Đổi mới đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý: Giải bài toán chất lượng GD
“Vấn đề năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là bài toán cần giải đáp ngay và quyết liệt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực sự, thiết thực đổi mới nền giáo dục nước nhà” – đó là chia sẻ của PGS.TS Trần Đình Bình, giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH QG Hà Nội.
Đáp ứng những yêu cầu mới của cách mạng 4.0
Trên thực tế, đội ngũ GV, CBQLGD đã từng bước đạt trình độ đào tạo, năng lực đào tạo của GV được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của cải cách giáo dục phổ thông và đại học. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý các cấp được nâng lên theo chuẩn, bước đầu tiếp cận phương pháp giáo dục và phương thức quản lý tiên tiến.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Đình Bình, vẫn còn những tồn đọng như Nghị quyết 29 đã nêu: Quản lý GD-ĐT còn nhiều yếu kém, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí là vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Tư duy và chỉ đạo chậm đổi mới, vẫn nặng về chỉ đạo quản lý theo hành chính mệnh lệnh, cơ chế xin cho, hệ thống văn bản, pháp luật, quy chuẩn về số lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của giáo viên, CBQL đã được xây dựng khá chi tiết, nhưng ít có tác dụng, công tác thanh tra, giám sát hoạt động GD chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, chưa thực sự nghiêm túc.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng GV còn nặng về số lượng, ít chú ý đến chất lượng. Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo cán bộ quản lý GD còn nặng về lý thuyết, chưa sát thực tế, chưa phù hợp.
Video đang HOT
Cần đổi mới đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD
PGS.TS Trần Đình Bình cho rằng, để khắc phục tình trạng trên, một trong những giải pháp đặt ra là đổi mới đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh cao, đổi mới đào tạo bồi dưỡng CBQLGD là cực kỳ quan trọng thông qua việc xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để cấp chứng chỉ; các chương trình đào tạo cấp văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ quản lý GD nhằm hoàn thành các mục tiêu của nền giáo dục hiện đại, tạo ra nguồn lao động chất lượng cao.
Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo bồi dưỡng phải kết hợp lý luận cơ bản, nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục và thực hành để giải quyết các tình huống bằng các giải pháp và kinh nghiệm quản lý giáo dục.
Nội dung các chương trình đào tạo bồi dưỡng CBQLGD nhằm vào cách tiếp nhận, vận dụng nhiều phương pháp, phương tiện quản lý hiện đại, phù hợp, hiệu quả theo chuẩn năng lực, năng lực quản lý quá trình đào tạo, năng lực quản lý nhân sự, năng lực quản lý tài chính, năng lực quản lý chất lượng, năng lực quản lý các dịch vụ đào tạo…
Cụ thể cần tập trung vào một số điểm chính như: Xây dựng chiến lược để xác định tầm nhìn, nhận dạng sứ mệnh, sự phát triển của nhà trường; Quản lý nguồn nhân lực để giải quyết nhiều vấn đề mới đặt ra trong xây dựng chính sách tuyển dụng, quy trình tuyển chọn, bố trí, phân công nhiệm vụ, đánh giá và đãi ngộ; Quản lý tài chính để đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn thu, chi;
Thông tin quản lý GD để nâng cao năng lực quản lý, giám sát hoạt động giáo dục, xây dựng chính sách phát triển, phân bổ nguồn lực, đánh giá kết quả thực hiện, làm cơ sở tin cậy và khách quan trong điều hành và quản lý giáo dục;
Đánh giá kiểm tra chất lượng GD một cách khách quan nhất theo các tiêu chí, chuẩn mực; Phân cấp quản lý từ việc ra quyết định, thanh tra hoạt động giáo dục đến trách nhiệm của các cấp lãnh đạo; Dân chủ hóa giáo dục với sự tham gia của toàn xã hội vào cung ứng, hoạch định, theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách GD.
“CBQLGD phải được đào tạo, bồi dưỡng để tiếp thu các kiến thức, năng lực mới theo Chuẩn năng lực nghề nghiệp nhằm hoàn thành tốt vai trò người hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, tổ chức các hoạt động quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học góp phần thực hiện thành công các chính sách giáo dục trong thế kỷ 21, phấn đấu đến năm 2025 Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp”, PGS.TS Trần Đình Bình chia sẻ.
Trịnh Huyền
Theo giaoducthoidai.vn
Kinh nghiệm giúp trẻ mầm non làm quen tiếng Anh
Cho trẻ làm quen với tiếng Anh (LQTA) không phải là mới trong nhiều trường mầm non (MN) hiện nay. Tuy nhiên, để tổ chức được một giờ LQTA cho trẻ thật sự như là một hoạt động học ngôn ngữ đòi hỏi giáo viên (GV) phải có kinh nghiệm và phương pháp giáo dục.
ảnh minh họa
Nói về vấn đề này, bà Phạm Thị Tú Anh - Hiệu trưởng Trường MN Thăng Long Kidsmart (Hà Nội) - .
Vai trò quan trọng của giáo viên
Trong quá trình tham gia giảng dạy, quản lý MN, tôi nhận ra rằng, không gì giúp trẻ MN LQTA tốt nhất chính là những giáo viên (GV) có trình độ tiếng Anh chuẩn và có phương pháp dạy MN. GV ấy sẽ hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí, nắm bắt nhanh những nhu cầu cảm xúc của trẻ để từ đó đưa ra những nội dung phù hợp với những phương pháp tổ chức cho trẻ tiếp cận, làm quen với tiếng Anh thông qua các hoạt động vui chơi cá nhân, vui chơi theo nhóm (nhỏ và lớn), chơi tại các góc lớp tiếng Anh hoặc vui chơi ngoài trời.
Thực tế đã chứng minh, trẻ nhỏ có khả năng bắt chước rất nhanh đặc biệt là về ngôn ngữ. Vì thế nếu lần đầu trẻ được tiếp cận, LQTA không chuẩn thì trẻ cũng sẽ phát âm không chuẩn. Nó khắc sâu thành thói quen của trẻ và sẽ rất khó sửa. GV tiếng Anh phải luôn chú ý kiểm tra lại cách phát âm chuẩn của mỗi từ hay cụm từ sắp cung cấp cho trẻ bằng nhiều cách như nghe băng, đĩa, mạng Internet hay hỏi ý kiến chuyên gia/giáo viên bản ngữ.
LQTA là tiếp cận với nền văn hóa mới. Vì thế GV tiếng Anh phải luôn tích cực trong việc tiếp thu những cái mới và chọn lọc những điều hay để phát triển công việc của mình. Trong mỗi giờ tổ chức hoạt động cho trẻ MN LQTA, giáo viên cần mang đến cho trẻ một không khí giao tiếp, vui chơi, học tập thật tự nhiên, gần gũi để khuyến khích trẻ hòa mình vào môi trường Anh ngữ, cùng nhau khám phá những điều thú vị trong môi trường ấy. Điều này được thể hiện trên từng khuôn mặt háo hức và sự tương tác tích cực của trẻ mỗi khi tham gia vào hoạt động làm quen tiếng Anh. Chỉ có hứng thú của trẻ mới có thể giúp GV thực hiện được kế hoạch của mình một cách tốt nhất.
Dạy trẻ học tiếng mẹ đẻ đã khó, cho trẻ tiếp cận và làm quen một ngôn ngữ khác nữa lại càng khó hơn. Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ thì GV cần phải có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể thật hấp dẫn và cuốn hút trẻ: Vừa nói vừa sử dụng các động tác diễn tả, minh họa cho lời nói. Có như thế tiếng Anh - thứ ngôn ngữ mới lạ - mới trở nên hấp dẫn và kích thích trẻ hơn.
Lựa chọn nội dung phù hợp
GV cần nghiên cứu và đưa ra nội dung bài dạy dựa trên nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ về một chủ đề nào đó, các chủ đề ban đầu thường là các chủ đề quen thuộc, gần gũi với trẻ như: Chào hỏi/Greetings, Màu sắc/Colors, Gia đình/Family, Con vật/Animals, Bản thân/Myself, Số đếm/Number... Nhưng khi học đến thời điểm cuối năm học, GV có thể cho trẻ tiếp cận với các chủ đề rộng hơn, mới mẻ hơn như là: Hình dạng/Shaper, Cảm xúc/Feelings, Đối lập/Opposites, Ngôi nhà của tôi/My house... Bên cạnh đó, việc lựa chọn các từ loại khác nhau để cung cấp cho trẻ như: danh từ, tính từ hay động từ có ý nghĩa quan trọng trong việc bước đầu giúp trẻ sử dụng một số cụm từ và câu ngắn hướng tới mục tiêu cao hơn đó là giao tiếp bằng tiếng Anh.
Khi cho trẻ LQTA, GV cần giúp trẻ dần hình thành cho mình kĩ năng sử dụng được tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày một cách tự nhiên giông như trẻ học và nói tiếng mẹ đẻ. Làm sao trong các giờ LQTA, GV và trẻ thật thoải mái tự nhiên, không nên chỉ chú trọng vào dạy, mà cần thiết hơn là cho trẻ LQTA với những mẫu câu giao tiếp phù hợp, để trẻ dễ dàng ghi nhớ và vận dụng một cách tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày...
Theo Giaoducthoidai.vn
Kiểm tra công tác giáo dục chính trị, học sinh sinh viên Sở GD&ĐT Cao Bằng ban hành kế hoạch kiểm tra công tác giáo dục chính trị và học sinh, sinh viên năm học 2017 - 2018. ảnh minh họa Đối tượng kiểm tra là các phòng GD&ĐT (kiểm tra công tác triển khai của Phòng và thực tế tại một số trường học do đoàn kiểm tra đề xuất); các đơn vị trực...