Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, không thể chậm trễ hơn
Cơ chế quản lý giáo dục Việt Nam chưa đủ không gian cho các mô hình giáo dục tiên tiến vận hành để tạo ra những con người có tư tưởng khai phóng, có tư duy độc lập, có kỹ năng …
LTS: Trong bài trước, tác giả Nguyễn Huy Viện đã chỉ ra một số hệ lụy về con người khi nền giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Còn bài này góp phần chỉ ra những rào cản trói buộc trong cơ chế quản lý giáo dục hiện nay.
Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đương nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chịu trách nhiệm về những hạn chế yếu kém do ngành mình quản lý. Tuy nhiên, nếu quy tất cả trách nhiệm cho ngành giáo dục thì hoàn toàn không khách quan và không công bằng.
Lý do là giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, còn Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan phải thực thi theo đúng chủ trương đã được hoạch định. Vì vậy trách nhiệm đó cũng thuộc về cả hệ thống chính trị.
Khách quan mà nói, trong mấy chục năm qua, qua nhiều đời bộ trưởng, ngành giáo dục đã có rất nhiều cố gắng tìm tòi, tham khảo nhiều mô hình giáo dục của các quốc gia tiên tiến áp dụng vào Việt Nam nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Nguyên nhân một phần vì tiếp thu chắp vá, nhưng nguyên nhân chính là do cơ chế quản lý giáo dục Việt Nam chưa đủ không gian cho các mô hình giáo dục tiên tiến vận hành để mang lại hiệu quả.
Không những vậy, do cơ chế quản lý giáo dục chưa phù hợp cho việc áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến, nên càng áp dụng nhiều mô hình, càng làm cho nền giáo dục rối rắm, không có đường ra.
Điều đó không chỉ để lại hậu quả cho quốc gia mà còn biến hết thế hệ học sinh này đến thế hệ học sinh khác thành “chuột bạch”. Sản phẩm của ngành giáo dục dù là con người nhưng cũng chỉ là những sản phẩm thử nghiệm.
Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, không thể chậm trễ hơn
Trong khi đó, tại sao Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và nhiều quốc gia khác lại nhanh chóng áp dụng thành công các mô hình giáo dục tiên tiến?
Vì trong cơ chế quản lý nhà nước nói chung cũng như quản lý giáo dục nói riêng, các quốc gia đó chỉ tập trung quản lý vĩ mô, đường hướng chiến lược, hệ thống pháp luật. Trên cơ sở đó, nhà nước thực hiện vai trò kiến tạo cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội quốc gia trong đó có giáo dục phát triển.
Riêng về giáo dục, họ tạo cơ chế mở và quyền tự chủ, thông thoáng cho các nhà trường. Nhờ vậy, họ phát huy được tối đa tính chủ động, năng lực sáng tạo của các cơ sở giáo dục trong tự do học thuật cũng như trong xây dựng chiến lược phát triển nhà trường; trong xây dựng nội dung, chương trình đào tạo cũng như phương pháp dạy và học của thầy và trò.
Trong không gian giáo dục như vậy, người thầy không phải là nhà truyền giáo, áp đặt một chiều kiến thức có sẵn, mà là người bạn đồng hành của học sinh trong quá trình tìm tòi, khám phá tìm ra chân lý.
Với cơ chế quản lý như vậy, nền giáo dục không bị xơ cứng, thoái hóa, lạc hậu với thời gian mà ngược lại luôn sống động tạo ra các sản phẩm là những con người có tư tưởng khai phóng, có tư duy độc lập; có năng lực phản biện và dám phản biện bảo vệ chân lý; luôn chủ động, sáng tạo trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày của bản thân và trong đời sống xã hội; không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn chuẩn mực về tính kỷ luật và đạo đức, nhân cách.
Trong thời đại ngày nay, muốn quốc gia phát triển và muốn có xã hội văn minh thì không thể thiếu nguồn nhân lực như vậy.
Nhân lực là nhân tố mang tính quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore … nhưng do họ có chiến lược đúng đắn trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nên đất nước đạt được những bước tiến thần kỳ, những thành tựu rực rỡ về phát triển kinh tế – xã hội trong một thời gian ngắn, được cả nhân loại ngưỡng mộ.
Thực tiễn cho thấy, những quan điểm cho rằng giáo dục là truyền thụ, áp đặt kiến thức sẵn có thì chỉ đào tạo ra những con người chỉ biết thừa hành, chỉ biết làm theo theo sai khiến của người khác. Những người như vậy không có năng lực tư duy độc lập, không có năng lực phản biện và không dám phản biện. Quan điểm giáo dục như vậy không chỉ kìm hãm giáo dục mà tai hại hơn là kìm hãm quốc gia phát triển.
Tất cả các quốc gia thịnh vượng, cất cánh về kinh tế – xã hội đều có nền giáo dục thành công, đều dựa trên quan điểm giáo dục không những là truyền thụ kiến thức, mà còn là trang bị phương pháp, phát huy sáng tạo, khả năng độc lập tư duy, năng lực phản biện và tinh thần phản biện khoa học cho người học.
Để có được điều đó, trước hết phải đổi mới tư duy, xây dựng cơ chế thông thoáng trong phát triển giáo dục. Đó là một trong những tiền đề quan trọng nhất cho quốc gia phát triển nhanh và bền vững.
Quay lại vấn đề giáo dục của Việt Nam, từ chiêm nghiệm thực tế của đất nước, người viết bài có mấy suy nghĩ dưới đây.
Đảng và Nhà nước đã giao ruộng đất và quyền tự chủ cho nông dân, nhờ đó người nông dân không chỉ tự lo được cuộc sống của họ mà còn đảm bảo lương thực và thực phẩm cho toàn xã hội, đưa quốc gia thoát khỏi tình trạng thiếu đói triền miên trong những năm 80 của thế kỷ trước. Cũng nhờ đó, nông, thuỷ, hải sản đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong mấy chục năm qua.
Đảng và Nhà nước cũng đã đã giao quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp sau Đổi mới. Họ đã nhanh chóng khắc phục tình trạng khan hiếm hàng hoá, chấm dứt chuyện từng bánh xà phòng, từng cái săm lốp xe đạp, hay từng mét vải phải phân phối, phải bốc thăm và chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, hàng hoá công nghiệp rất dồi dào, phong phú.
Vì vậy Đảng và Nhà nước cần tin tưởng và mạnh dạn hơn nữa trong việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở khoa học, nhà trường, trước hết là các trường đại học, học viện và các trường đào tạo nghề để họ chủ động, sáng tạo trong học thuật và đào tạo. Cần tạo không gian và môi trường thông thoáng, cởi mở cho giáo dục phát triển để khai sáng dân tộc.
Khi người nông dân đã được tự chủ trên cánh đồng; các doanh nhân đã được tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, thì các nhà khoa học, các nhà trí thức, các nhà trường cũng cần được tự chủ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để tạo ra những lớp người có kỹ năng, có kiến thức, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước ngày nay.
Nguyễn Huy Viện
Theo vietnamnet
Liên tiếp những vụ tát trẻ: Cách gì giúp con vượt qua?
Một cô giáo Quảng Bình yêu cầu học sinh tát bạn 231 cái khiến em này nhập viện chưa kịp lắng xuống thì ngay giữa Thủ đô, một giáo viên dạy lớp hai cũng bị "tố" yêu cầu học sinh tát bạn 50 cái.
Điều này gây phẫn nộ dư luận xã hội. Vậy các phụ huynh cần phải làm gì để giúp trẻ phản ứng lại những hình thức kỷ luật phi giáo dục?
Giúp trẻ đối diện với nỗi buồn
Chuyên gia về giáo dục, ĐB HĐND TP Hà Nội, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty TalentPool Đỗ Thùy Dương chia sẻ, bản thân chị đã từng "tát vào má con trai mình một cái cách đây 15 năm khi mới 3 tuổi". Và đó là cái tát mà đến tận bây giờ, chị không thể "tha thứ cho mình, mỗi lần nhìn con ngủ, mỗi lúc con cười, tôi đều nhìn vào má con, cứ như là có một vết hằn ở đó".
Ảnh minh họa
Lý giải cho hành vi này của mình, chị cho biết "có một cơn giận thật lớn đã khiến tôi làm điều mà chắc chắn sẽ không làm nếu tỉnh táo hoặc có thể những trận đòn dù hiếm hoi của bản thân chịu hồi bé khiến tôi vô thức tát con mà không nhận thức được hậu quả". Rút kinh nghiệm sâu sắc điều này, chị không bao giờ áp dụng biện pháp "giáo dục trừng phạt" với hai con sau. Và để ngừng đánh con chị đã học và đọc rất nhiều thứ để biết cách trưởng thành cùng các bạn.
Trong đó, với tư cách là một phụ huynh, chị Thùy Dương đã cố gắng để các con có nhiều ký ức yêu thương và hạnh phúc, pha loãng những ký ức buồn. Chị cũng chủ động nói chuyện với các con về "cái tát" nói riêng và những "lỗi lầm" mà mẹ từng mắc phải.
Theo đó, chị Thùy Dương đã dạy con "đối diện với nỗi buồn". "Bởi chỉ khi bạn, con bạn đối diện với điều đó - mới là cách tốt nhất để cùng vượt qua". Và điều mà chị Thùy Dương muốn nhắn gửi đến các bậc phụ huynh cũng như học sinh, nếu chẳng may con lỡ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, lỡ gặp chuyện gì khó nói bố mẹ hãy khuyên con "đừng chịu đựng nó một mình, hãy chủ động nói ra với một vài người mà các con tin tưởng về cảm xúc các con đã trải qua, để những gì đã qua không làm hại các con được nữa".
"Trong trường hợp này mình nhắc lại là phụ huynh cần khéo léo nói chuyện với các con hàng ngày để nắm bắt tình hình ở trường và phối hợp chặt chẽ với nhà trường để tìm hiểu và thống các hình thức uốn nắn những hành vi chưa phù hợp. Phụ huynh/ ban phụ huynh là những người sâu sát nhất với nhà trường và cố gắng nhận diện dấu hiệu để thảo luận cùng cô", chị Thùy Dương nhận định.
Chung quan điểm này, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chuyên gia kỹ năng sống cho trẻ cho rằng, bố mẹ hãy luôn thân thiết và gần gũi với con. Lắng nghe con rất kĩ càng nhưng tuyệt đối không xúi bẩy, ép con phải giải quyết theo cách của mình.
Hãy dạy trẻ biết tự vệ
Vậy làm thế nào để giải quyết được việc này, TS Vũ Thu Hương cho rằng, trước hết cha mẹ phải dạy trẻ hiểu biết về luật. Dạy con về pháp luật. Đánh người, xúc phạm người khác, dày vò người khác.... đều là vi phạm pháp luật. Theo đó, bố mẹ hãy nói với con tuyệt đối không được đánh bạn. Ngược lại, bất kể những hành động nào, xâm phạm nào đến thân thể của con thì điều đó là hoàn toàn vi phạm pháp luật và con có quyền chống cự lại trước những hành động sai trái đó.
Để làm được điều này, bố mẹ hãy dạy trẻ tự vệ. Có rất nhiều thế tự vệ khác nhau để tránh bạo lực mà không cần bất kể hành vi bạo lực nào. Đơn giản nhất là khi ai đó định dùng tay đánh mình thì phản xạ đầu tiên là phải gạt tay thật quyết liệt hoặc né người ra, để người đó sẽ không thể chạm vào cơ thể mình. Trong trường hợp bị đánh liên tiếp mấy cái thì phải biết chạy.
"Khi dạy trẻ hiểu rõ luật pháp thì trẻ sẽ có kiến thức để phê phán và tiếp nhận các cách phòng chống bạo lực học đường. Phải hình thành cho trẻ kỹ năng nhận biết, phân tích, đánh giá các hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh. Trẻ sẽ biết phân định đâu là đúng - sai, tốt - xấu", TS Hương bày tỏ quan điểm.
Ngoài gia, chuyên gia tâm lý kỹ năng sống Vũ Thu Hương cũng cảnh báo các bố mẹ không dạy con theo kiểu áp đặt, bố mẹ có quyền con là con phải nghe lời bố mẹ. Việc làm này sẽ khiến con luôn nghĩ: Người lớn luôn đúng và phải tuân thủ tất cả những lời người lớn nói. Điều đó sẽ khiến con mất dần đi khả năng phản biện, phản kháng và tự vệ.
Vì thế, cha mẹ hãy cố gắng thực hiện các nội quy gia đình và luật pháp nghiêm túc để con tuân thủ theo. Nếu muốn con làm việc gì ngoài các quy định thì cần có đàm phán chứ không thể lấy quyền làm bố, mẹ để trấn áp con cái. Bản thân bố mẹ phải tôn trọng con không được bạo hành con dưới mọi hình thức.
Dạy con và chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật, không ủng hộ vi phạm pháp luật dưới mọi hình thức. Ví dụ nếu cô giáo hoặc một người lớn yêu cầu con đánh bạn, hãy nói thẳng với người đó hành vi đó là sai và đã vi phạm pháp luật. Nếu cô không nghe, con có thể chạy ra ngoài sân trường và hô hoán lên", TS. Hương lưu ý.
HUYỀN ANH (Kiến thức gia đình số 50)
Theo nongnghiep
Mời ca sĩ nổi tiếng về trường để giúp học sinh hạnh phúc hơn Đó là 'chiêu độc' mà ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) áp dụng suốt 3 năm nay. Thầy Phú (phải) và diễn viên Quý Bình - NVCC Ý kiến này được ông chia sẻ tại tọa đàm giáo dục "Hành động vì hạnh phúc học sinh" do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức vào chiều 14.12...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thông tin mới nhất vụ cầm dao xông vào FPT Shop cướp tiền
Pháp luật
11:40:28 23/02/2025
Không nhận ra con gái út của Quyền Linh trong diện mạo cực sexy này
Netizen
11:39:45 23/02/2025
Ngày càng có nhiều người theo đuổi "làm việc nhà kiểu lười": Chỉ khi trải nghiệm bạn mới biết nó thú vị thế nào!
Sáng tạo
11:37:07 23/02/2025
"Team qua đường" bắt gặp Vũ Cát Tường và vợ, 1 hành động vô tình bị chú ý
Sao việt
11:19:10 23/02/2025
Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó
Lạ vui
11:06:14 23/02/2025
Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung
Nhạc quốc tế
11:04:17 23/02/2025
Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2
Trắc nghiệm
11:02:39 23/02/2025
Món ngon khó cưỡng từ loại rau không tốn 1 xu, có nhiều mùa Xuân cực tốt cho sức khỏe
Ẩm thực
10:53:53 23/02/2025
Lý do Văn Quyết nhường cả 2 quả penalty cho ngoại binh
Sao thể thao
10:53:51 23/02/2025
Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán
Thế giới
10:42:47 23/02/2025