Đổi mới bài kiểm tra: HS được hóa thân thành nguyên thủ quốc gia
Thay bằng bài kiểm tra viết để lấy điểm hệ số 2 như thường lệ, học sinh Trường Olympia (Hà Nội) được hóa thân thành các nguyên thủ các quốc gia EU để chủ động tìm kiếm kiến thức và cập nhật được những vấn đề thời sự mà châu Âu đang gặp phải.
Đưa “Hội nghị Thượng đỉnh EU” vào bài kiểm tra
“Hội nghị Thượng đỉnh EU” là một hoạt động kiểm tra đánh giá cho điểm hệ số 2 của bộ môn Lịch sử dành cho các học sinh khối 9 Olympia sau khi được học về châu Âu và Liên minh châu Âu (EU).
Khác với hình thức kiểm tra thông thường, học sinh đã hóa thân thành các nguyên thủ các quốc gia EU để cùng họp bàn giải quyết các vấn đề như: Brexit, di cư, nợ công…
Trước khi bước vào “Hội nghị Thượng đỉnh EU”, học sinh phải tìm hiểu các vấn đề chung của châu Âu như: Lịch sử hình thành, vị trí địa lý, tình hình kinh tế, chính trị xã hội, bối cảnh lịch sử quá khứ và hiện tại… Sau đó được lựa chọn chủ đề bàn luận trong hội nghị: Kinh tế (nợ công), Đối ngoại (di cư, nhập cư); Chính trị (Brexit) và tình trạng di cư và nhập ồ ạt từ các nước kém phát triển đến EU.
Để trình bày về vấn đề này, học sinh phải tìm hiểu thực trạng đang diễn ra trên đất nước mình, từ đó đưa ra giải pháp thiết thực, hiệu quả đối với cộng đồng EU và của đất nước. Từ những kiến thức được học và tìm hiểu, học sinh mô phỏng lại gần giống như Hội nghị Thượng đỉnh EU với đầy đủ các nghi thức hội nghị và thành phần tham gia.
Cô Trần Vân Khánh – giáo viên Trường THPT Olympia – chia sẻ: Đây là một hình thức kiểm tra được học sinh rất hứng thú bởi không phải học thuộc những kiến thức trong sách giáo khoa và đa số sẽ quên ngay sau đó mà học sinh được chủ động tìm kiếm kiến thức và cập nhật được những vấn đề “thời sự” mà châu Âu đang gặp phải; đồng thời được nói lên ý kiến và quan điểm của mình trước các vấn đề đó.
Bên cạnh đó, với hình thức tổ chức nhập vai trở thành nguyên thủ quốc gia một nước, học sinh được rèn luyện, trải nghiệm tác phong của một chính trị gia, có ý thức trách nhiệm với những phát ngôn và hình ảnh của bản thân.
Hoạt động kiểm tra thú vị này không chỉ giúp học sinh có được những kiến thức hàn lâm sách vở, mà còn tiếp cận được các vấn đề “thời sự” của cộng đồng EU mà còn giúp các bạn rèn luyện các kỹ năng như: Khai thác và xử lý thông tin, viết luận, đàm phán, hợp tác, tranh biện…
Tăng hứng thú bằng hình thức đánh giá mới
Theo nhận định của cô Trần Vân Khánh, đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá, trước hết sẽ tạo ra sự mới mẻ, thú vị cho học sinh. Đồng thời, giúp giáo viên có được những góc nhìn khác nhau đối với một học sinh và tạo cơ hội cho các bạn được thể hiện những điểm mạnh của mình, khám phá được những ưu điểm của bản thân, giúp các em tự tin, phát huy năng lực.
“Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá cần được thực hiện song song với việc đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy như vậy mới có hiệu quả tích cực cho học sinh” – cô Trần Vân Khánh nêu quan điểm.
Video đang HOT
Nói về những sáng tạo trong đổi mới kiểm tra, đánh giá, thầy Trần Quốc Dân – thành viên Ban giám hiệu Trường THPT Olympia – cho rằng, đổi mới giáo dục đòi hỏi đa dạng hóa các hình thức dạy học. Quan điểm dạy học mới là phát triển năng lực, vì vậy việc kiểm tra đánh giá cũng hướng đến việc đánh giá năng lực của học sinh chứ không dừng lại ở việc kiểm tra kĩ năng và kiến thức.
Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá sẽ tạo ra các tình huống gắn liền với thực tiễn, giúp học sinh thể hiện khả năng vận dụng kiến thức được học cùng các trải nghiệm từ cuộc sống để giải quyết các tình huống thực tiễn; qua đó đánh giá một cách toàn diện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và những giá trị hiện có của học sinh. Đây cũng là điểm khác biệt chính của kiểm tra đánh giá theo năng lực so với kiểm tra kiến thức và kĩ năng thông thường.
“Tuy nhiên, đổi mới kiểm tra, đánh giá đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên khi thiết kế các hoạt động của học sinh, đồng thời giáo viên cần phải biết cách đánh giá học sinh qua hoạt động và trong hoạt động. Trong một số môn học việc này tương đối khó khi các kiến thức thường được áp dụng một cách gián tiếp chứ không phải trực tiếp, khi đó cần có cách tiếp cận liên môn trong việc đánh giá.
Nếu giải quyết được vấn đề này sẽ phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh khi các em được tham gia trải nghiệm trong các hoạt động phong phú và đa dạng, có tính thực tiễn cao. Đây cũng chính là những thuận lợi chính mà phương pháp đánh giá này mang lại khi học sinh được giải phóng khỏi các bài kiểm tra cứng nhắc” – thầy Trần Quốc Dân nói về những khó khăn cũng như thuận lợi khi thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá trong nhà trường.
Việc đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá theo quan điểm đánh giá năng lực sẽ tạo ra các tình huống gắn liền với thực tiễn, giúp học sinh thể hiện khả năng vận dụng kiến thức được học cùng các trải nghiệm từ cuộc sống để giải quyết các tình huống thực tiễn; qua đó đánh giá một cách toàn diện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và những giá trị hiện có của học sinh.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Top 5 đại học đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất thế giới 2019
Có 684 trường xuất hiện trên bảng xếp hạng đại học đào tạo khoa học máy tính chất lượng của Times Higher Education (THE) năm 2019. Gần 1/6 trong đó là đại học của Mỹ, gần 1/3 là trường châu Âu và gần 200 trường đại học có trụ sở ở châu Á.
Khoa học máy tính đang là một trong những ngành học mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những ai theo đuổi nó mỗi năm. Sự lựa chọn điểm đến cũng khá đa dạng bởi lẽ các trường đại học đang quan tâm đào tạo ngành học theo xu thế toàn cầu này.
Times Higher Education vừa công bố bảng xếp hạng các trường đào tạo ngành Khoa học máy tính tốt nhất thế giới năm 2019 dựa trên những phân tích về: Chất lượng giảng dạy 30%; nghiên cứu (số lượng, thu nhập, danh tiếng) 30%; trích dẫn (ảnh hưởng của nghiên cứu) 27,5%; triển vọng quốc tế (nhân viên, sinh viên và nghiên cứu) 7,5% và thu nhập của ngành 5%.
Top 10 Đại học Đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất năm 2019.
Dưới đây là 5 trường đại học đứng đầu bảng xếp hạng:
1. Đại học Oxford (Anh)
Đại học Oxford là một trong những trường có ngành Khoa học máy tính lâu đời bậc nhất nước Anh.
Kể từ khi bắt đầu, khoa đã cung cấp các bài giảng cho sinh viên đại học và sinh viên nghiên cứu được đào tạo ở cấp độ sau đại học.
Khoa cung cấp ba văn bằng đại học: khoa học máy tính, toán học và khoa học máy tính, và khoa học máy tính và triết học. Ngoài các chủ đề khoa học máy tính cốt lõi, sinh viên có thể tham gia khóa học về sinh học, tính toán lượng tử, hệ thống thông tin, xác minh phần mềm, kỹ thuật phần mềm và ngôn ngữ học máy tính.
Khuôn viên Đại học Oxford.
2. Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ - ETH Zurich
Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich) được thành lập vào năm 1855, có lịch sử phát triển phần mềm và thiết kế hệ thống máy tính. Cuối cùng, các dự án liên quan hai mảng này đã kêu gọi một thành lập Khoa khoa học máy tính chuyên dụng vào năm 1981.
Bộ phận này bao gồm nhiều lĩnh vực của khoa học máy tính, bao gồm trí thông minh tính toán, mạng và hệ thống phân tán, thuật toán và lý thuyết và bảo mật thông tin. Các ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng được dạy trên các khóa học kỹ thuật phần mềm.
Trường có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong trường đại học và với các đối tác trong kinh doanh và công nghiệp, như IBM, Microsoft, Google, SAP và Disney trong các dự án nghiên cứu.
Khuôn viên viện ETH Zurich.
3. Đại học Stanford (Mỹ)
Khoa Khoa học máy tính của Đại học Stanford được thành lập vào năm 1965, cung cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và cả tiến sĩ. Khoa giảng dạy, nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực bao gồm trí tuệ nhân tạo, robot, nền tảng của khoa học máy tính, các hệ thống lập trình.
Ngoài ra, khoa còn có nghiên cứu liên ngành với hóa học, ngôn ngữ học, di truyền học, xây dựng và y học. Trụ sở của Khoa khoa học máy tính là tòa nhà Khoa học máy tính Gates, được đặt theo tên của Bill Gates, người đã quyên góp 6 triệu đô la cho dự án.
Đại học Stanford.
4. Đại học Cambridge (Anh)
Khoa học máy tính của Đại học Cambridge cung cấp khóa học mang tên Computer Science Tripos kéo dài ba đến bốn năm. Trường cũng cung cấp khóa đào tạo thạc sĩ nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học máy tính, giúp chuẩn bị cho sinh viên học lấy bằng tiến sĩ về ngành này. Có nhiều nhóm nghiên cứu có trụ sở tại khoa khoa học máy tính nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, bảo mật, đồ họa và tương tác, và kiến trúc máy tính.
Khuôn viên đại học Cambridge.
5. Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ)
MIT là một trong những trường đại học có Khoa Khoa học máy tính "đình đám" nhất thế giới với tuyên bố "sinh viên của chúng tôi thay đổi thế giới". Và thực tế, nhiều người trong số cựu sinh viên của trường có mặt trong danh sách doanh nhân có ảnh hưởng trong và ngoài nước. Sinh viên được khuyến khích phát triển khởi nghiệp và các dự án nghiên cứu đã khám phá các vấn đề như tính toán rủi ro tài chính của năng lượng tái tạo và phát triển điện toán song song nhanh hơn.
Các sinh viên được ghi danh vào một chương trình giảng dạy linh hoạt cho phép họ tập trung vào cả lý thuyết trừu tượng và các vấn đề thực tế trong khoa học máy tính. Học sinh có thể chuyên ngành khoa học máy tính hoặc trong cả khoa học máy tính và sinh học phân tử.
Sinh viên đã tốt nghiệp thường tiếp tục nghiên cứu thêm về thiết kế trò chơi điện tử, làm việc trên siêu máy tính, nghiên cứu robot và thường tham gia các công ty lớn như Google hay Microsoft.
MIT là một trong những trường đại học có Khoa Khoa học máy tính "đình đám" nhất thế giới.
Ngoài 5 trường trên, các đại học khác trong top 10 gồm xếp lần lượt theo vị trí 6-10 là: Đại học Carnegie Mellon, Viện Công nghệ Georgia, Đại học Princeton, Đại học Harvard và Viện Công nghệ California. Tất cả đều của Mỹ.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Bệnh thành tích - "nhân tố bí ẩn" phá hoại cuộc sống tinh thần con người Sau nhiều câu chuyện buồn trong giáo dục thời gian qua, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh cho rằng, khi không còn chạy theo những giá trị ảo, ta sẽ biết nâng niu những giá trị "người" hơn... Thế mà, tôi không ngờ rằng, những bạn nhỏ Việt Nam khi sang học ở "Tây" cũng chịu nhiều áp lực không kém.Con trai tôi sinh...