Đổi mới cách tuyển sinh và đào tạo ở các trường sư phạm
Giáo viên (GV) là nhân vật trung tâm của nhà trường. Không có GV giỏi, thì nhất định không có học sinh (HS) giỏi, không có chất lượng giáo dục, đào tạo (GD-ĐT) tốt.
Cải cách đào tạo, đãi ngộ giáo viênCác trường Sư phạm (Cao đẳng Sư Phạm và Đại học Sư Phạm) đào tạo giáo viên cho các cấp học phổ thông và cung cấp một số lượng giảng viên không nhỏ cho các trường cao đẳng, đại học.
Nói cách khác, các trường sư phạm là “máy cái” của GD-ĐT! Cho nên, SV các trường SP phải có chất lượng tốt toàn diện so với SV tất cả các loại trường khác! Bởi vậy, đổi mới cách tuyển sinh và cách đào tạo ở các trường SP để tạo ra đội ngũ GV (các cấp) có chất lượng tốt – có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chất lượng GD-ĐT.
I – Đổi mới cách tuyển sinh:
Tin, bải, ảnh, video cộng tác của bạn đọc, xin gửi về tòa soạn theo địa chỉ email: online@tienphong.vn
Tuyển sinh vào các trường SP cũng nằm trong quy chế tuyển sinh các trường ĐH-CĐ nói chung; nhưng có đặc thù: Thí sinh (TS) vào các trường SP phải có một số tố chất, để sau này có thể đảm đương nhiệm vụ nặng nề nhưng rất cao cả của người thầy giáo.
Thực tế tuyển sinh những năm qua cho thấy: Ít có HS loại khá và giỏi-thực-chất dự thi vào các trường SP (nguyện vọng 1), mà hầu hết thuộc loại học lực trung bình, thậm chí là non yếu ở các trường PT.
Các thí sinh (TS) khối C lại càng hiếm những HS khá, giỏi. Về đạo đức, chữ viết, phát âm và hình thể của các TSSP cũng chưa được quan tâm đúng mức trong khâu tuyển sinh.
Yêu cầu đối với TS các trường SP và hình thức thi tuyển: Về học lực, phải từ trung bình khá trở lên (yêu cầu này không khó khăn gì); riêng ba môn thuộc khối thi (A, B, C, D) phải có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 điểm trở lên.
Về hạnh kiểm, phải là loại tốt. Phải tổ chức sơ tuyển TS, trước khi thi chính thức ba môn. Trong kỳ sơ tuyển, các trường SP cử các GV có năng lực chuyên môn vững vàng, có tinh thần trung thực để kiểm tra, đánh giá các TS về năng lực SP, gồm: chữ viết (viết tay, tuyệt đối không tuyển TS chữ viết xấu và cẩu thả), về phát âm và đọc văn bản (không tuyển TS nói lắp, nói ngọng, đọc ấp úng), đồng thời quan sát về hình thể, để loại ra các TS có dị hình, dị dạng, ăn mặc lố lăng.
TS đạt yêu cầu của kỳ sơ tuyển, mới được dự thi chính thức ba môn (thi viết, không thi vấn đáp và trắc nghiệm). Bộ GD-ĐT nên tổ chức chấm chung, hoặc chấm chéo, và phúc khảo chung, hoặc phúc khảo chéo cho tất cả các trường ĐH-CĐ – để tránh tiêu cực (chạy tiền để đỗ, hoặc “ưu tiên” con em cán bộ cấp trên và cán bộ- GV trong trường), đảm bảo công bằng cho các TS.
Xin lưu ý rằng: Vài chục năm nay, những điều tôi trình bày trong kỳ sơ tuyển, thì các trường SP lại tiến hành sau khi TS trúng tuyển, được gọi nhập học. Làm như thế, là ngược quy trình, sẽ dẫn đến tiêu cực, nể nang, kiểm tra qua loa cho xong chuyện.
II – Đổi mới cách đào tạo:
Đổi mới cách đào tạo là một vấn đề lớn và bức thiết, có tầm chiến lược, tầm vĩ mô của giáo dục đại học nói chung. Đổi mới cách đào tạo là đổi mới chương trình, nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy, hình thức đào tạo và đổi mới cơ sở vật chất (CSVC: xây dựng giảng đường, ký túc xá, thư viện, xưởng thực hành, các trang- thiết bị dạy học,…), để các giảng viên và SV dạy – học tốt. Thiết nghĩ, việc đổi mới cách đào tạo của các trường SP phải bao gồm những việc dưới đây.
1- Đội ngũ GV các trường SP nhất thiết phải có năng lực chuyên môn vững vàng, có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là vấn đề thời sự, rất then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường SP.
Ông cha ta từ ngày xưa đã thấy rõ vai trò to lớn của thầy giáo: “Không thầy, đố mày làm nên”! GV sư phạm phải là những người thầy giỏi- thực- chất. “Giỏi- thực- chất” không đồng nhất với việc GV đó có học hàm, học vị cao (cho dù điều này là quan trọng).
Tôi nói thực lòng: Ở nhiều trường ĐH-CĐ của ta, nhất là các trường SP, có rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ, thậm chí cả PGS, GS nhưng “hữu danh vô thực”, không được SV “tâm phục, khẩu phục” trước hết là về năng lực chuyên môn khi lên lớp và hướng dẫn luận văn, luận án.
Ngoài năng lực chuyên môn, họ còn phải là những người thầy có đạo đức, tư cách tốt. Các trường SP – đáng lý ra – tuyệt đối không thể để những GV xoàng xĩnh hoặc yếu kém về chuyên môn lại được giảng dạy ở trường mình!
Hiện nay, nhiều SV tốt nghiệp ĐH loại bình thường, nhưng là “con ông cháu cha”, hoặc do chạy chọt, đã dễ dàng trở thành “giảng viên ĐH-CĐ”! Nhiều trường SP còn tiếp nhận cả những GV quá bình thường về năng lực chuyên môn ở nhiều trường PT về dạy!
Video đang HOT
Những GV nói trên, sau một vài năm giảng dạy, dù có được các trường cho đi bồi dưỡng thành thạc sĩ, tiến sĩ theo kiểu phong trào chạy theo số lượng như hiện nay, vẫn không thể giảng dạy có chất lượng tốt, vì họ thiếu cái “phông học vấn” và kỹ năng cần phải có!
Tiêu cực trong việc tuyển, tiếp nhận GV vào các trường SP đang là một hiện tượng đáng báo động, nhức nhối, là đầu mối của sự yếu kém chất lượng ở các trường SP! Đây là một sự thật đáng lo ngại cho chất lượng giáo dục ĐH.
2 – Các trường SP phải mô phạm về việc giáo dục đạo đức và giáo dục văn hóa- chuyên môn cho SV. Các trường SP phải đặc biệt coi trọng việc giáo dục đạo đức cho SV.
Đây là một vấn đề lớn, hết sức quan trọng, nhưng thực tế lại là một mặt rất yếu kém của tất cả các loại trường học, cấp học ở nước ta! Do không quan tâm đến giáo dục đạo đức cho SV sư phạm, nên ở các cơ sở giáo dục các cấp hiện nay, chất lượng đạo đức (hiểu theo nghĩa rộng) của một bộ phận không nhỏ GV và cán bộ QLGD đang có nhiều biểu hiện xấu, khiến dư luận xã hội rất lo ngại, bất bình!
Giáo dục đạo đức cho SV sư phạm là giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân; yêu nghề dạy học, yêu thương học trò; có ý chí phấn đấu để trở thành những SV giỏi- thực- chất, những công dân tốt; có ý thức tôn trọng pháp luật; có tính trung thực và lòng tự trọng, biết làm theo cái đúng, cái đẹp, biết phê phán cái sai, cái xấu, cái ác; có lòng kính thầy, mến bạn và cách sống cao thượng.
Giáo dục đạo đức cho SV sư phạm thông qua tất cả các môn học, đặc biệt là các môn học thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV) và qua các hoạt động tập thể
3 – Các trường SP phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, biên soạn lại các giáo trình sao cho đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại, tính dân tộc và tính thực tiễn. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của các trường SP cũng như các trường ĐH-CĐ khác, có ý nghĩa và tác dụng rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Hiện nay, các giáo trình ở tất cả các trường ĐH-CĐ của ta đã quá cũ kỹ, lạc hậu quá nhiều về tri thức khoa học, tụt hậu từ 30 đến 40 năm, thậm chí tụt hậu 50 năm so với các nước ASEAN và thế giới.
Bộ GD-ĐT cần lựa chọn các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi để biên soạn các giáo trình mới. Cũng có thể động viên các nhà khoa học, nhà giáo có kinh nghiệm biên soạn các bộ giáo trình, rồi tổ chức hội đồng thẩm định cấp Bộ để đánh giá, xét duyệt và dùng làm giáo trình cho các trường.
Các trường SP phải coi trọng chất lượng giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bản (theo các khối, ngành đào tạo); chọn lọc các bộ môn khoa học bổ trợ (tức là các môn học chung cho tất cả các khoa; như: Triết học, Khoa học Mác-Lênin (Chính trị), Lịch sử Đảng,…); không nên ôm đồm, tùy tiện, không dành quá nhiều thời gian giảng dạy như hiện nay; đồng thời quan tâm đúng mức các bộ môn khoa học nghiệp vụ (như: Tâm lý- Giáo dục học, Phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp nghiên cứu khoa học, Tiếng Việt thực hành).
Các bộ môn khoa học nghiệp vụ phải gắn chặt với khâu thực hành, luyện tập. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc dạy cho SV các thao tác của tư duy lô-gích, như: phân tích- tổng hợp, khái quát, so sánh… Mạnh dạn cắt bỏ một vài môn học, học phần, giảm số tiết các môn không thiết thực.
4 – Các trường SP phải tiên phong đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD). Đây cũng là một vấn đề thời sự lớn và phức tạp, có nhiều ý kiến trái ngược.
Thiết nghĩ, ta đừng cực đoan, bắt chước nước ngoài (mà lại chỉ bắt chước những cái mà người ta đã cho là lạc hậu), và cũng đừng hình thức chủ nghĩa, đừng phiến diện khi đưa ra các phương pháp GD, hình thức giảng dạy “mới”.
Ví dụ: Với các bộ môn KHXH-NV ở các trường ĐH-CĐ, thì phương pháp thuyết trình (đối với các bài lý thuyết) là rất phù hợp, có nhiều lợi thế. Nó khác hẳn với phương pháp đọc – chép.
Lại phải nhớ rằng: Có phương pháp chung cho các bộ môn, nhưng còn có phương pháp riêng cho từng phân môn cụ thể. Một trong các phương pháp GD được đánh giá cao ở các nước tiên tiến trên thế giới, là thực hành – luyện tập; trong khi ở ta lại xem nhẹ và không có điều kiện (thiếu cơ sở vật chất và thời gian) để dạy SV thực hành – luyện tập.
Phương pháp thực hành – luyện tập bao gồm cả việc cho SV thường xuyên làm các bài tập nghiên cứu, rồi tổ chức hội thảo theo các chuyên đề. Không nên lạm dụng giáo án điện tử khi dạy các bộ môn KHXH-NV.
Nói chung, phương pháp nào cũng phải truyền đạt kiến thức chính xác, khơi gợi được hứng thú học tập, trí thông minh, óc sáng tạo của SV. Sự phối hợp một số PP tốt, sao cho đạt hiệu quả cao trong và sau mỗi bài giảng của thầy- đó là điều mà các GVSP cần đặc biệt quan tâm.
5- Tổ chức tốt việc thực tập (TT), tăng thêm giờ TTSP. Trường SP là trường dạy nghề dạy học. Cho nên, ngoài việc thực hành- luyện tập thường xuyên ngay tại trường SP (bao gồm cả trường PT thực hành, trực thuộc), phải thật sự coi trọng công tác TTSP.
Những năm qua, các trường SP chưa thật sự coi trọng chất lượng đích thực của công tác này, mà chỉ chú ý đến tính phong trào và bệnh “thành tích”, cho nên tỷ lệ SV đạt loại giỏi trong các đợt TTSP rất cao, một số ít là loại khá, không có loại trung bình và yếu kém (?). Lại có hình thức “gửi thẳng” SVSP cho các trường PT quản lý hoàn toàn. Vì thế, việc SV xin điểm, “mua điểm” TTSP là rất phổ biến.
Đổi mới công tác TTSP bao gồm: Tăng thời gian TT lần I (trước đây gọi là kiến tập: SV tập làm công tác chủ nhiệm lớp và dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy của GV trường PT) và tăng thời gian TT lần II (tức thực tập tốt nghiệp, còn gọi là thực tập tập trung: SV vừa tập làm chủ nhiệm lớp PT, vừa soạn giáo án và lên lớp giảng dạy).
Theo tôi, nên tăng thời lượng hai đợt TT này lên gấp 2 lần so với trước đây; trong đó số tiết SV tập giảng phải tăng gấp 4 lần, với các loại bài dạy, giáo án khác nhau. Tổ chức TTSP phải có GVSP trực tiếp làm trưởng đoàn và mỗi đoàn phải có từ 2 – 3 GVSP khác tham gia để theo dõi, hướng dẫn SV.
Các GVSP này phối hợp với GV trường PT để cho điểm SV về TT công tác chủ nhiệm lớp và TT giảng dạy. Phải nghiêm túc đánh giá SV về chất lượng từng mặt công tác TT và cả ý thức tổ chức, kỷ luật. Phải chọn các trường PT tiên tiến, thuộc các vùng, miền khác nhau, để đưa SV về TTSP.
6 – Các trường SP phải đảm bảo tính khoa học và sự nghiêm túc- khách quan- công bằng trong việc đánh giá kết quả học tập, thi cử của SV. Giữa hoặc cuối mỗi học kỳ, các môn học bổ trợ có thể kiểm tra, hoặc thi vấn đáp; nhưng với các môn khoa học cơ bản, thì phải thi viết (tự luận). Tuyệt đối không thi trắc nghiệm. Thực hiện rọc phách trước khi chấm bài.
Những SV non yếu, cần phải cho điểm dưới trung bình – kể cả ở kỳ thi tốt nghiệp. Cuối khóa học, 100% SV (dù hệ CĐ hay ĐH) đều phải làm luận văn tốt nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp bao gồm điểm luận văn và hai môn thi viết (một môn chuyên ngành, một môn khoa học nghiệp vụ).
7 – Tăng cường đầu tư, nâng cao CSVC cho các trường SP, đặc biệt là các trường ĐHSP trọng điểm quốc gia. Quang cảnh SP, các khu giảng đường, ký túc xá, nhà ăn… phải khang trang, sạch đẹp. Thư viện phải phong phú các đầu sách và phải được tổ chức tốt để phục vụ SV. Trang thiết bị phải hiện đại, đầy đủ và GV phải biết sử dụng thành thạo.
8 – Đổi mới chế độ tiền lương cho GVSP, sao cho xứng đáng với “nghề cao quý nhất” – nghề “trồng người”. Học bổng của SVSP và mức khen thưởng bằng tiền cho SVSP giỏi phải cao hơn các trường CĐ-ĐH khác! Nhà nước nên nâng cao tiền lương cho GV nói chung (lương nhà giáo hiện nay quá thấp) và đảm bảo chế độ thâm niên lâu dài.
Riêng GVSP phải có phụ cấp cao hơn các trường khác. Chế độ học bổng cho SVSP phải được nâng lên. Nên có chính sách ưu tiên rõ rệt cho SVSP giỏi- thực-chất. Việc tiếp nhận SV tốt nghiệp các trường SP vào dạy ở các trường học cần có chế độ ưu đãi, vô tư, tránh những biểu hiện tiêu cực
Tóm lại, tích cực đổi mới các trường SP về mọi mặt, tiến tới có một vài trường SP có đẳng cấp khu vực và thế giới – chính là chăm lo cho sự nghiệp GD-ĐT từ cái gốc. Đấy là đòn bẩy hữu hiệu và kỳ diệu để nâng cao chất lượng GD-ĐT nước nhà.
Theo TPO
Đồng Tháp công bố phương thức tuyển sinh vào lớp 10 chuyên
Sở GD&ĐT Đồng Tháp vừa công bố tuyển sinh vào lớp 10 chuyên năm học 2014 - 2015 với đầy đủ thông tin về chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, thời gian thi...
Chỉ tiêu tuyển sinh
THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu: tuyển vào lớp 10 các lớp chuyên: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh.
THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu: tuyển vào lớp 10 các lớp chuyên: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh.
Mỗi môn chuyên tuyển 35 học sinh/môn chuyên/trường.
Đối với các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, nếu không đủ số lượng học sinh tuyển vào sẽ tuyển lớp chuyên lĩnh vực Văn - Sử - Địa.
Mỗi trường chuyên tuyển 1 lớp không chuyên không quá 40 học sinh/lớp.
Nếu không trúng tuyển vào lớp chuyên, căn cứ vào kết quả điểm thituyển, học sinh sẽ xét tuyển vào lớp 10 không chuyên của trường (nếu học sinh có nguyện vọng, được thể hiện qua Đơn đăng ký thi tuyển vào lớp 10 THPT chuyên).
Những học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT chuyên (lớp chuyên, lớp không chuyên) học sinh sẽ trực tiếp nhận lại hồ sơ ở trường chuyên và nộp hồ sơ vào trường THPT để đăng ký dự thi vào lớp 10.
Tuyển thẳng vào lớp 10 chuyên tiếng Pháp tại trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu:
Điều kiện: Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm của các lớp cấp trung học cơ sở
đạt từ loại khá trở lên; tốt nghiệp trung học cơ sở đạt loại khá trở lên;
Đạt điểm trung bình cộng các bài thi của môn tiếng Pháp và môn khoa học bằng tiếng Pháp (môn Toán) từ 5,0 trở lên tại kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở Chương trình song ngữ tiếng Pháp năm học 2013-2014.
Phòng GD&ĐT TP Sa Đéc chỉ đạo Trường THCS Lưu Văn Lang thông báo cho học sinh biết để học sinh làm hồ sơ dự tuyển, lập danh sách học sinh đủ điều kiện tuyển thẳng cùng với hồ sơ học sinh gửi về trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu, chậm nhất ngày 28/5/2014.
Phương thức tuyển sinh
Vòng 1: Tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có hồ sơ dự tuyển hợp lệ và đủ điều kiện dự tuyển theo quy định; việc sơ tuyển để chọn học sinh tham gia thi tuyển vòng 2 được căn cứ vào các tiêu chí sau:
Kết quả dự thi chọn học sinh giỏi môn văn hoá cấp tỉnh, kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp trung học cơ sở, kết quả tốt nghiệp trung học cơ sở.
Các tiêu chí trên được đánh giá bằng điểm số, Sở GD&ĐT quy định cách thức tính điểm như sau:
Học sinh giỏi môn văn hoá đạt giải Nhất: 10 điểm, Nhì: 8 điểm, Ba: 6 điểm, Khuyến khích: 4 điểm;
Học sinh đạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh phổ thông: đạt giải Nhất: 10 điểm, Nhì: 8 điểm, Ba: 6 điểm, Khuyến khích: 4 điểm;
Học lực cuối năm xếp loại giỏi: 5 điểm, khá: 3 điểm; Tốt nghiệp trung học cơ sở xếp loại giỏi: 5 điểm, khá: 3 điểm.
Vòng 2: Tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển ở vòng 1.
Thí sinh sẽ thi môn cơ sở còn gọi là môn không chuyên (gồm: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) và 1 môn chuyên hoặc 2 môn chuyên.
Riêng đối với môn chuyên, để tạo điều kiện cho học sinh có năng lực thật sự vào học các lớp chuyên, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên học sinh có thể dự thi 1 hoặc 2 môn chuyên (nếu học sinh có nguyện vọng), môn chuyên được chia thành 3 nhóm môn để tổ chức thi, học sinh chọn thi 2 môn chuyên theo 3 nhóm môn (trong 1 nhóm môn, học sinh chỉ được quyền chọn 1 môn để thi).
Các nhóm môn gồm: Toán, Tin học, Ngữ văn;Vật lý, Lịch sử, Sinh học; Hóa học, Địa lý, Tiếng Anh.
Mỗi nhóm môn thi chuyên sẽ được tổ chức 1 buổi thi, qua kết quả thi sẽ xét môn mà học sinh đã chọn môn chuyên 1, nếu học sinh hỏng môn chuyên 1 sẽ tiếp tục xét môn chuyên 2 mà học sinh đã tham dự thi.
Đề thi bằng hình thức tự luận, riêng môn Tiếng Anh kết hợp cả hình thức tự luận với trắc nghiệm, Tiếng Anh chuyên - có phần nghe hiểu. Trong kỳ thi này môn chuyên Tin học sẽ thi môn Tin học (thi lập trình trên máy tính như thi học sinh giỏi lớp 9).
Thời gian làm bài thi môn không chuyên: Toán, Ngữ văn là 120 phút, Tiếng Anh là 60 phút;
Thời gian làm bài thi chuyên: Môn Hóa học và môn Tiếng Anh là 120 phút, các môn khác là 150 phút.
Tuyển sinh lớp chuyên: Điểm bài thi môn không chuyên tính hệ số 1; điểm bài thi chuyên tính hệ số 2.
Thời gian thi vào ngày 9, 10 và 11/6/2014.
Theo GDTĐ
Mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo về hưu Những nhà giáo về hưu có được hưởng phụ cấp thâm niên hay không? Nếu được thì mức phụ cấp là bao nhiêu? * Hỏi: Tôi là nhà giáo đã về hưu năm 1997. Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc, với những nhà giáo về hưu như tôi có được hưởng phụ cấp thâm niên hay không? Nếu được thì...