Đổi mới cách dạy và học môn Văn trong nhà trường
Hội Nhà văn Việt Nam sẽ giúp các trường đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cách đánh giá kết quả học môn Ngữ văn.
Theo Chương trình phối hợp “Phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học giai đoạn 2013-2020″ mới được ký kết ngày 10/1, Bộ GD-ĐT chủ động mời Hội Nhà văn Việt Nam cộng tác nghiên cứu việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cách đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn học Ngữ văn.
Bộ GD-ĐT và Hội Nhà văn Việt Nam ký kết chương trình phối hợp phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học. (Ảnh: QĐND Online)
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết chương trình hợp tác này nhằm góp phần xây dựng, thực hiện có hiệu quả chương trình đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa, đặc biệt là nâng cao năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên.
Việc tăng cường phối hợp giữa Bộ GD-ĐT và Hội Nhà văn Việt Nam nhằm phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học, trong đó chú trọng đề tài giáo dục và đào tạo, xây dựng các hình tượng về nhà giáo, tuyên truyền chủ trương xã hội học tập, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, tình yêu văn chương cho các thế hệ học sinh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh, sinh viên có năng khiếu văn chương trong nhà trường.
Bộ GD-ĐT cũng sẽ tạo điều kiện giúp các nhà văn, nhà thơ tìm hiểu thực tế trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục để có những tác phẩm có giá trị về đề tài giáo dục, đạo tạo, về hình tượng nhà giáo và khuyến khích các nhà trường, các cơ sở giáo dục tổ chức giao lưu văn học giữa các nhà văn, nhà thơ với giáo viên, học sinh, sinh viên nhằm mở rộng hiểu biết về văn học, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn.
Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nghiên cứu, phối hợp với Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam thực thi các quy định về bản quyền trong xuất bản.
Hai bên phối hợp tổ chức một số sự kiện văn học, trại sáng tác cho các cây bút chuyên nghiệp, không chuyên là các thầy, cô giáo, cán bộ công tác trong ngành giáo dục và đào tạo; mở lớp bồi dưỡng sáng tác văn học cho giáo viên, học sinh, sinh viên ở Hà Nội và các địa phương theo điều kiện, tình hình cụ thể; nghiên cứu tổ chức việc xét giải thưởng văn học viết về ngành giáo dục và đào tạo.
Cùng với việc ký kết, hai bên đã thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo và Ban tổ chức nhằm thực hiện chương trình phối hợp đạt hiệu quả cao.
Theo TTXVN
Không được cắt chương trình để đưa vào dạy thêm
Tin từ UBND tỉnh Bình Dương cho biết tỉnh này vừa ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. Theo đó, không được cắt giảm nội dung chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình.
Chỉ dạy thêm khi học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm. Không được tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa... Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học hai buổi/ngày, đối với học sinh tiểu học (trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống). Cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ của đơn vị sự nghiệp công lập thì không được tổ chức dạy thêm nhưng có thể tham gia dạy thêm; không dạy thêm đối với học sinh đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó...
Theo Pháp luật TPHCM
Cô giáo của những đề thi "độc", những học sinh có bài văn "lạ" Là giáo viên dạy văn đã lâu năm, cô Đặng Nguyệt Anh trăn trở: Không chỉ thời nay mà từ lâu, học sinh thường có tâm lý ngại học môn văn, ít trò thích môn văn... Tạo sức hấp dẫn cho môn văn bằng... đề thi Thời gian gần đây, cộng đồng mạng lên cơn sốt vì bài văn "ba ngày làm chuột"vô...