Đổi mới cách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học 2023, chuyên gia nói gì?
Theo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022, mức cộng điểm ưu tiên để xét tuyển đại học theo khu vực cao nhất là 0,75 điểm.
Tuy nhiên từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp. Đồng thời, điểm ưu tiên sẽ giảm dần khi điểm của thí sinh càng cao.
Thí sinh đến nhập học tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Thu Hoài – TTXVN
Đổi mới trong cách tính điểm ưu tiên
Dự kiến phương hướng công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển.
Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
Như vậy, thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên/3 môn thì điểm ưu tiên sẽ càng giảm và sẽ không có thí sinh nào có điểm xét đại học vượt quá 30 điểm.
Nguyên nhân được Bộ GD&ĐT lý giải là năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược… thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở nên thiếu công bằng. Với cách điều chỉnh này nhằm đảm bảo sự công bằng và khắc phục tình trạng có thí sinh đạt kết quả điểm xét tuyển là 30 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển đại học, cao đẳng.
Theo hướng nào?
Chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh nhằm tạo sự công bằng cho các thí sinh giữa các vùng miền khác nhau, đặc biệt ở những vùng có điều kiện tiếp cận giáo dục phổ thông chưa đồng đều.
Theo thống kê, trước năm 2003, thí sinh được cộng nhiều nhất 3 điểm ưu tiên khu vực. Từ năm 2004 đến 2017, tối đa là 1,5 điểm. Và từ 2018, điểm ưu tiên khu vực cao nhất là 0,75. Cách tính này cho đến năm kỳ tuyển sinh năm 2022.
Video đang HOT
Tuy nhiên, từ năm 2023 cách tính điểm ưu tiên sẽ thay đổi. Nghĩa là điểm thí sinh càng cao thì mức điểm ưu tiên càng thấp. Ví dụ, theo công thức tính trên, điểm thí sinh càng cao thì mức điểm ưu tiên càng thấp. Thí sinh đạt 30 điểm/3 môn thì điểm ưu tiên bằng 0 điểm. Cách tính điểm này cũng khiến các trường cũng có quan điểm khác nhau.
Chia sẻ với PV báo Tin tức, PGS.TS Nguyễn Thị Hòa, Trưởng phòng khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo, Trường Đại học Giao thông vận tải cho biết: “Về quy định mới này chúng tôi thấy không đồng tình. Ví dụ, trong một gia đình có hai trẻ sinh đôi, điều kiện như nhau nhưng khi thi có kết quả khác nhau thì cộng điểm cũng khác nhau. Thậm chí, trong một gia đình có những con thi đại học năm trước, năm sau thì cũng có những kết quả khác nhau trong trường hợp này”.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cách tính điểm mới này hợp lý với những ngành, trường có sức cạnh tranh cao và sẽ tuyển được thí sinh sát với năng lực của ngành học. Vì theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam thì với cách tính điểm cũ thì cộng điểm ưu tiên quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược. Vì thế vẫn cần đưa ra cách tính phù hợp hơn để đảm bảo công bằng giữa các thí sinh giữa các vùng miền.
Kết thúc tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022: Bộ GD-ĐT có làm thay việc các trường?
Tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 1 năm 2022 đã kết thúc vào ngày 30/9. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản ánh Bộ GD-ĐT đang làm thay các cơ sở đào tạo, nên trả lại quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có báo cáo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về một số nội dung chính trong công tác tuyển sinh đại học (ĐH) và tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (CĐ) năm 2022.
Trả lại quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường?
Việc xác nhận nhập học tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 1 năm 2022 đã kết thúc vào ngày 30/9. Điểm mới đột phá năm nay đó là hệ thống công nghệ, thực hiện tất cả quy trình tuyển sinh trên môi trường số (có kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia). Đây cũng là một phần nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án 06/QĐ-TTg (phần tổ chức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đã được triển khai trước đó trong tháng 4, tháng 5/2022).
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, đến thời điểm này, có thể khẳng định kỳ tuyển sinh ĐH,CĐ năm nay đã rất thành công, những đổi mới trong quy chế tuyển sinh và hệ thống công nghệ đã mang lại những kết quả đúng như kỳ vọng, đó là công bằng, hiệu quả và minh bạch.
Cụ thể, số lượng thí sinh trúng tuyển đạt 567.000, tỉ lệ trúng tuyển đạt trên 91% (tính trên số thí sinh đăng ký xét tuyển), số lượng thí sinh xác nhận nhập học đạt 464.000 và tỉ lệ thí sinh xác nhập nhập học đạt trên 82% (tính trên số thí sinh trúng tuyển), đều là những con số cao hơn nhiều so với các năm gần đây.
Tuy nhiên, trước các ý kiến phản ánh về việc Bộ GD-ĐT làm thay các cơ sở đào tạo (CSĐT), nên trả lại quyền tự chủ tuyển sinh cho các CSĐT, hay hệ thống phần mềm chưa được thử nghiệm, có nhiều lỗi.
Trả lời vấn đề trên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, do hệ thống tuyển sinh năm nay đã tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, vì vậy cũng có những CSĐT sẽ không tuyển sinh được số lượng như các năm trước (đơn giản là do thí sinh không chọn) sẽ không hẳn đồng thuận với những điều chỉnh kỹ thuật của năm nay.
Về quyền tự chủ tuyển sinh, Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99/2019/NĐ-CP đã quy định định rõ các CSĐT được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh phù hợp quy định của pháp luật; xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ GDĐT.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải thích thêm, Quy chế tuyển sinh mới có thể sẽ khiến các CSĐT bớt tự do hơn, bớt chủ động hơn trong một số trường hợp nhưng quyền tự chủ của các CSĐT hoàn toàn được tôn trọng.
Khi xây dựng quy chế tuyển sinh và nâng cấp hệ thống phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung, Bộ GD-ĐT đã lấy ý kiến góp ý của các CSĐT, trong đó thống nhất đề cao nguyên tắc công bằng và bảo đảm tốt hơn quyền lợi của thí sinh.
Điều này cũng tạo điều kiện tốt hơn cho các CSĐT bởi nếu thí sinh có quyền lựa chọn nhiều hơn và cơ hội trúng tuyển cao hơn, công bằng hơn thì các CSĐT cũng có cơ hội tuyển sinh tốt hơn về số lượng và chất lượng.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: "Dưới góc độ quản lý, mặc dù các CSĐT có quyền tự chủ trong việc đưa ra và chủ động thực hiện các phương thức tuyển sinh, nhưng Bộ GD-ĐT phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ về tình trạng đăng ký xét tuyển, kết quả trúng tuyển và nhập học (theo Luật GDĐH giao Bộ GD-ĐT xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học).
Trên cơ sở dữ liệu này, Bộ GD-ĐT sẽ có những phân tích, nhận định để thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước và hỗ trợ các CSĐT trong việc xác định phương thức xét tuyển phù hợp, công bằng và đảm bảo chất lượng.
Nếu như các CSĐT có nhiều phương thức xét tuyển phức tạp, không đảm bảo quyền lợi, sự công bằng giữa các thí sinh hoặc xét tuyển vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu thì Bộ GD-DT có căn cứ và công cụ để điều chỉnh.
Đây cũng là cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục thực hiện kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia xử lý các thủ tục hành chính công theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (thí sinh đăng kí dự thi THPT, xét tuyển ĐH, CĐ, nộp lệ phí, xác nhận nhập học ...).
Sai sót khó tránh khỏi
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đây là năm đầu tiên đổi mới mạnh mẽ nên một số thí sinh cũng còn bỡ ngỡ và thiếu cẩn trọng khi thao tác trên hệ thống, dẫn tới sai sót, nhầm lẫn khi đăng ký nguyện vọng.
Đối với toàn hệ thống bao gồm hơn 300 CSĐT (bao gồm cả phân hiệu trường đại học và trường cao đẳng), 18.000 mã xét tuyển (theo ngành đào tạo và phương thức tuyển sinh), 620.000 thí sinh đăng ký xét tuyển và 3,1 triệu nguyện vọng, việc xảy ra sai sót là khó tránh khỏi, dù là thực hiện trực tuyến trên một hệ thống hay trên nhiều hệ thống riêng của các CSĐT.
Mặc dù quy trình đăng ký rất chặt chẽ (buộc thí sinh phải cân nhắc kỹ và xác nhận), thời gian đăng ký kéo dài hơn một tháng, vẫn có một tỉ lệ nhất định thí sinh mắc sai sót, nhầm lẫn.
Bộ GDĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời để tổ kỹ thuật và các CSĐT phối hợp giải quyết hầu hết các trường hợp sai sót, nhầm lẫn của thí sinh; đến thời điểm hiện tại đã xử lý hết các trường hợp.
Kết quả tuyển sinh năm 2022 đến thời điểm đầu tháng 10/2022
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tổng số nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển vào các cơ sở đào tạo đưa lên Hệ thống để xử lý nguyện vọng là 1.259.645.
Tổng số thí sinh được xét trúng tuyển đợt 1: 567.399 (trong đó 3.580 trúng tuyển CĐSP) đạt 97,03% chỉ tiêu (tổng chỉ tiêu toàn quốc năm 2022 tăng khoảng 60.000 tương đương với 12% so với năm 2021).
Số lượng trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển như sau:
Trung bình số nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển so với số nguyện vọng đạt (số thí sinh trúng tuyển) sau khi xử lý nguyện vọng (lọc ảo) là 2,22 lần, trong đó có những cơ sở đào tạo có tỷ lệ ảo gấp gần 6 lần (như Khoa Y dược - Đại học Đà Nẵng). Chỉ có các trường thuộc khối ngành Công an, Quân đội do chỉ xét tuyển NV1 nên không gặp phải hiện tượng ảo như các cơ sở đào tạo khác.
Số nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển so với số nguyện vọng đạt sau khi xử lý nguyện vọng các phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm học bạ THPT, các phương thức khác lần lượt là: 2,6; 1,80 và 1,99.
Bộ GD-ĐT cho biết, qua quá trình xử lý nguyện vọng, đã có 567.000 thí sinh được xác định trúng tuyển, cao hơn cả số thí sinh trúng tuyển nhập học năm 2021 (516.000). Số lượng thí sinh xác nhận nhập học đạt 464.000 và tỉ lệ thí sinh xác nhập nhập học đạt trên 82% (tính trên số thí sinh trúng tuyển), đều là những con số cao hơn nhiều so với các năm gần đây.
Đặc biệt, có tới 75% số CSĐT có tỉ lệ nhập học vượt 80%, trong khi chỉ có 6% số CSĐT có tỉ lệ nhập học dưới 50%; đây là những con số thể hiện tỉ lệ thí sinh ảo đã giảm rất nhiều.
Tỷ lệ thí sinh ảo giảm mạnh trong mùa tuyển sinh 2022 Kết thúc xác nhận nhập học trực tuyến mùa tuyển sinh đại học 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra những thống kê về tỷ lệ thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến, đồng thời có những đánh giá chung. Ảnh minh họa Theo thống kê, trong 620.477 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống...