Đợi mãi trời không chịu rét, người trồng hành hết hi vọng
Vụ đông xuân năm 2018-2019 là thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương khi nền nhiệt duy trì ở mức cao, ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng cây trồng.
Cây trồng phát triển kém
Năm nay, nông dân Nam Sách có một vụ hành buồn khi kết quả sản xuất không được như mong muốn. Người dân đang thu hoạch hành tươi đầu vụ nhưng với giá bán và năng suất năm nay, người trồng hành đã gần như hết hy vọng về vụ hành bội thu.
Vụ đông xuân ấm khiến hành kém phát triển
Ông Trần Thế Soát ở thôn An Xá, xã Quốc Tuấn than thở: “Năm trước, mỗi sào hành gia đình thu lãi hơn 10 triệu đồng, còn năm nay tôi chỉ mong đủ bù chi phí bỏ ra. Thời tiết mùa đông mà quá nhiều ngày nắng ấm nên hành bị khô đầu lá, chậm phát triển. Sâu bệnh cũng xuất hiện nhiều hơn, tiền mua thuốc sâu tốn gấp đôi mọi năm. Vậy mà hành xuống củ không đều, năng suất giảm 1/3 so với vụ trước. Đã vậy, giá hành lại không cao, mới đầu vụ mà chỉ bán được từ 12.000-13.000 đồng/kg. Với giá bán này, người trồng chỉ lãi từ 1-2 triệu đồng/sào. Hành nhà tôi phải chính vụ mới cho thu hoạch, không biết giá còn giảm đến mức nào?”.
Người dân xã Đức Chính (Cẩm Giàng) cũng đứng ngồi không yên khi cà rốt đang trong thời kỳ làm củ mà thời tiết không có mưa lạnh. Theo anh Nguyễn Đức Thuật, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghhiệp xã, lứa cà rốt cực sớm của xã đã được thu nhưng sản lượng không cao. Lạnh ít, nắng nhiều nên cà rốt chỉ dài lá chứ không đẫy củ làm cho năng suất giảm đáng kể. Ước tính năng suất cà rốt sớm chỉ đạt từ 7,5-8 tạ/sào, giảm từ 3-3,5 tạ/sào so với năm trước.
“Nếu thời gian tới, trời tiếp tục nắng ấm thì lứa cà rốt sau sẽ lại hỏng ăn”, anh Thuật nhận định.
Nếu như vụ trước, nông dân Thanh Hà rất vui vì vải được mùa, được giá thì sang vụ này họ không khỏi lo lắng do cây ra lộc đông nhiều. Theo kinh nghiệm chăm sóc vải gần 30 năm của gia đình ông Nguyễn Văn Nhân ở thôn Lại Xá (xã Thanh Thủy), để cây có thể phân hóa mầm hoa thuận lợi thì phải đủ số giờ lạnh dưới 15 độ C. Từ đầu mùa tới nay mới chỉ có 1 đợt lạnh sâu còn lại là nắng hanh nên cây chỉ bật lộc chứ không ủ mầm hoa.
“Xử lý hết đợt lộc này thì đợt lộc khác lại nhú ra. Nắng ấm cứ kéo dài thì vụ vải năm nay rất dễ mất mùa. Chúng tôi đã thực hiện nhiều biện pháp để diệt lộc. Dù vậy, vẫn phải trông mong vào thời tiết, nếu không có lạnh thì vải rất khó ra hoa”, ông Nhân thở dài.
“Lệch” thời vụ
Đối với các hộ trồng hoa, vụ hoa Tết luôn được chú trọng đầu tư vì thường thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, với tình hình thời tiết hiện nay, việc chăm sóc cho hoa nở đúng thời điểm rất vất vả, khó khăn. Hơn 1 tháng nay, bà Nguyễn Thị Liên ở phường Hải Tân (TP Hải Dương) thấp thỏm đợi rét để mong gần 200 gốc đào và 1 sào hoa cúc có thể ra hoa đúng dịp. Ngay từ đầu vụ, thấy được bất lợi của thời tiết, bà Liên xuống giống hoa muộn hơn 1 tuần và tuốt lá đào muộn hơn 10 ngày. Ngoài ra, bà còn dùng lưới đen để che nắng, hạn chế cây hấp thụ nhiệt.
Video đang HOT
Nhiều diện tích vải ra lộc đông do thời tiết nắng ấm kéo dài
“Đã áp dụng mọi cách song cúc vẫn ra nụ sớm, tôi phải cắt bỏ bớt nụ để đón đợt hoa sau. Còn với cây đào, tôi vẫn đang theo dõi, tùy vào tình hình sẽ tiếp tục khoanh gốc, chặn rễ. Dù vậy, nếu sắp tới, thời tiết vẫn không ủng hộ thì nguy cơ thất thu rất cao”.
Người trồng chuối ở các huyện Thanh Hà, Kinh Môn cũng đang bất an vì nhiều buồng chuối có thể lỡ hẹn với Tết. Còn 1 tháng rưỡi nữa mới đến Tết Kỷ Hợi nhưng nhiều buồng chuối đã già, buộc người dân phải bán sớm. Nếu vào đúng dịp Tết, một buồng chuối có thể bán với giá từ 600.000-800.000 đồng, nhưng hiện giá chỉ chưa bằng một nửa.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, trong tháng 10 và 11 năm nay, các khu vực trong tỉnh có nhiệt độ cao hơn từ 1-2 độ C, lượng mưa thấp hơn từ 15-20 mm so với trung bình nhiều năm. Nền nhiệt này sẽ khiến các cây trồng đặc trưng của vụ đông kém phát triển và các loại cây phản ứng chặt chẽ với thời tiết sinh trưởng không theo thời vụ. Những tháng tới, biểu hiện của El Nino sẽ càng rõ nét nên hình thái thời tiết hanh khô sẽ lấn át lạnh ẩm. Sản xuất nông nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Để khắc phục bất lợi của thời tiết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra khuyến cáo đối với từng loại cây trồng. Trong đó, cần giảm tối đa diện tích trồng su hào, cải bắp cuối vụ năng suất, chất lượng không cao thay vào đó là tập trung trồng các loại rau ăn lá. Với cây vải, nông dân phải tập trung xử lý lộc đông, hạn chế chăm sóc để cây không tiếp tục ra lộc. Trong sản xuất lúa chiêm xuân, ở một số địa phương, nông dân vẫn giữ thói quen gieo mạ dược qua đông.
“Để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp do vụ đông xuân ấm, các cơ quan chuyên môn cần bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ”, bà Vũ Thị Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định.
Theo Dũng Cường (Báo Hải Dương)
Đổi mới tư duy, tạo những giá trị mới cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam
Sau ba ngày (từ 11 - 13/12/2018) làm việc nghiêm túc và hiệu quả, Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 -2023 đã thông qua nhiều nội dung quan trọng. Những mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đề ra cũng chính là nguyện vọng của hơn 10 triệu hội viên nông dân trên toàn quốc.
Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN
Niềm tin và trí tuệ
Có thể khẳng định rằng, Đại hội Nông dân lần này chính là nơi hội tụ trí tuệ, niềm tin của giai cấp nông dân với Đảng, Nhà nước. Những năm qua, hoạt động nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Việt Nam gặp nhiều gian nan, vất vả.
Bão lũ, thiên tai ngày càng dữ dội gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của nông dân. Nhưng từ sự đoàn kết, sáng tạo, kiên trì vượt khó, giai cấp nông dân Việt Nam đã làm nên thắng lợi lớn lao trên cả 3 lĩnh vực: Sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh.
Cũng từ thực tiễn ấy, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu đã bừng lên sức sống mới ở mọi miền đất nước, sản sinh ra những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, tỏa sáng từ những thành công trong sáng tạo máy nông cụ, lai tạo giống cây, con mới, điều chỉnh thời vụ cây ra hoa, kết trái...
Năm 2017 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cán mốc kỷ lục 36,4 tỷ USD. Lần đầu tiên kinh tế nước ta tăng trưởng không phụ thuộc vào tăng trưởng của ngành khai khoáng, xuất khẩu nông sản vượt dầu mỏ.
Hội thảo "Hợp tác sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức là một trong những hoạt động quan trọng của Đại hội.
Theo đó, 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển khá toàn diện và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất và chất lượng, phát triển sản phẩm có lợi thế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, giảm nghèo bền vững; tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt bình quân 2,66%/năm, năm 2018 dự kiến đạt khoảng 3,4%, quy mô GDP năm 2017 gấp 1,25 lần năm 2008.
Hướng về Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nông dân cả nước chờ đợi những "giá trị mới" được thiết lập từ đổi mới tư duy trong bàn luận, quyết nghị và bầu cử Ban Chấp hành. Đã có hơn 178 lượt ý kiến và 80 báo cáo tham luận bằng văn bản, đại diện cho các tỉnh, thành ủy, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, bộ, ngành, nhà khoa học, doanh nghiệp gửi tới tại Đại hội.
Nông dân cả nước mong đợi, Đại hội là diễn đàn để xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh; tổ chức Hội thêm sức trưởng thành trong dẫn dắt nông dân đi từ thắng lợi mùa vụ đến thắng lợi trong hợp đồng, sát cánh cùng nông dân, dấn thân vào hội nhập.
Vì lợi ích của nông dân
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đòi hỏi phong trào nông dân và tổ chức Hội phải không ngừng đổi mới, nỗ lực phấn đấu vươn lên, nâng cao chất lượng tổ chức, phương thức và hiệu quả hoạt động, phát huy mạnh mẽ vai trò, vị thế của giai cấp nông dân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Để làm được điều đó, mỗi cán bộ, hội viên, nông dân cần hiểu rõ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn dân, trong đó, hội viên, nông dân đóng vai trò chủ thể, vừa là lực lượng thực hiện vừa là người được thụ hưởng thành quả, để từ đó huy động và sử dụng có hiệu qủa mọi nguồn lực của giai cấp nông dân và các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, làm cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có bước phát triển nhanh và bền vững hơn nữa.
Các cấp Hội cần phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các thành phần kinh tế để tăng cường đào tạo nghề, nâng cao trình độ mọi mặt cho nông dân. Tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ nông dân, cung cấp kịp thời tri thức mới về khoa học - công nghệ và những cơ hội, thách thức của quá trình toàn cầu hóa, của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của biến đổi khí hậu, giúp nông dân có đủ thông tin, điều kiện để phát triển kinh tế, làm giàu và xóa nghèo bền vững.
Các văn kiện được thông qua tại Đại hội lần này thể hiện sự kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của toan thê cán bộ, hội viên, nông dân cả nước; khai thác thời cơ, thuận lợi, tổ chức thực hiện thưc hiên thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI, góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; cac Nghi quyêt, Chi thi, Quyêt đinh, Kêt luân cua Đang ta đê đưa nông nghiêp, nông dân, nông thôn cua nươc ta phat triên ngang băng cac nươc trong khu vưc, cac nươc tham gia Hiêp đinh Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ban be trên thê giơi.
Đại hội thể hiện ý chí, quyết tâm cao của các cấp Hội, cán bộ, hội viên, nông dân cả nước thực hiện tốt Nghi quyêt Đai hôi đai biêu toan quôc lân thư VII cua Hôi Nông dân Viêt Nam. Cac câp Hôi va toan thê hôi viên nông dân se thưc hiên tôt 14 nhóm chỉ tiêu cụ thể, 5 nhóm nhiệm vụ va giải pháp trong 5 năm tới, giải quyết tốt lợi ích thiết thân của hội viên, nông dân, luôn dựa vào nông dân, vì nông dân; kết hợp chặt chẽ phương pháp vận động, tuyên truyền với nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước của nông dân và các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề cho nông dân để giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp; tham gia xây dựng, phản biện xã hội, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các cấp Hội Nông dân và giai cấp nông dân phấn đấu xây dựng trong sạch, vững mạnh để làm tốt vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế vì mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Kết quả của Đại hội có ý nghĩa rất to lớn, đánh dấu một chặng đường phát triển mới của công tác Hội và phong trào nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế.
Những mục tiêu mới
Các đại biểu biểu quyết thông qua Điều lệ (bổ sung, sửa đổi) Hội Nông dân Việt Nam khóa VII. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII đã quyết định nhiều vấn đề rất mới, sẽ tạo ra bước ngoặt trong hoạt động Hội và phong trào nông dân. Lần đầu tiên Đại hội có sự tham gia của 54 dân tộc anh em, Ban Chấp hành khóa mới đảm bảo cơ cấu đại biểu nữ, đại biểu người dân tộc thiểu số.
Trong Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân lần thứ VII, hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân đã được bàn bạc, thảo luận và thống nhất nội hàm của Quỹ hỗ trợ nông dân sẽ được mở rộng. Ngoài việc tích cực giải ngân vốn hỗ trợ nông dân về cây, con giống mới, Hội Nông dân còn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình còn hỗ trợ về mặt thông tin. Bởi trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, thông tin nhiều khi có vai trò quyết định đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
Một bước tiến mới của Đại hội lần này là bầu Ủy ban Kiểm tra thay vì Ban Kiểm tra như các nhiệm kỳ trước. Điều này sẽ giúp nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát để hoạt động Hội ngày càng hiệu quả, thực chất hơn. Đặc biệt, lần đầu tiên, chế định xây dựng tổ chức Hội trong sạch vững mạnh được quyết định.
Đây cũng là yêu cầu của cán bộ Hội trong thời gian tới, làm cầu nối giữa nông dân với chính quyền, doanh nghiệp các nhà khoa học; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xác định, bảo vệ quyền và lợi ích của nông dân được xác định là nhiệm vụ tối cao của Hội. Hội Nông dân các cấp phải tin, hiểu, gần, dựa vào nông dân, biết làm nông dân, có trách nhiệm với nông dân.
Theo Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII Thào Xuân Sùng, đây cũng là lần đầu tiên tại Đại hội, đối tượng kết nạp hội viên được mở rộng. Theo đó, học sinh học hết trung học phổ thông, là con em nông dân, đang tham gia sản xuất cùng bố mẹ có thể được kết nạp vào Hội.
Đây cũng là lực lượng được ưu tiên đào tạo nghề để thực hiện mục tiêu trí thức hóa nông dân. Đây là một tư duy đột phá của Ban Chấp hành khóa mới nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng là đối tượng được kết nạp hội viên Hội Nông dân.
Ngay tại Đại hội này, Ban Thường vụ Trung ương Hội đã tổ chức Lễ tôn vinh lần thứ nhất 53 nhà khoa học của Nhà nông nhằm ghi nhận, đánh giá và biểu dương những trí thức, nhà khoa học có cống hiến xuất sắc trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững của nông dân...
Đỗ Bình (TTXVN)
Theo Tintuc
Liên kết "6 nhà" là bàn đạp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp Chiều 11.12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo hợp tác sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản. Đẩy mạnh liên kết "6 nhà" 10 năm qua, nông nghiệp, nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa, hướng tới phát triển...