban đầu, đến nay có 11 trường xây dựng đề án xin tự chủ.
Đây là những trường được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, đủ điều kiện để tự chủ hoàn toàn. Có thể nói, nghị quyết 77 tạo nên động lực mạnh mẽ để giáo dục ĐH phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
“Thực tế, một số trường ĐH muốn tự chủ song lại đang chờ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT hoặc bộ chủ quản. Tuy nhiên, nghị quyết 77 đã quy định rất đầy đủ và rõ ràng để các trường đăng ký thực hiện tự chủ, nên không cần thông tư hay văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Bộ GD-ĐT khuyến khích tất cả các trường đáp ứng các yêu cầu hoàn toàn có thể xây dựng và trình đề án thực hiện tự chủ”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết thêm.
Đồng tình với quan điểm của Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Vụ trưởng Vụ Khoa giáo – văn xã (Văn phòng Chính phủ) – Chu Đức Nhuận – cho biết, các trường ĐH công lập được chủ động hoàn toàn về lập đề án tự chủ gửi lên Văn phòng Chính phủ để lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, trong đó có bộ chủ quản để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thời gian qua, một số trường ĐH công lập đã xây dựng đề án theo trình tự trên và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhiều lần chia sẻ việc đổi mới giáo dục, đào tạo phải từ hệ thống giáo dục – chương trình – sách giáo khoa – phương pháp giảng dạy – kiểm tra đánh giá – quản lý giáo dục. Bộ GD-ĐT đã chọn điểm đột phá là đổi mới thi cử, nhưng không có nghĩa là những nhiệm vụ khác chưa thực hiện mà vẫn phải làm song song.
Theo Nam Trần / Báo Tuổi trẻ
Bí quyết học tập tốt trong khoảng thời gian giữa kỳ
Khoảng thời gian giữa có thể là đáng sợ, cho dù bạn là một sinh viên đại học năm nhất, chuẩn bị tốt nghiệp. Bởi vì môn học của bạn có thể yêu cầu những bài kiểm tra giữa kỳ. Và làm thế nào để học tập theo cách tốt nhất có thể.
11 1. Đên lơp thương xuyên va chu tâm
Nếu bạn đã nghỉ 1-2 buổi học ở đầu kỳ vì một số lý do cá nhân, thì hãy đi học đều và thường xuyên chú ý vào khoảng thời gian giữa kỳ. Mỗi lần đến lớp, hãy chú ý và ghi chép, đây là bước hiệu quả nhất để chuẩn bị cho kỳ thi giữa kỳ và các kỳ thi quan trọng khác. Bạn nên học trong cả một quá trình thay vì cố gắng nhồi nhét kiến thức trong chỉ một đêm.
2. Chăm chỉ làm bài tập về nhà
Làm bài tập về nhà là bước đơn giản nhưng rất quan trọng để chuẩn bị cho kỳ thi giữa kỳ. Ngoài ra, hãy thường xuyên đọc lại để ghi nhớ kiến thức. Bạn có thể ghi nhớ kiến thức bằng nhiều cách như làm nổi bật, ghi chú vào sổ nhỏ, thậm chí vẽ sơ đồ và hình họa.
3. Nói chuyện với giảng viên về bài kiểm tra
Có thể bạn thường sợ hãi và ngại ngùng, nhưng nói chuyện với thầy, cô giáo trước bài kiểm tra là một cách tuyệt vời để chuẩn bị. Thầy và cô giáo có thể giúp bạn hiểu những khái niệm mà bạn chưa hoàn toàn rõ ràng và có thể cho bạn biết những kiến thức cần ôn luyện chuyên sâu.
4. Bắt đầu ôn luyện ít nhất 1 tuần trước bài kiểm tra
Nếu bài kiểm tra của bạn sẽ bắt đầu vào ngày mai và bạn chỉ mới bắt đầu học, sau đó bạn không thực sự học đâu- bạn đang nhồi nhét. Việc học tập cần diễn ra trong một khoảng thời gian và sẽ giúp bạn thực sự hiểu các tài liệu, chứ không chỉ là nhớ nó trong 1 đêm trước khi thi. Bắt đầu học ít nhất là 1 tuần trước bài kiểm tra là một cách thông minh để làm giảm căng thẳng, chuẩn bị tinh thần của bạn, hãy cho mình thời gian để hấp thụ và nhớ các tài liệu mà bạn đang học, và tổng thể để làm tốt khi ngày thi cuối cùng cũng đến.
5. Hãy lập một kế hoạch học tập
Thay vì nhìn chằm chằm vào sách giáo khoa hay giáo trình, bạn hãy lập một kế hoạch để đọc, viết, làm bài tập một cách nghiêm túc. Ví dụ, vào những ngày nhất định, bạn có kế hoạch xem lại ghi chép trên lớp và đánh dấu những kiến thức quan trongh. Vào một ngày khác, bạn có kế hoạch xem một cuốn sách hoặc một cuốn giáo trình bạn trọng. Về bản chất, lập một danh sách công việc phải làm khiến bạn chủ động hơn và có thể tận dụng tối đa những nỗ lực của mình.
6. Chuẩn bị tài liệu ôn thi
Hãy chuẩn bị sẵn các tài liệu bạn sẽ cần để ôn luyện trong kỳ thi giữa kỳ ngay từ bây giờ. Thay vì luống cuống đi mượn tài liệu rồi photo để ôn tập khi bạn chỉ còn vài ngày nữa.
7. Hãy chuẩn bị về thể chất trước khi thi
Hãy ăn một bữa sáng ngon lành, ngủ ngon và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập trong ba lô, tự tin khi bước vào phòng thi. Các nghiên cứu liên quan đến việc bộ não của bạn trong các kỳ thi đã chỉ ra rằng bộ não của bạn cũng có nhu cầu vật chất. Hãy đối xử tốt với não bộ của bạn và nó sẽ giúp đỡ bạn chiến đấu với bài thi khó nhằn.
Theo Quynh Trang / Trí Thức Trẻ
Những điểm cần lưu ý khi khai hồ sơ dự thi Trước khi khai phiếu đăng ký dự thi, thí sinh phải đọc kỹ các mục và hướng dẫn chi tiết các mục ở mặt sau phiếu số 2, điều nào chưa rõ phải hỏi cán bộ thu hồ sơ. Thí sinh phải ghi đầy đủ các mục ở mặt trước túi hồ sơ, phiếu số 1 và phiếu số 2 rồi nộp cho...