Đổi mới dạy, kiểm tra, đánh giá ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2080/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025. Theo đó sẽ triển khai chương trình, tài liệu dạy và học; đôi mơi kiêm tra, đánh giá trong day va hoc ngoai ngư theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế…
ảnh minh họa
Đề án đặt mục tiêu đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.
100% học sinh lớp 3 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm
Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020, hoàn thành việc ban hành chương trình và học liệu làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non.
Đối với giáo dục phổ thông hoàn thành việc ban hành chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2 vào năm 2020; đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12).
Đến năm 2025, 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo. 100% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; 80% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ. 100% sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo…
Đôi mơi kiêm tra, đánh giá
Video đang HOT
Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, các Bộ, ngành liên quan sẽ ban hành và triển khai chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ; đôi mơi kiêm tra, đánh giá trong day va hoc ngoai ngư theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, tăng cường năng lực khảo thí ngoại ngữ của quốc gia; phát triển đôi ngu giao viên, giang viên ngoại ngữ đu vê sô lương va bảo đảm chất lượng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ.
Trong đó có thực hiện xây dựng quy trình triển khai và ngân hàng dữ liệu về hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ trong day va hoc ngoai ngư đối với giáo dục phổ thông; xây dựng quy trình và giới thiệu mô hình triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên.
Hình thành và phát triển hệ thống học liệu trực tuyến mở quốc gia, tạo sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận các chương trình ngoại ngữ chất lượng cao cho mọi đối tượng người học…
Theo Vnmedia.vn
Dự kiến không cấm thi lớp 6, những thầy cô nỗ lực cống hiến
Dự thảo Thông tư của Bộ GD&ĐT cho phép trường THCS có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh được kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh là nội dung giáo dục được quan tâm trong tuần qua.
ảnh minh họa
Ngoài ra, nhiều câu chuyện xúc động về các thầy cô giáo nỗ lực và cống hiến cũng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Có thể kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh vào lớp 6
Ngày 18/12, Bộ GD&ĐT công bố xin góp ý cho Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014.
Theo Dự thảo này, tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Nhiều cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đặc biệt là những trường luôn "quá tải" trong mỗi mùa tuyển sinh đồng tình và cho rằng đây là quy định phù hợp với thực tiễn, gỡ khó cho cơ sở. Nhiều người khẳng định cần có kì thi tuyển đánh giá năng lực học sinh để góp phần định hướng cho việc dạy và đánh giá học sinh ở trường tiểu học.
Có ý kiến không lo lắng về việc có thể nảy sinh luyện thi với đề xuất sử dụng bài khảo sát, đánh giá kiến thức tổng hợp nhiều môn, nhiều lĩnh vực; hoặc tổ chức tuyển sinh sớm hơn...
Cũng liên quan đến Dự thảo nói trên, một số ý kiến đề xuất cần quy định cụ thể hơn về các cuộc thi học sinh được sử dụng kết quả để tuyển thẳng hoặc cộng điểm ưu tiên.
Những thầy cô nỗ lực cống hiến
Báo Công an nhân dân câu chuyện về thây Nguyên Khăc Điêp - Hiêu trương Trương Phô thông dân tôc ban tru THCS Tra Mai (Huyện Nam Tra My, Quang Nam) đa hiên 600m2 đât - tai san mô hôi nươc măt, tich cop hang chuc năm - để giúp ngôi trường mình công tác tưng bươc kiên toan cac tiêu chi đat chuân quôc gia cua huyên.
Thây Điêp cung la điên hinh cua "cai kho lo cai khôn" trong viêc sang tao nhiêu cach lam nhăm keo hoc sinh miên nui ra lơp va chuyên tâm hoc tâp, không bo hoc giưa chưng.
Thây Nguyên Khăc Điêp chăm chut tưng bưa ăn cho hoc sinh. Báo Công an nhân dân
Báo Công lý có bài viết về người thầy áo lính - Đại úy Phạm Văn Hiếu, Chính trị viên phó Đồn biên phòng huyện Ea Súp - với lớp học không biên giới tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk).
Sau những lần đi thực tế ở trong dân, Đại úy Hiếu đã mạnh dạn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch mở lớp xóa mù chữ, giúp bà con có thể biết đọc, biết viết, biết tính toán và sau đó là biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào trong đời sống, sản xuất, góp phần nâng cao trình độ dân trí trên khu vực biên giới.
Ngay sau khi được sự đồng ý của cấp trên và chính quyền địa phương, Đại úy Hiếu đã đến từng nhà vận động người dân. Đi một lần không được, anh đi lần hai, lần ba cho đến khi thuyết phục được người dân đồng ý đến học mới thôi.
Lớp học ban đầu từ chưa đến chục người lên đến 20 người và hiện nay lớp học của anh có 52 học viên theo học. Không dừng lại ở dạy trên lớp, Đại úy Hiếu còn tận dụng những ngày nghỉ để đến tận nhà dạy học cho học viên.
Hình ảnh thầy Hiếu đang dạy cho lớp xóa mù chữ. Báo Công lý
Cũng trong tuần này, Bộ GD&ĐT công bố danh sách 5 giáo viên đại diện Việt Nam tham gia Diễn đàn Giáo dục toàn cầu năm 2018. Đó là các cô giáo: Nguyễn Huyền Trang (Trường Phổ thông liên cấp Vinschool, Hà Nội); Tô Thị Như Quỳnh (THPT Số 3, TP. Lào Cai); Nguyễn Thị Thúy (THPT Minh Đạm, Bà Rịa-Vũng Tàu), Nguyễn Thị Vũ Huệ (THPT Phú Nhuận, TPHCM); Nguyễn Thị Hiệp Tuyết (ĐH Y Dược Thái Nguyên). Đây là các nhà giáo đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.
Trước đó, tại Diễn đàn Giáo dục toàn cầu năm 2017 ở Canada, các giáo viên đại diện Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng, trong đó có cả giải đặc biệt.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đề xuất phương án mới tuyển sinh vào lớp 6 nhận được nhiều đồng thuận Việc Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT đã mở ra cơ chế tuyển sinh phù hợp đối với các cơ sở giáo dục. ảnh minh họa Theo đó, Bộ GD&ĐT dự kiến cho phép một số trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức...