Đổi mới dạy học theo chương trình mới – Chủ động chọn phương pháp phù hợp

Theo dõi VGT trên

Năm học 2021-2022 là năm đầu tiên Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 triển khai ở lớp 2 và 6.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nửa đầu năm học chương trình triển khai theo hình thức trực tuyến với nhiều hạn chế về chất lượng giảng dạy.

Đổi mới dạy học theo chương trình mới - Chủ động chọn phương pháp phù hợp - Hình 1

Tiết học Toán của học sinh lớp 2/1, Trường Tiểu học Kỳ Đồng (quận 3) ngày 24-2

Giáo viên cần làm gì để bù đắp kiến thức và phát triển năng lực học sinh (HS) trong chưa đầy một học kỳ còn lại?

Tạo cơ hội cho học sinh tìm tòi, khám phá

Sáng 24-2, tại Trường Tiểu học Kỳ Đồng (quận 3), tiết dạy Toán với bài học “Mét” do cô Hoàng Thụy Minh Thư, giáo viên chủ nhiệm lớp 2/1, giảng dạy diễn ra trong không khí sôi nổi. Mở đầu tiết học, cả lớp được khởi động với trò chơi “Đố bạn”. HS trả lời nhanh các câu hỏi liên quan 2 đơn vị đo độ dài đã học tuần trước là dm (đềximét) và cm (xăngtimét).

Với câu hỏi “Chiều dài cục gôm có thể đo bằng đơn vị cm, vậy chiều dài lớp học có đo bằng cm được không?”, HS đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo như đo bằng sải tay, bước chân. Một HS đặt câu hỏi: “Bước chân mỗi người dài ngắn khác nhau. Làm sao kết quả đo của con và các bạn giống nhau vậy cô?”. Từ thắc mắc này, cô Minh Thư đã giới thiệu cho cả lớp đơn vị đo độ dài mới là “mét”.

Từ khởi động đầy hào hứng, HS được cô Minh Thư giới thiệu về tên gọi, ký hiệu, cách đọc, độ lớn và quan hệ của mét với các đơn vị đo đã học trước đó. Sau đó, từng HS được chạm tay vào hai đầu thước đo dài 1m để cảm nhận về độ lớn của đơn vị này. Các em được chia thành 4 nhóm thảo luận 2 câu hỏi của giáo viên là “Mấy gang tay của em thì được 1m?” và “So sánh chiều cao của em với độ dài 1m”. Nhiều HS đã liên tưởng đến việc đo chiều cao khi mua vé vào cổng khu vui chơi hay ăn tối ở nhà hàng.

Chia sẻ bên lề tiết dạy, thầy Khúc Thành Chính, Chủ biên SGK Toán lớp 2 – bộ sách “Chân trời sáng tạo”, cho biết, điểm khác biệt lớn nhất của Chương trình GDPT 2018 là không áp đặt kiến thức mà tạo cơ hội cho người học tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Do đó, SGK và sách hướng dẫn dạy học chỉ là 2 trong số những gợi ý cho giáo viên liên hệ kiến thức với các vấn đề trong thực tế cuộc sống, từ đó giúp HS trả lời câu hỏi “Học Toán để làm gì?”.

Điểm mấu chốt của phương pháp dạy học theo chương trình mới là giáo viên phải tạo tình huống cho HS suy nghĩ, đưa phương án xử lý chưa đúng để học sinh phản biện, từ đó tìm kiến thức mới. Thầy Chính thừa nhận, dạy học trực tuyến rất khó để giáo viên triển khai các phương pháp dạy học mới do HS hạn chế tương tác, không thể thao tác trực tiếp với các dụng cụ, đồ dùng trong thực tế.

Theo cô Đậu Thị Huế, chuyên viên Phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM), các thầy cô có thể chủ động liên hệ kiến thức đang học với tình huống thực tế giúp HS nhớ lâu như học đơn vị tính trọng lượng thì liên hệ việc cân hành lý ở sân bay, quá số kilôgram quy định phải trả thêm phí; học đơn vị đo độ dài thì liên hệ quy định chiều cao khách tham quan khi mua vé vào cổng khu vui chơi…

Phát triển dạy học theo chủ đề

Video đang HOT

Đối với lớp 6, Bộ GD-ĐT đã trao quyền chủ động cho nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo yêu cầu thực hiện nội dung cốt lõi của chương trình, đồng thời ứng phó linh hoạt với tình hình phòng chống dịch ở địa phương. Trong đó, trường học ưu tiên triển khai trực tuyến các nội dung mang tính lý thuyết, tận dụng thời gian các em đến trường học trực tiếp để triển khai các hoạt động thực hành, thí nghiệm, kết hợp ôn tập và củng cố kiến thức cho HS.

Thầy Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng (quận 10), cho rằng, yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả triển khai Chương trình GDPT 2018 là kỹ năng giảng dạy của giáo viên. Người dạy không chỉ đóng vai trò truyền thụ mà giúp HS xâu chuỗi kiến thức, tìm mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, qua đó nâng cao khả năng thực hành. Trải qua nhiều lần trường học tạm đóng cửa vì dịch bệnh, các trường đã ý thức hơn tầm quan trọng của việc trang bị kho học liệu dùng chung cho giáo viên.

Sau hơn một học kỳ dạy học trực tuyến, đại diện các trường cho biết, quyết định cho HS trở lại học trực tiếp là “cơ hội vàng” cho giáo viên triển khai các phương pháp dạy học chương trình mới. Nhiều dự án học tập đã tái khởi động ở các trường THCS theo hình thức mới như xây dựng bảo tàng thu nhỏ ở sân trường, tìm hiểu ý nghĩa ngày tết cổ truyền qua mô hình tiểu cảnh ở sân trường… tạo không khí học tập sôi nổi cho HS.

Theo GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018, dựa vào mục tiêu giáo dục của từng môn học, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp năng lực tiếp nhận của từng nhóm đối tượng HS.

Muốn đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ hiệu trưởng

Theo tôi, kế hoạch bắt đầu từ hiệu trưởng, được xây dựng trên cơ sở điều kiện thực tế của từng nhà trường, từng địa phương, và mục tiêu của nhà trường hướng tới.

Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới, người hiệu trưởng sẽ gánh trên vai trách nhiệm lớn trong việc tổ chức thực hiện dạy và học, đổi mới dạy học truyền thụ nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, cần chủ động và sáng tạo xây dựng kế hoạch giáo dục.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Câu chuyện về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường là câu chuyện dài vì mỗi năm một khác, liên tục đổi mới. Nhiều bài học, nhiều chủ đề tên vẫn như thế nhưng nội hàm tổ chức và thực hiện thì lại rất đổi mới sau mỗi năm.

Theo tôi, kế hoạch bắt đầu từ hiệu trưởng, được xây dựng trên cơ sở điều kiện thực tế của từng nhà trường, từng địa phương, và mục tiêu của nhà trường hướng tới, mỗi giáo viên hàng năm phải có sự đổi mới. Mỗi năm học, kế hoạch này phải được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật... và phương pháp tổ chức hoạt động để phù hợp với kiến thức. Nếu dự định đến 2025 là phải đạt được cái gì, vậy luôn luôn phải nhìn thấy rằng đến 2022 rồi đã đạt được đến đâu? Trong kế hoạch phải xây dựng để đạt được như vậy, để đến 2025 đạt được mục tiêu như đã đề ra.

Muốn đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ hiệu trưởng - Hình 1

Nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Điều quan trọng là trong suốt quá trình mình xây dựng mục tiêu, mọi chuyện không ở yên một chỗ, bởi năm nay mình định như thế này nhưng sau khi thực hiện lại thấy chưa hợp lí, như vậy rất cần điều chỉnh. Giáo viên là người thực hiện, bắt tay vào việc xây dựng đó và họ có rất nhiều ý tưởng đổi mới. Ngay như trong một hoạt động trải nghiệm, năm nay cho học sinh đến để trải nghiệm ở vùng này, nhưng xét thấy không hiệu quả, vậy họ có thể xoay và vẫn chủ đề đó nhưng đưa học sinh đến vùng khác thích hợp hơn và hiệu quả hơn.

Khi thực hiện kế hoạch, nó cho tôi khá nhiều ý tưởng đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trong tổ chức hoạt động học cho học sinh, theo xu hướng hiện nay học sinh phải được làm thì mới thể hiện được năng lực, phẩm chất, và chính những hoạt động đó đã hình thành năng lực, phát hiện ra học sinh có thiên hướng gì để định hướng cho tương lai nghề nghiệp sau này.

Qua mỗi lần hoạt động như vậy, chính các thầy cô, ban giám hiệu nhà trường cũng rút ra được kinh nghiệm, nó giống như một cái vòng khép kín, luôn làm cho mỗi một giáo viên, nhà trường luôn đổi mới hơn sau mỗi học kì, mỗi năm học".

Hiệu trưởng phải dám nghĩ, dám làm

Cô Nhiếp cho biết: "Việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn 791 năm 2013, theo tôi văn bản như một "chìa khóa" mở ra cho các nhà trường trong việc đổi mới. Đến năm 2017, chính là Công văn 4612 tổng hợp lại 791, và Công văn 5555. Công văn 4612 có 4 nội dung chính: Thứ nhất cho phép các nhà trường loại bỏ kiến thức cũ, cập nhật và bổ sung kiến thức mới.

Thứ hai: Tổ chức, sắp xếp lại nội dung từng bài, từng chương, thậm chí là từng khối, ví dụ trong một bài, phần kiến thức đang ở phần B nhưng nếu không thấy phù hợp có thể đẩy sang phần C, và ngược lại. Hoặc trong chương đó, bài này đang ở bài cuối nhưng có thể đẩy lên bài trên cùng. Hiện nay trường chúng tôi có một số bộ môn, chương trình đang ở lớp 12 nhưng được đẩy lên lớp 10, hoặc bài ở lớp 11 đẩy xuống lớp 12, để làm sao phù hợp, đảm bảo mạch logic kiến thức của thầy cô và phù hợp với đối tượng học sinh Yên Hòa.

Thứ ba: Cho phép các bài có nội dung tương tự giống nhau, và giáo viên chọn để thành chủ đề, khuyến khích dạy chủ đề đó ở bên ngoài lớp học, đưa học sinh đi trải nghiệm. Theo tôi vấn đề này cực kì cởi mở, càng cho phép các nhà trường sáng tạo, nhất là khi kết hợp với điều đầu tiên loại bỏ kiến thức cũ.

Thứ tư: Những kiến thức trùng lặp nhau, ví dụ môn Hóa có, môn Lý cũng có, trên cơ sở đội ngũ và hiệu trưởng quyết định phân công môn Lý hay Hóa sẽ dạy phần kiến thức đó. Cũng có thể đưa những kiến thức trùng nhau vào chủ đề liên môn".

Muốn đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ hiệu trưởng - Hình 2

Học sinh Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) trong ngày lễ khai giảng. Ảnh: NTCC.

Muốn đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ hiệu trưởng - Hình 3

Học sinh Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) trong các hoạt động ngoại khóa. Ảnh: NTCC.

Theo cô Nhiếp: "Để thực hiện tốt kế hoạch nhà trường còn Thông tư 32 về ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Giáo viên và nhà trường cần nắm chắc vấn đề, thứ nhất là mục tiêu tổng quan của từng cấp học là gì. Thứ hai là nắm bắt mục tiêu của từng bộ môn để xây dựng kế hoạch nhà trường.

Ở Công văn 5512, tôi thấy còn cởi mở hơn, cho phép các nhà trường không phải dạy dàn trải ra tất cả, mà cho phép dạy theo kiểu tín chỉ, căn cứ vào tình hình đội ngũ thầy cô và cơ sở vật chất của nhà trường. Một điều nữa là các mẫu, các phụ lục ở 5512, thầy cô cần quan tâm, tính toán làm sao phù hợp với điều kiện của nhà trường, chứ không nên "máy móc" áp dụng nguyên những mẫu phụ lục để vô tình gây áp lực cho giáo viên và học sinh.

Với tôi, đây là những văn bản "then chốt" để xây dựng kế hoạch nhà trường, qua mỗi năm học, hiệu trưởng cần nhìn nhận và đánh giá lại kết quả năm học đó có ưu, nhược điểm gì, nguyên nhân do đâu và trên cơ sở đó nhìn nhận lại thực chất đội ngũ của cơ sở mình, nhìn lại tình hình của địa phương bởi các hoạt động trải nghiệm đều ở bên ngoài trường.

Trường chúng tôi thường lên kế hoạch từ đầu năm học, định đưa học sinh đi trải nghiệm ở đâu thì đều có đi tiền trạm trước, tìm hiểu chi tiết vào thời gian đó thì địa phương thế nào, từ thời tiết, phong cảnh đến những thứ cây, con, khí hậu, đi xe hay đi từng nhóm lớp,...phù hợp việc học tập trải nghiệm. Việc này bắt buộc giáo viên phải tìm hiểu nhiều thứ trong khâu tổ chức, thậm chí có sẵn phương án dự phòng nếu có chuyện đột xuất xảy ra. Thậm chí có nơi đã đi tiền trạm, nhưng đến thời gian đó họ báo lại rằng cây, con... chưa phát triển được như yêu cầu của bài học, vậy là phải có phương án chuyển đổi ngay sang nơi khác".

Cô Nhiếp cho biết: "Một điều mấu chốt để giúp thực hiện tốt kế hoạch, hiệu trưởng phải là người nắm chắc nội dung, phương pháp, nguyên tắc, quy trình, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, những nội dung triển khai. Hiệu trưởng phải là người cùng học, chân thành chia sẻ với đồng nghiệp những khó khăn mà bản thân hiệu trưởng cũng đang vướng mắc để mọi người cùng hợp tác và sẻ chia.

Ban xây dựng Kế hoạch giáo dục bộ môn có từ 2 đến 4 giáo viên, trong đó một giáo viên trưởng bộ môn là người chịu trách nhiệm tổng thể, một đến hai giáo viên chắc chuyên môn, nắm vững chương trình tổng cấp học không chỉ của bộ môn đang dạy, mà còn của bộ môn có liên quan, và một đến hai giáo viên trẻ giỏi công nghệ thông tin, nhanh nhạy và cập nhật xu hướng đổi mới dạy học.

Quá trình thực hiện Kế hoạch giáo dục bộ môn, nếu thấy bất cập, cần điều chỉnh để hiệu quả hơn thì ban giám hiệu tạo điều kiện cho bộ môn thảo luận, thống nhất, ghi vào biên bản sinh hoạt chuyên môn và khuyến khích bộ môn điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch giáo dục.

Phải có sự ghi nhận, động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, bộ môn xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường sáng tạo và hiệu quả. Nếu hiệu trưởng làm tốt những điều đó, giáo viên sẽ thấy rất yên tâm bởi hiệu trưởng như một chỗ "dựa", luôn cung cấp những ý tưởng đổi mới, cùng đồng hành từ tập huấn cho đến chỉ đạo các bước thực hiện, sai đâu sửa đó, hiệu trưởng luôn là người chịu trách nhiệm, có như thế giáo viên dám làm, dám thực hiện.

Muốn đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ hiệu trưởng - Hình 4

Học sinh Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) trong lễ hội sinh hoạt tại trường. Ảnh: NTCC.

Muốn đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ hiệu trưởng - Hình 5

Học sinh Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) trong buổi học ngoại khóa với hợp tác xã trồng rau xanh. Ảnh: NTCC.

Công lớn của thầy cô và phụ huynh học sinh

Cô Nhiếp cho biết: "Theo tôi, đổi mới gì cũng phải đem lại được lợi ích cho giáo viên, có thể không phải là vật chất bởi mức đãi ngộ hiện nay hầu như chưa có, nhưng cái lợi nhất là thầy cô được đổi mới, biết cách đổi mới và các kĩ năng đều được nâng lên qua quá trình làm việc. Một điều nữa, nếu phụ huynh Yên Hòa không ủng hộ, thì chúng tôi không thể đổi mới được. Các thầy cô rất cố gắng, phụ huynh học sinh cũng luôn ủng hộ, cùng đồng hành trong tất cả các hoạt động trải nghiệm.

Khi đã đổi mới, nó cho ta rất nhiều cơ hội để tổ chức, sắp xếp phù hợp nhất với đặc điểm của cơ sở mình, giúp đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Họ cho nhà trường một "quyền" như vậy thì tại sao mình không làm? Xét về tổng chương trình không đổi, không được cắt bớt số tiết học, phải đảm bảo số đầu điểm, đồng thời thúc đẩy các hoạt động đổi mới...

Vậy tại sao Yên Hòa đổi mới được nghỉ thứ 7? Trên cơ sở nguyên tắc đó và do mình tự tổ chức sắp xếp, có rất nhiều tiết học được bố trí học bên ngoài nhà trường, thực chất không phải thứ 7 nào tất cả học sinh đều nghỉ, mà có thể là thứ 7 này với khối 11 đang học ở thực địa cách Hà Nội khoảng 30 km, hoặc lớp 10 đang học ở một hợp tác xã trồng rau nào đó, lớp 12 đang học tại Viện Bảo tàng,... Tất cả đều do cách sắp xếp nhưng rất mở.

Hiện nay, chúng tôi tổ chức cho học sinh được trải nghiệm ở tất cả các môn học, lựa chọn những phần kiến thức nào gắn liền thực tiễn với đời sống, bóc tách ra thành chủ đề tự chọn để học sinh được trải nghiệm, vậy nên cả môn Toán, Lý, Hóa, Sinh,...đều có mảng kiến thức liên quan đến thực tiễn cuộc sống, chỉ cần hiệu trưởng định hướng, tư vấn là các thầy cô sẽ nắm bắt được để triển khai.

Ngoài chương trình của Bộ, ban giám hiệu nhà trường cũng định hướng cập nhật thêm kiến thức mới để làm sao phải đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, ở chương trình môn Tin học của Bộ, chúng tôi tích hợp thêm chương trình của Microsoft, và khi ra trường, học sinh có được 3 chứng chỉ Word, Excel và PowerPoint. Và ở chương trình tiếng Anh cũng được tích hợp luôn để khi ra trường các con đạt chứng chỉ IELTS 5.0 trở lên".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện thú vị từ xác ướp mèo răng kiếm Kỷ băng hà

Lạ vui

21:33:59 18/11/2024
Xác ướp đóng băng của một con mèo răng kiếm 35.000 năm tuổi đã được nghiên cứu lần đầu tiên trong lịch sử, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 14.11.

Lập nhóm kinh doanh giả trên sàn thương mại điện tử để mua bán thuốc lá lậu xuyên quốc gia

Pháp luật

21:30:12 18/11/2024
Để tránh sự phát hiện, các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả ngụy trang trên trang thương mại điện tử Lazada hoặc trên sàn giao dịch điện tử Bambooship để tạo các đơn vận chuyển với nội dung giả là sản phẩm linh kiện điện...

Xôn xao gương mặt hốc hác của "người hùng" U23 Việt Nam, nhan sắc xuống cấp rõ rệt

Sao thể thao

21:12:13 18/11/2024
Mùa giải V.League 2024/2025 đang diễn ra sôi nổi, tại vòng 8 V.League CLB TP.HCM tiếp đón CLB CAHN. Trong trận đấu này sự xuất hiện của hậu vệ Vũ Văn Thanh đã khiến dân tình phải xôn xao

Thảo Trang đón sinh nhật đáng nhớ cùng dàn "Chị đẹp"

Sao việt

21:08:26 18/11/2024
Tối cuối tuần nhưng mọi người đều có mặt đông đủ, riêng các Chị đẹp Mỹ Linh, Thu Phương, Phương Thanh, DJ Mie bận lịch diễn nhưng vẫn gửi hoa và quà để chúc mừng sinh nhật của Thảo Trang.

Ông Kim Jong Un chỉ trích phương Tây về vấn đề Ukraine

Thế giới

21:08:06 18/11/2024
Do đó, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia, tình hình bất ổn gia tăng có thể dẫn đến Thế chiến III và tình hình toàn cầu đang tiến gần đến ngưỡng nguy hiểm , ông nói thêm.

Lọ Lem - con gái Quyền Linh: Tuổi 18 lột xác gợi cảm, không ngại mặc hở

Phong cách sao

20:55:05 18/11/2024
Bên cạnh những lời khen ngợi về nhan sắc và vóc dáng, Lọ Lem cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực về phong cách ăn mặc.

Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát

Netizen

20:54:10 18/11/2024
Người đàn ông tên Dương, sống ở Giang Tô (Trung Quốc) thường xuyên xem livestream khi rảnh rỗi. Với anh, đây là hoạt động giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.

Diddy bị tố vi phạm quy định trong trại giam, tìm cách thao túng nhân chứng

Sao âu mỹ

20:11:12 18/11/2024
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông trùm nhạc rap Diddy vướng cáo buộc vi phạm nhiều quy định trong trại giam, lên kế hoạch tác động tâm lý các nạn nhân với mong muốn thay đổi kết quả vụ án.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

Sức khỏe

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

Nhạc quốc tế

19:44:41 18/11/2024
Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự.

Phim thất bại nhất hiện tại với rating 0%, nam chính ngốc nghếch đến mức khán giả đòi bỏ xem

Phim châu á

19:41:09 18/11/2024
Tỉ suất người xem trung bình ở tập 1 và tập 2 trên toàn quốc chỉ đạt mức 0.7% - một con số vô cùng thấp đối với một tác phẩm được chiếu vào cuối tuần.