Đổi mới đúng nghĩa
Tính đến năm học 2022 – 2023, các trường học trên cả nước đã triển khai Chương trình GDPT 2018 được 6 khối lớp, trong đó nhiều nhất là tiểu học
Ảnh minh họa Internet.
Tính đến năm học 2022 – 2023, các trường học trên cả nước đã triển khai Chương trình GDPT 2018 được 6 khối lớp, trong đó nhiều nhất là tiểu học, với lớp 1, lớp 2 và lớp 3.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp học này trong năm học 2022 – 2023 được Bộ GD&ĐT đặc biệt lưu ý là đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học.
Chuyển từ Chương trình GDPT 2006 sang thực hiện Chương trình GDPT 2018, mục tiêu thay đổi thì nội dung, phương pháp quản trị nhà trường buộc phải thay đổi theo. Chương trình GDPT 2018 có những môn học, hoạt động giáo dục mới; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cũng khác, đòi hỏi ban giám hiệu phải thay đổi cách quản trị. Việc quản trị đội ngũ, phân công giáo viên, sắp xếp thời khóa biểu, nhất là khi triển khai các môn học mới; rồi quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn học liệu ra sao để bảo đảm hiệu quả cũng là nội dung quan trọng cần lưu ý.
Video đang HOT
Mấu chốt của đổi mới quản trị trường học nằm ở vai trò của người hiệu trưởng, là nhà quản trị. Hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước nhà trường và người học, phụ huynh về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả.
Thực tế hiện nay khó có thể nói hết những vất vả của hiệu trưởng các trường học khi đồng thời quản trị cùng lúc hai chương trình (GDPT 2006, GDPT 2018). Dù vậy, với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công cuộc đổi mới, thời gian qua đa số lãnh đạo các trường đã nỗ lực để theo kịp yêu cầu. Nhiều trường tiểu học, đặc biệt với mô hình trường chất lượng cao, tiên tiến, tư thục, hiệu trưởng đã mạnh dạn hướng đến quản trị hiện đại, thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội – giải trình.
Tuy nhiên, so với các bậc học cao hơn, thực tiễn đổi mới quản trị nhà trường ở cấp tiểu học vẫn còn lắm gian nan. Mặc dù trong quá trình chuẩn bị thực hiện Chương trình GDPT 2018, công tác tập huấn quản trị nhà trường được Bộ hết sức quan tâm, song thực tế triển khai vẫn còn bất cập. Nguyên do là ở cấp tiểu học, khái niệm tự chủ chưa được phát huy mạnh mẽ. Nhiều nơi còn thiếu giáo viên, cơ sở vật chất chưa đáp ứng; một số giáo viên, cán bộ quản lý lớn tuổi, ngại đổi mới và chưa tự tin vào chính mình. Các vấn đề về quản trị nhân sự thường làm theo kinh nghiệm. Đặc biệt là dân chủ ở cơ sở nhiều nơi vẫn còn nằm trên… quy chế.
Những ai quan tâm đến giáo dục hẳn còn nhớ vụ việc mất dân chủ ở một trường tiểu học tại Hà Nội vài năm trước, khi phụ huynh yêu cầu làm rõ nguyên nhân con bị gãy chân, nhà trường đã “đáp trả” bằng kết quả khảo sát 100% giáo viên, nhân viên trong nhà trường trả lời… đúng với ý của hiệu trưởng. Tại một hội nghị thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục – đào tạo do Văn phòng Chính phủ tổ chức ở Hà Nội, nhiều đại biểu từng thừa nhận có thực tế văn bản quy chế dân chủ rất nhiều nhưng việc thực hiện tại không ít cơ sở giáo dục còn hình thức, sơ sài, chưa hiệu quả, chất lượng chưa cao. Thậm chí có tình trạng “quyền của hiệu trưởng càng cấp dưới càng to”.
Triển khai Chương trình GDPT mới đòi hỏi công tác quản trị tại các cơ sở giáo dục phải đổi mới, thậm chí phải đi trước một bước. Muốn làm tốt điều này, không chỉ hiệu trưởng phải thay đổi về nhận thức, tư duy, cách làm, mà quan trọng hơn cần dân chủ hóa mạnh mẽ trong công tác quản trị, tạo môi trường để giáo viên, nhân viên phát huy năng lực, tiếng nói của mình. Khi mọi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường đều có tiếng nói và mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, đều tăng cường tính tự chủ thì công cuộc đổi mới quản trị trường học theo đó mới thực sự hiệu quả.
Bắc Ninh tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 -2023
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang ký, ban hành Chỉ thị số 05 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023 với 9 nhiệm vụ.
Học sinh hân hoan trong ngày khai giảng năm học 2022 -2023.
Theo đó, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về GD&ĐT; đổi mới quản trị nhà trường theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch; tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở, phát huy vai trò và tiếng nói của đội ngũ nhà giáo, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục.
Đồng thời, tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong toàn ngành để tạo sự đoàn kết, thống nhất; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp thực sự gương mẫu, là tấm gương cho học sinh, sinh viên noi theo.
Cùng với đó, chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên; vừa củng cố và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích.
Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, đối với giáo dục mầm non, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; quan tâm phát triển giáo dục mầm non vùng có khu công nghiệp...
Đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (GDTX) và giáo dục nghề nghiệp (GDNN), tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; lựa chọn sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và tài liệu giáo dục địa phương. Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; chủ động tham mưu triển khai công tác chuẩn bị để bảo đảm các điều kiện thực hiện cho Kỳ thi ở các năm sau. Xây dựng kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo hướng mở...
Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và cải cách hành chính trong toàn ngành.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học trực tuyến, trong kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Tích cực tham gia xây dựng kho học liệu số chia sẻ dùng chung như: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học...
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong GD&ĐT; chú trọng các nội dung như: Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng trường; công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp và các điều kiện bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục; tổ chức hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài; hoạt động dạy thêm, học thêm; công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các địa phương, cơ sở giáo dục; kiểm tra công tác quản lý chất lượng, quản lý văn bằng, chứng chỉ...
Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua và công tác truyền thông giáo dục. Chủ động phát hiện, biểu dương và nhân rộng các tấm gương người tốt, việc tốt trong toàn ngành. Đồng thời, chú trọng đổi mới nội dung, phương thức truyền thông để nâng cao hiệu quả tuyên truyền; tăng cường phối hợp định hướng dư luận, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, Nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT của tỉnh.
Nhiều điểm mới trong năm học 2022 2023 của ngành giáo dục TP.HCM TP.HCM đã tổ chức lễ khai giảng đồng loạt vào ngày 5/9 với gần 1,7 triệu học sinh ở các cấp học tại TP.HCM trong năm học 2022 - 2023 này, tăng khoảng 21.900 học sinh so với năm ngoái... Lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023 tại trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. Theo Sở Giáo...