Đổi mới chương trình thúc đẩy giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam
Ngày 18/7 tại Hà Nội, Ban chỉ đạo chung về giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam đã họp phiên thứ Nhất nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện Đề án giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam và thảo luận chủ trương, lộ trình hỗ trợ công tác giảng dạy tiếng Pháp trong thời gian tới. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ – Trưởng Ban chỉ đạo – chủ trì buổi làm việc.
Ban chỉ đạo chung về giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam họp phiên thứ Nhất. Ảnh: Việt Hà
Đại sứ nước Cộng hoà Pháp Bertrand Lortholary cùng đại diện Tổ chức quốc tế Pháp ngữ đã dự buổi làm việc và tham gia thảo luận để hai bên đi đến thống nhất một số nội dung về thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam.
Cả nước hiện có 33 tỉnh/thành phố có hoạt động giảng dạy tiếng Pháp, trong đó chương trình tiếng Pháp song ngữ và tăng cường được giảng dạy tại 13 tỉnh, 15 tỉnh có lớp chuyên tiếng Pháp, dạy tiếng Pháp như ngoại ngữ thứ 2 có tại 19 tỉnh và ngoại ngữ 1 tại 32 tỉnh.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: Việt Hà
Hiện có hơn 40.000 học sinh theo học tiếng Pháp. 500 giáo viên tiếng Pháp và 30 giáo viên dạy Toán bằng tiếng Pháp. Tổng số trường có giảng dạy tiếng Pháp ngoại ngữ 2 chiếm số lượng học sinh đông nhất khoảng 20.000 em, tiếp đó là chương trình song ngữ và tăng cường tiếng Pháp chiến khoảng hơn 10.000.
Đại sứ Bertrand Lortholary khẳng định giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam là quyết tâm chính trị của Chính phủ Pháp và đã được hai nước Pháp – Việt quan tâm phát triển như là một lĩnh vực hợp tác tốt đẹp nhất trong mối quan hệ hợp tác ngoại giao giữa hai nước.
Đại sứ Pháp đã đưa ra 4 đề nghị: Tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới chương trình giảng dạy tiếng Pháp hiện nay; Đưa hệ thống kiểm tra, đánh giá tiếng Pháp theo khung tham chiếu châu Âu vào đánh giá năng lực học sinh phổ thông; Tìm giải pháp giải quyết việc thiếu giảng viên giảng dạy tiếng Pháp – xây dựng mô hình bộ môn, hoạt động bao hàm nhiều nội dung khoa học, học tập theo đề án – học tập liên môn; Cấp chứng chỉ DELF tiếng Pháp để ghi nhận kết quả học tập cho học sinh phổ thông và có sự công nhận quốc tế.
Video đang HOT
Đại sứ Bertrand Lortholary phát biểu thảo luận cùng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại buổi làm việc. Ảnh: Việt Hà
Sau khi nghe ý kiến thảo luận của chuyên gia hai bên về các công tác trọng tâm, thúc đẩy giảng dạy tiếng Pháp, phát biểu kết luận hội nghị, thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đồng ý với các đề xuất từ phía Đại sứ Bertrand Lortholary. Đồng thời nhấn mạnh: hai bên thống nhất chủ trương tăng quy mô, số lượng học sinh học tiếng Pháp;
Trong thời gian tới, hai bên thông qua Ban chỉ đạo chung về giảng dạy tiếng Pháp cần sớm hoàn thiện xây dựng chương trình giảng dạy tiếng Pháp; Quan tâm đến công tác tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là đào tạo giáo viên dạy môn tự nhiên và những môn còn thiếu; Có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy các môn khoa học bằng tiếng Pháp.
Cùng với đó, đổi mới hệ thống cấp văn bằng, chứng chỉ, đánh giá năng lực 6 bậc theo khung tham chiếu Châu Âu. Nhất là tổ chức các Trung tâm đánh giá tiếng Pháp cho học sinh thuận tiện trong việc thi lấy chứng chỉ.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và Đại sứ Bertrand Lortholary cùng các thành viên trong Ban chỉ đạo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Việt Hà
Tại buổi làm việc, các thành viên của Ban chỉ đạo đã bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng để tháo gỡ các khó khăn hiện nay, thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Pháp trong trường phổ thông: Biên soạn tài liệu giảng dạy, tập huấn cán bộ quản lý, bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, tăng cường liên kết giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học Pháp ngữ; Tăng cường tính linh hoạt trong việc trao đổi học sinh, sinh viên cũng như các giải pháp truyền thông cho tăng cường giảng dạy tiếng Pháp.
Bá Hải
Theo GDTĐ
TPHCM: 1.362 ứng viên vào vòng 2 xét tuyển viên chức giáo dục năm học 2019-2020
Sáng 18-7, tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1, TPHCM), 1.362 ứng viên đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã bước vào vòng thi thực hành kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo viên công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở GD-ĐT năm học 2019-2020.
Ứng viên nghe đọc tên vào phòng thi thực hành môn Sinh
Ghi nhận nhanh trước giờ thi tuyển, nhiều ứng viên cho biết khá hồi hộp.
Nguyễn Minh Tiến, ứng viên vừa tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm TPHCM chuyên ngành Sinh học cho biết, năm nay tỷ lệ chọi giữa các ứng viên ở tất cả môn đều tăng cao, TP mở rộng cơ hội thi tuyển cho những ứng viên không có hộ khẩu TP nên mức độ cạnh tranh càng gay gắt.
Cùng tâm trạng, Đậu Thị Minh, ứng viên đến từ tỉnh Nghệ An cho biết, dù có hộ khẩu tỉnh nhưng Minh mong muốn được gắn bó lâu dài với môi trường sư phạm ở TP vì có điều kiện và chất lượng dạy học tốt hơn. Nếu may mắn được trúng tuyển, Minh cho biết sẽ vừa đi dạy vừa học thêm bằng cao học để nâng cao trình độ chuyên môn.
Ứng viên chuẩn bị vào phòng thi thực hành môn Toán
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, kỳ thi xét tuyển viên chức năm nay có hơn 1.700 hồ sơ ứng viên đăng ký tham dự. Qua vòng 1 - kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn hồ sơ của các ứng viên, có 1.362 ứng viên đủ điều kiện tiếp tục tham dự vòng 2 - thực hành để kiểm tra năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ của người dự tuyển.
Giám khảo kiểm tra hồ sơ ứng viên trước giờ thi thực hành
Năm nay, Sở GD-ĐT TP tuyển 531 viên chức, trong đó tuyển 443 giáo viên cho các trường THPT, đơn vị công lập trực thuộc Sở.
Theo đăng ký của các ứng viên, tỷ lệ "chọi" giữa các ứng viên khá cao như: Toán học (có 303 ứng viên dự tuyển, chỉ tiêu xét tuyển là 54 giáo viên), Hóa học (có 205 ứng viên dự tuyển, chỉ tiêu xét tuyển là 27 giáo viên), Vật lý (có 176 ứng viên dự tuyển, chỉ tiêu xét tuyển là 18 giáo viên)...
Ngược lại, môn Tin học, Mỹ thuật, tiếng Pháp, số ứng viên đủ điều kiện vào vòng 2 thấp, như môn tiếng Pháp tuyển dụng 2, nhưng chỉ có 3 ứng viên; môn Tin học 28 chỉ tiêu nhưng chỉ có 27 ứng viên lọt vào vòng 2; môn Mỹ thuật tuyển 1 và chỉ có 1 ứng viên vào vòng 2.
Các ứng viên dự tuyển vòng 2 sẽ trải qua bài thực hành kiểm tra năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy (giáo viên) hoặc nghiệp vụ công tác (nhân viên) với thời gian 45 phút.
Đây là năm thứ hai TPHCM thực hiện quy định về việc bỏ hộ khẩu trong điều kiện tuyển dụng nên thu hút lượng lớn các ứng viên từ các tỉnh thành.
Theo dự kiến, các ứng viên trúng tuyển sẽ nhận nhiệm vụ vào ngày 8-8 tới.
THU TÂM
Theo SGGP
Nhìn lại những con số ấn tượng về kỳ thi quốc gia 2019 Theo số liệu từ phổ điểm do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp thì năm 2019 số lượng bài thi đạt điểm tuyệt đối lên đến 1.270, gấp 2,7 lần so với năm 2018. Năm 2019, hơn 877.000 thí sinh dự thi trung học phổ thông quốc gia trên cả nước. Tổng bài thi 9 môn (chưa tính các môn Tiếng...