Đổi mới đánh giá học sinh có khả thi?
Văn bản hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015-2016 yêu cầu các trường THCS, THPT tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh.
Cụ thể, về phương thức đánh giá học sinh, năm học này, giáo viên không chỉ đánh giá qua bài kiểm tra mà chú trọng đánh giá thường xuyên qua các hoạt động trên lớp, qua vở học tập, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm, bài thuyết trình, trình chiếu video.
Phương thức đổi mới đánh giá sẽ khiến học sinh năng động, sáng tạo, có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cũng như tăng phần trải nghiệm thực tế.
Tuy nhiên, theo các giáo viên, với điều kiện cơ sở vật chất trường học THCS, THPT như hiện nay khó có thể áp dụng được phương thức đánh giá mới.
Cô Nguyễn Thị Hằng Nga, giáo viên dạy Văn trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội) chia sẻ, từ khi áp dụng phương thức đánh giá mới, ngoài làm bài kiểm tra, trường mới chỉ tổ chức cho học sinh đi thực tế ở di tích Cổ Loa, Đông Anh – Hà Nội, nơi có truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy một lần.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, môn Văn cố gắng lắm mới đi được một lần vì tổ chức không khó nhưng trường không có kinh phí, phụ huynh cũng rất khó khăn.
Video đang HOT
Ngoài ra, khi giao bài tập dạng mới, học sinh cũng gặp nhiều khó khăn trong tìm thông tin, tài liệu. Điển hình như khi học về một giai đoạn lịch sử cụ thể, giáo viên giao cho 4 nhóm tìm tài liệu để trình bày qua hình thức làm video và báo cáo thuyết trình.
Tuy nhiên, thư viện ít đầu sách, tư liệu hình ảnh hiếm hoi và không phải học sinh nào cũng có máy tính cá nhân để hoàn thành bài. Một giáo viên trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam: “Phương pháp rất hữu ích nhưng khó có thể triển khai trên diện rộng vì học sinh phải được trang bị phương pháp, kỹ năng thực hành, phương tiện”.
Cô Phan Hà Thanh, giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cũng đồng quan điểm, tùy vào đặc thù môn học và từng vùng miền để có thể áp dụng được phương thức đánh giá nào.
Chưa kể, giáo viên không được hướng dẫn kỹ sẽ lúng túng khi yêu cầu học sinh thực hiện cũng như không có tiêu chí cụ thể sẽ gặp khó trong đánh giá. Bên cạnh đó, một số phụ huynh phản ánh, cách đánh giá này khó có thể đảm bảo công bằng giữa các học sinh.
Theo Nguyễn Hà/Tiền Phong
Xem xét nhân rộng mô hình thi của Đại học Quốc gia Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới kỳ thi THPT quốc gia 2016, trong đó xem xét mô hình, phương thức đánh giá năng lực năm 2015 của Đại học Quốc gia Hà Nội để phát huy, nhân rộng.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Phiên họp năm 2015 của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị về kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng để tổng kết, đánh giá một cách toàn diện những mặt được và chưa được theo các mục tiêu đã đặt ra cho kỳ thi và tuyển sinh năm 2015;
Tiếp tục hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi năm 2016 bảo đảm công bằng, tiết kiệm, giảm áp lực theo đúng tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương trong việc đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá học sinh.
Đồng thời tiếp tục đổi mới kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tạo thuận lợi cho học sinh và phụ huynh; phương án thi cần được cân nhắc kỹ về số môn thi, thời gian thi, địa điểm thi... phù hợp; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ GD&ĐT với các địa phương, các trường đại học trong việc tổ chức kỳ thi.
Một phòng thi của Đại học Quốc gia Hà Nội kỳ tuyển sinh năm 2015 (Ảnh GDVN)
Về công tác tuyển sinh đại học, tiếp tục thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương là giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học; phát huy vai trò của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, tính liên kết, phối hợp giữa các trường đại học trong công tác tuyển sinh.
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tổng kết, đánh giá việc đổi mới công tác tuyển sinh theo phương thức đánh giá năng lực năm 2015. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT xem xét mô hình, phương thức phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới để phát huy, nhân rộng.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề và giáo dục đại học;
Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới; phát triển hợp lý giáo dục công lập và ngoài công lập; khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao; giao quyền tự chủ phù hợp cho các cơ sở giáo dục đào tạo; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo cho các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách.
Các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Trung ương và Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân;
Chủ động nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách, đề án thực hiện các nhiệm vụ đổi mới một cách hiệu quả; tăng cường công tác truyền thông các chủ trương, giải pháp đổi mới giáo dục đào tạo tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và các tầng lớp xã hội.
Thùy Minh
Theo_VnMedia
"Xế tàu" Geely GC9 vượt 140 ông lớn giành giải tại quê nhà Mẫu xe Geely GC9 đã "dễ dàng" vượt mặt hàng loạt các ông lớn trong ôtô thế giới để ẵm về giải thưởng danh giá "Xe của năm tại Trung Quốc". Mẫu xe Geely GC9 đã "dễ dàng" vượt mặt hàng loạt các ông lớn trong ôtô thế giới để ẵm về giải thưởng danh giá "Xe của năm tại Trung Quốc". Tại...