Đổi mới để tạo sự công bằng
Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đi tiên phong trong cải cách kinh tế, một lần nữa lại được cấp đặc quyền để thử nghiệm cải cách giáo dục. Mục tiêu chính trong chiến lược cải cách giáo dục ở Thượng Hải là nâng cao chất lượng và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Học sinh một trường học ở Thượng Hải học tiếng Anh – Ảnh: ncee.org
Lần đầu tham dự kỳ thi PISA 2009 (kỳ thi với mục đích kiểm tra, đánh giá và so sánh trình độ học sinh ở độ tuổi 15 giữa các nước trong khối OECD và các nước khác trên thế giới, được tổ chức định kỳ 3 năm một lần), học sinh của Thượng Hải đã xuất sắc dẫn đầu bảng xếp hạng, đứng trên cả các quốc gia có truyền thống như Phần Lan, Canada, Mỹ và Singapore.
Cải cách về chương trình đào tạo và thi cử
Mục tiêu cải cách chương trình đào tạo là để thay đổi cách học, từ thụ động sang chủ động, gia tăng năng lực sáng tạo, khả năng phát triển độc lập, phát huy tối đa năng lực tiềm ẩn của mỗi học sinh. Chương trình đào tạo mới được cấu trúc lại, gồm 3 khối: chương trình cơ bản (thực thi qua các môn học bắt buộc); chương trình tăng cường (thông qua các môn học tự chọn) và chương trình tham vấn (thực hiện các đề tài nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn của giáo viên). Có nhiều đầu sách giáo khoa khác nhau, các tài liệu phục vụ giảng dạy được biên soạn từ chương trình khung. Các trường cũng được khuyến khích phát triển chương trình giảng dạy riêng, phù hợp với điều kiện thực tế. Các môn học truyền thống được tổ chức lại theo 8 lĩnh vực: ngôn ngữ và văn học, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, nghệ thuật, thể dục, và một môn học thực hành.
Thiết kế lại các kỳ thi cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình cải cách giáo dục ở Thượng Hải. Năm 1985, Thượng Hải được phép tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH riêng. Kể từ năm 2001, kỳ thi tuyển sinh ĐH ở Thượng Hải có hình thức “3 X” gồm tiếng Trung, tiếng Anh và Toán, cộng với “X” là chủ đề thi do khoa hoặc trường xác định, phù hợp với yêu cầu thực tế. Hình thức của ” X ” có thể là một bài kiểm tra giấy, bài thi vấn đáp hoặc một bài kiểm tra kỹ năng bao gồm nhiều nội dung và kiến thức khác nhau. Năm 2006, ĐH Fudan, ĐH Giao thông Thượng Hải và một số trường khác bắt đầu tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng để tăng cường tính chủ động cũng như giảm thiểu áp lực thi cử.
Trả lương theo hiệu quả công việc
Video đang HOT
Việc thay đổi này thực hiện theo chiến lược từ dưới lên, bắt đầu từ thầy cô giáo. Đầu tiên là phong trào “Trả lại thời gian cho học sinh”, với yêu cầu tăng thời gian cho các hoạt động của học sinh trên lớp. Chính điều này đã tạo ra một sự thay đổi cơ bản trong nhận thức về lớp học tốt, vốn thường chỉ được đánh giá một chiều thông qua khả năng giảng dạy và chuẩn bị bài của giáo viên. Ngoài ra còn phong trào “Có nhiều hơn một câu trả lời duy nhất cho mỗi câu hỏi” cũng tạo ra thách thức thay đổi cho giáo viên, vốn luôn được coi là người đưa ra hoặc áp đặt đáp án.
Việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy cũng được thực hiện bài bản. Từ việc chủ động trả lương theo hiệu quả công việc, cùng nhiều chính sách ưu đãi, Thượng Hải đã thành công trong việc nâng cao vị trí và vai trò của nghề giáo, thu hút được nhiều sinh viên giỏi theo học ngành sư phạm, nâng tổng số giáo viên có trình độ đại học, sau đại học ở mức cao. Thành phố cũng đã triển khai nhiều chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên ở nhiều cấp độ khác nhau.
Thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo
Thượng Hải đã áp dụng một số chiến lược để thu hẹp sự chênh lệch giữa các trường.
Chiến lược điều tiết tài chính thiết lập một định mức chi tối thiểu cho mỗi học sinh và điều tiết lại ngân sách, nhất là các khu vực khó khăn. Từ năm 2004 đến 2008, hơn 500 triệu USD đã được chuyển giao cho các trường học ở nông thôn để xây dựng phòng học và phòng thí nghiệm mới, sửa chữa các phòng học cũ, mua thêm sách, tài liệu nghe nhìn, và tăng lương giáo viên.
Hoán chuyển giáo viên (thậm chí là lãnh đạo) của các trường ở khu vực thành phố và nông thôn. Lãnh đạo giàu kinh nghiệm của trường tốt sẽ được cử làm hiệu trưởng của trường yếu và gửi thêm một đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm để hỗ trợ giảng dạy.
Với phương châm trẻ nhập cư cũng là con em của chúng ta, Thượng Hải đã tạo điều kiện để phần lớn trẻ nhập cư được học miễn phí trong các trường công và được đối xử bình đẳng như các học sinh thường trú của thành phố.
Nhưng những bài học về cải cách giáo dục của thành phố này vẫn có nhiều giá trị tham khảo cho chúng ta khi đang chuẩn bị bước vào đợt đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Theo TNO
Cốt yếu vẫn là đổi mới chương trình
"Chuyển từ quá trình giao duc chủ yếu truyền thụ kiến thức sang quá trình phát triển năng lực, phẩm chất của người học" là mục tiêu PGS Đỗ Ngọc Thống, thường trực ban soạn thảo đổi mới chương trình - sach giao khoa sau năm 2015, cho rằng mang tính cốt yếu.
Ông Đỗ Ngọc Thống - Ảnh: V.H
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS Đỗ Ngọc Thống cho biết: "Việc chuyển từ quá trình chủ yếu truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất người học chi phối tất cả các khâu từ biên soạn nội dung chương trình tới tổ chức dạy học, áp dụng phương pháp dạy học mới, đổi mới kiểm tra, đánh giá, cách thức ra đề thi, cách thức tổ chức các kỳ thi lớn...
* Từ mục tiêu của đề án là "chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất", tới đây những công việc tiếp theo để hiện thực hóa mục tiêu này sẽ thế nào?
- Với hướng chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất, nội dung chương trình - sách giáo khoa (SGK) sẽ không thể hàn lâm, cao siêu, xa rời thực tế đời sống. Nói như thế không có nghĩa chương trình - SGK sau năm 2015 sẽ dễ hơn, dẫn tới việc "hạ cấp trình độ phổ thông" so với hiện nay mà nội dung chương trình - SGK sẽ chỉ chọn lọc những kiến thức cơ bản nhất, tinh túy, gần gũi nhất với người học, với những gì diễn ra trong đời sống. Nhưng những kiến thức cơ bản, gần gũi đó phải đóng vai trò hình thành năng lực cho người học như năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề... Sẽ hạn chế tối đa việc đưa vào chương trình - SGK những kiến thức chưa cần thiết đối với người học ở bậc phổ thông.
Thay đổi kế tiếp là phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học. Trước đây, giáo viên phổ biến việc dạy theo kiểu truyền giảng, đọc - chép, nhưng với chương trình mới giáo viên buộc phải thay đổi cách dạy học. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh tự tìm hiểu, tự giải quyết vấn đề để có được kiến thức... Quá trình đó sẽ hình thành năng lực cho người học như khả năng tư duy, khả năng tìm hiểu, thu thập tài liệu, khả năng phân tích, tổng hợp dữ liệu đã có, cách làm việc nhóm, cách trình bày hiểu biết của mình... Quá trình tự học, suy nghĩ, thảo luận, bày tỏ chính kiến cũng giúp học sinh có được những hiểu biết, tình cảm nhân văn, nhất là ở những bài học thuộc lĩnh vực xã hội. Bộ Giáo dục - đào tạo cũng đã nghiên cứu, triển khai thử nghiệm nhiều cách thức dạy học và sẽ áp dụng một cách linh hoạt, đa dạng ở chương trình mới.
Đề thi, cách thức kiểm tra, thi cử cũng sẽ thay đổi. Việc đánh giá học sinh sẽ diễn ra trong cả quá trình, tới thi hết môn, thi cuối cấp. Căn cứ đánh giá sẽ không chỉ là kết quả điểm thi, kiểm tra mà qua thái độ, ứng xử của học sinh trong quá trình học, làm việc nhóm, làm bài kiểm tra theo chuyên đề, làm thí nghiệm, thực hành trong hoạt động của tập thể. Thay đổi đánh giá, thi cử cũng thể hiện ở nội dung đề thi, đề kiểm tra không còn những câu học thuộc lòng thuần túy. Đề thi, kiểm tra sẽ không đòi hỏi học sinh nhớ được gì mà vận dụng được gì, làm được gì với những kiến thức đã có.
* Trong phần mục tiêu của đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT có đưa ra mục tiêu "thực học, thực nghiệp", việc đẩy mạnh dạy học phân hóa ở bậc THPT có phải nhằm vào mục tiêu này không, thưa ông?
- Theo dự thảo thì lớp 11, 12 sẽ chỉ còn ba môn bắt buộc và ba môn tự chọn bắt buộc. Có nghĩa ngoài ba môn được quy định cứng, học sinh sẽ bắt buộc phải chọn ba môn trong số các môn học khác. Ngoài sáu môn học này, tùy theo nhu cầu, học sinh có thể chọn học thêm những chủ đề nâng cao khác nhau. Những chủ đề này học sinh có thể chọn học, có thể không chọn, có thể chọn nhiều chủ đề, có thể chỉ chọn một chủ đề. Những chủ đề nâng cao này được xây dựng trên cơ sở tham khảo yêu cầu đào tạo của các ngành, nghề hiện nay.
Ban soạn thảo đã đề nghị một số cơ sở đào tạo nghề nghiệp, các trường ĐH-CĐ gửi yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với các ngành nghề đào tạo của họ để chúng tôi xây dựng chuyên đề nâng cao. Đây chính là cụ thể hóa mục tiêu "thực học, thực nghiệp". Người học ngoài kiến thức, kỹ năng cơ bản, sẽ chủ động chọn cho mình những chủ đề cần cho định hướng nghề nghiệp tương lai. Các trường ĐH-CĐ, dạy nghề sau này có thể tùy theo yêu cầu đặc thù của mình để đưa ra yêu cầu xét tuyển. Ví dụ lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét hồ sơ của học sinh ở bậc THPT (trong đó có kết quả đánh giá quá trình) hoặc có thể xét thêm kết quả học tập các chuyên đề nâng cao. Việc học các chuyên đề nâng cao cũng giúp học sinh có đủ năng lực để dự thi thêm kỳ tuyển sinh riêng của mỗi trường tự tổ chức sau này. Với hướng này, học sinh THPT sẽ không phải học quá chuyên sâu những kiến thức không cần cho nghề nghiệp của mình.
* Hiện nay theo phản ảnh của giáo giới, có quá nhiều quy định lạc hậu, cứng nhắc đang kìm hãm tính sáng tạo, chủ động và tâm huyết của nhà giáo. Cụ thể có nơi đưa ra tới 24 loại sổ sách nhà giáo phải chấp hành. Theo ông, để mục tiêu của đề án được đội ngũ nhà giáo thực hiện triệt để, cần phải làm gì để tháo gỡ cản trở nói trên?
- Đúng là hiện nay có những quy định lạc hậu, cứng nhắc, trong đó có cả những quy định của ngành và quy định do các địa phương tự đặt ra. Vì thế tới đây sẽ phải rà soát toàn bộ những quy định đã có, bỏ đi những gì lạc hậu, mang tính cản trở đổi mới. Tuy nhiên, nói tới việc này cũng phải nói thêm là trong giáo giới có một bộ phận thụ động, ngại đổi mới, thích "cầm tay chỉ việc" nên khi được áp dụng cơ chế tự do, sáng tạo hơn thì lúng túng, không biết làm thế nào. Vì thế thay đổi bất cập trên không chỉ từ các cấp quản lý mà còn cần từ chính giáo viên.
Không đợi đề án thông qua, ngay trong năm học này Bộ Giáo dục - đào tạo đã có những chỉ đạo nhằm khuyến khích sự sáng tạo, chủ động của thầy, cô giáo. Ví dụ cho phép các nhà trường tự xây dựng kế hoạch dạy học, cho phép thầy, cô giáo chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và kết hợp các phương pháp dạy học của mình.
Theo Tuoitre
Bắt đầu từ những cái gần gũi nhất Ngay sau khi Tuôi Tre mơ diên đan "Chân hưng giao duc", đông đao ban đoc, chuyên gia, nha quan lý, thầy cô giáo... gưi y kiên, gop y đê nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đi vao cuôc sông. TS Nguyễn Tùng Lâm - Ảnh: Nguyễn Khánh - Tâm lý con người nói chung...