Đổi giờ lần 2: Đường vẫn tắc, HS vẫn mệt

Theo dõi VGT trên

Những tưởng học sinh THPT sẽ thở phào khi giờ học được chuyển từ 19h lên 18h. Tuy nhiên, sau 3 ngày điều chỉnh, đường vẫn tắc, học sinh vẫn than mệt.

Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày đầu thực hiện, việc điều chỉnh giờ học đã nhận được nhiều phản hồi từ các phụ huynh.

Vẫn than mệt

Tại trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm), khoảng 17h30 đã có lác đác phụ huynh đến đón con. Chị Đỗ Mai (Vĩnh Tuy), có con đang học lớp 10 tại trường, cho biết so với phương án tan học lúc 19g thì lần điều chỉnh này tiện hơn. “Cơ quan tôi ở ngay phố Nguyễn Thượng Hiền, nếu giờ tan học như trước đây là 19g thì sau khi tan làm, lúc 17h30, tôi không biết đi đâu để sau đó quay lại đón cháu”. Đồng ý kiến với chị Mai, chị Hiền (Hàn Thuyên) cho biết việc điều chỉnh này hợp lý hơn so với phương án trước. Theo chị, lượng học sinh trên địa bàn Hà Nội không đông và không phải là nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông.

Đổi giờ lần 2: Đường vẫn tắc, HS vẫn mệt - Hình 1

Học sinh vẫn than thở vì tan học muộn. Trong ảnh: giờ tan trường của HS trường THPT Việt Đức, Hà Nội

18h, học sinh ở trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm) bắt đầu ùa ra khỏi trường. Một vài học sinh vừa đi vừa che miệng ngáp, hoặc tay vẫn cầm đồ ăn nhẹ đang ăn dở. Việc các bậc phụ huynh đón con không kéo dài và cũng không gây cản trở hay ách tắc giao thông. Em Linh Chi, học sinh lớp 11, cho biết từ khi thay đổi giờ học, cảm thấy mệt mỏi hơn, việc tiếp thu cũng kém hơn, đặc biệt là tiết cuối vì “Đến giờ cuối thì chỉ nghĩ đến ăn thôi”. Chưa kể, sáng các em còn phải học tăng cường các môn toán, văn, ngoại ngữ nên chiều phải học đến 18g thì là điều quá sức với bản thân.

Theo Minh Đức, học sinh lớp 11, trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm), muốn quay trở lại với giờ học cũ hơn (tan học lúc 17h10) vì các buổi học thêm của em đa số là vào buổi tối. Từ khi bắt đầu điều chỉnh giờ học, em không còn kịp ăn tối để kịp học thêm gia sư môn văn nữa. “Có hôm nếu kịp thời gian thì em ăn bánh mỳ, còn không thì đành phải nhịn để học thêm xong mới ăn. Học gia sư về muộn (18h30 – 21h30) nên em không còn sức để học bài buổi tối nữa”, Đức kể.

Video đang HOT

Đán.h giá về hiệu quả việc điều chỉnh giờ học, nhiều bậc phụ huynh cho rằng chưa phát huy tác dụng, bởi những điểm vốn hay bị ùn tắc như Tôn Thất Tùng, Trần Khát Chân, Kim Mã – Nam Cao (nơi có trường THPT Nguyễn Trãi)… dù chưa đến 18g nhưng phương tiện qua đây hầu như không thể di chuyển.

Mong quay về giờ học cũ

Đa số ý kiến của hiệu trưởng, giáo viên đều thấy rằng việc đổi từ 19h lên 18h đã hợp lý hơn. Tuy nhiên, phương án tan học cũ từ 17h15 – 17h30 vẫn được các trường ủng hộ.

Cô Hà Thị Phương Lan, Phó hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa), cho biết nguyện vọng của các bậc phụ huynh, thầy cô và học sinh đều muốn giữ giờ học như trước (7h15 – 17h5) vì thay đổi một thói quen đã có từ lâu không phải điều dễ dàng. Cùng ý kiến với cô Lan, một giáo viên trường THPT ở quận Thanh Xuân cho biết giờ học được thay đổi so với trước đây (19h) dễ “thở” hơn nhưng đến tầm tiết cuối học sinh vẫn mệt vì đói và không thể tập trung vào bài giảng.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình), cho biết vì thành phố đã cho phép các trường học 2 buổi/ngày được linh hoạt trong việc điều chỉnh thời gian phù hợp nên nhiều trường có khả năng sẽ chuyển sang 17h30, còn các trường mầm non và tiểu học sẽ tan học lúc 16h30 để phù hợp. Thầy Lâm chia sẻ thêm thực tế tỉ lệ tổng số học sinh dải ra toàn thành phố cũng không lớn nên không thể là nguyên nhân gây ra ùn tắc. Nguyên nhân là do đường phố thiết kế quá hẹp so với số dân cư, các khu dân cư phân bố không đồng đều. Cụ thể, các đường phía tây đều ùn tắc vì người dân phải chạy từ phía tây sang phía đông làm việc hoặc ngược lại. Do đó, để giảm ùn tắc phải có nghiên cứu khoa học như điều tra xã hội học hoặc phải đến một số các nút giao thông hay xảy ra ùn tắc để tìm ra quy luật để hạn chế được việc tắc đường.

BS Bùi Nguyên Kiểm, Nguyên Trưởng khoa Nội 2, Bệnh viện Xanh Pôn, nhận định, các nghiên cứu y học đã chứng minh nhịp sinh học của con người hoạt động lên xuống theo dạng sóng. Từ 15h – 19h hằng ngày là thời điểm nhịp sinh học ở điểm thấp nhất, đặc biệt là lúc 18h. Đây cũng là lúc các men sinh học nghỉ ngơi, cơ thể con người cạn năng lượng và cần phải nghỉ ngơi để tích lũy lại năng lượng. Nếu làm việc và học tập trong khoảng thời gian này thì cơ thể con người uể oải, khả năng tiếp thu và truyền đạt đều kém và đặc biệt là không có sự sáng tạo. Nếu duy trì tình trạng làm việc trái với nhịp sinh học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, ăn uống kém và dẫn đến stress.

Theo ĐVO

Các trường tự điều chỉnh giờ học

Sáng 10.2, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có buổi làm việc với các Phòng GD&ĐT, cụm trưởng các trường THPT, lãnh đạo các trường để đán.h giá sau 2 tuần thực hiện việc điều chỉnh giờ học, giờ làm. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, Sở GD&ĐT rất hạn chế phóng viên các cơ quan báo chí được dự buổi làm việc này.

Mới tạm ổn chứ chưa ổn lắm!

Trao đổi với PV, hầu hết lãnh đạo các trường đều cho biết, việc UBND TP quyết định điều chỉnh lại giờ tan học khối chiều của bậc THPT lúc 18h và để các trường linh động trong việc bố trí giờ học là cần thiết và rất đáng mừng.

Theo thầy Kiều Trung Tiến, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng, để khối THPT tan lúc 18h sẽ đỡ vất vả hơn cho cả học sinh và giáo viên.

Cô Lý Thị Lương, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Sĩ Liên cho biết, sau buổi họp sáng nay, lãnh đạo Phòng GDĐT quận đã làm việc với các trường để điều chỉnh lại giờ học. Theo đó, học sinh của trường sẽ đẩy giờ học buổi sáng sớm lên 15 phút, tức là bắt đầu học từ 8h kém 15 và ca chiều sẽ tan muộn hơn 15 phút, vào lúc 17h15. Như vậy, khoảng cách giữa hai ca (sáng, chiều) sẽ được kéo dài 1 tiếng, sẽ tránh được sự cập rập như trước.

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Marie Curie bày tỏ quan điểm: Sau gần 2 tuần thực hiện việc điều chỉnh giờ học, rõ ràng có những căng thẳng, nhất là đối với giờ tan học của khối chiều. Trong buổi họp sáng nay, Sở đã lắng nghe ý kiến phản ánh của các trường, kết hợp với chỉ đạo của thành phố, quyết định điều chỉnh giờ tan buổi chiều của khối THPT sớm hơn 1 tiếng cũng là tạm ổn.

Ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã thể hiện rõ sự quan tâm của lãnh đạo thành phố khi yêu cầu các trường điều chỉnh giờ học một cách linh hoạt. Việc các trường tiểu học, mẫu giáo, THCS có thể tan trước 17h là rất tốt vì tránh được vùng giờ cao điểm (từ 17h-19h), sẽ hạn chế được tắc đường. Chỉ sau 2 tuần thực hiện, thành phố đã có điều chỉnh là việc rất đáng mừng.

Tuy nhiên, thầy Khang cũng nhìn nhận: "Điều chỉnh giờ tan ca chiều của khối THPT lên 18h chỉ là tạm ổn chứ chưa phải ổn lắm. Thực ra, việc thay đổi giờ học của học sinh là không cần thiết, để giải quyết vấn đề giao thông, nên tập trung vào những việc khác thiết thực hơn như khẩn trương xây dựng cầu vượt, cải tạo các tuyến đường...".

Các trường tự điều chỉnh giờ học - Hình 1

"Điều chỉnh giờ tan ca chiều của khối THPT lên 18h chỉ là tạm ổn chứ chưa phải ổn lắm".

Các trường được phép linh động giờ học

Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho biết, Sở đã có văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện việc đổi giờ theo công điện mới của UBND TP Hà Nội. Từ 13.2, các trường sẽ không phải thực hiện "cứng" mà có thể linh động để bố trí giờ học nhằm tránh HS tan học vào giờ cao điểm.

Đối với các trường mầm non, tiểu học và THCS, thời gian học chính khóa được thực hiện theo Quyết định 315/QĐ-UBND ngày 12.1.2012 của UBND thành phố (sáng vào học lúc 8h và kết thúc lớp học chiều vào 17h). Tuy nhiên, cha mẹ học sinh có thể đón trẻ trước 17h và để tránh gây ùn tắc cục bộ trên địa bàn một số tuyến phố có các trường mầm non, tiểu học, THCS ở gần nhau, đồng thời giãn được thời gian giao giữa 2 ca học buổi sáng và buổi chiều của cấp THCS, các trường THCS có thể bắt đầu giờ học buổi sáng sau 7h30, kết thúc giờ học buổi chiều trước 17h30.

Đối với các trường THPT, trung tâm GDTX điều chỉnh thời gian kết thúc giờ học chính khóa buổi chiều vào sau 18h. Các trường phổ thông có nhiều cấp học, thường có xe ô tô đưa đón học sinh được chủ động chọn giờ học theo một cấp học được quy định trong Quyết định 315 để tổ chức hoạt động cho phù hợp với điều kiện của từng trường.

Để tránh việc các trường hiểu nhầm và thực hiện việc đổi giờ cứng nhắc, trong văn bản hướng dẫn lần này, Sở GDĐT Hà Nội đã nêu rõ: Việc bố trí điều chỉnh giờ như trên chỉ áp dụng đối với giờ học chính khoá của các trường học 2 ca/ngày. Các trường có học sinh học một ca, có thêm một số tiết phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc tiết ngoại khoá buổi chiều thì thời gian học sẽ do các trường chủ động quyết định cho phù hợp, tránh không cho học sinh tan học vào giờ cao điểm. Đối với các trường TCCN, CĐ không có sự thay đổi.

Sở GDĐT nhấn mạnh, các Trưởng phòng GDĐT, Thủ trưởng các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT, tuyệt đối không được thu tiề.n của cha mẹ học sinh vì việc này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phải kịp thời báo cáo về Sở GDĐT để được hướng dẫn giúp đỡ.

Theo Nguyên Minh (Lao động)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng Park Shin Hye hé lộ về cuộc sống hôn nhân
14:50:07 06/10/2024
B.é gá.i 3 tuổ.i đi học về, giữ chặt quần nói "Con không đi vệ sinh được", mẹ cởi quần hộ thì tức giận bật khóc
16:28:56 06/10/2024
Ngoại hình gâ.y số.c của Sơn Tùng M-TP
14:12:33 06/10/2024
Miss Cosmo 2024 hứng "bão" liên quan hoa hậu Việt Nam - Philippines
14:46:04 06/10/2024
Bom tấn ngôn tình chiếu 100 lần vẫn đứng top 1 rating cả nước, nữ chính đã đẹp còn diễn hay miễn bàn
14:19:55 06/10/2024
Cuộc sống bình dị của thủ môn Lâm Tây và vợ bầu trong căn biệt thự bạc tỷ khiến dân tình chỉ biết "ước"
16:35:28 06/10/2024
Hôn nhân viên mãn của Hoa hậu Đặng Thu Thảo và chồng doanh nhân
15:10:45 06/10/2024
"Cam thường" của anh trai Quang Hải làm Chu Thanh Huyền lộ nhan sắc thật, quá khác ảnh tự đăng
16:37:45 06/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tác dụng phụ khi ăn nhiều hạt chia giảm cân

Sức khỏe

19:21:11 06/10/2024
Mặc dù hạt chia rất giàu dinh dưỡng, nhưng việc tập trung quá nhiều vào chúng sẽ tạo ra khoảng trống dinh dưỡng. Việc phụ thuộc quá nhiều vào hạt chia để bổ sung chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Tự ý mang tài sản đối tác đi bán, Tổng Giám đốc Công ty AVS Đắk Lắk bị bắt

Pháp luật

19:16:27 06/10/2024
Chiều 6/10, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Lê Hữu Hưng (SN 1983, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư AVS Đắk Lắk) để điều tra về hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt t...

Người phụ nữ trung niên về quê mua nhà, chi thêm hơn 200 triệu để cải tạo sân vườn siêu đẹp

Sáng tạo

19:12:30 06/10/2024
Vì diện tích khá lớn nên trước khi cải tạo, chủ nhân của ngôi nhà này là một người phụ nữ trung niên tên Lyn ở Thẩm Quyến, Trung Quốc.

Con dâu tình nguyện hiến gan cứu sống bố chồng 17 năm trước, giờ ra sao?

Netizen

19:11:32 06/10/2024
Câu chuyện về cô con dâu 25 tuổ.i chủ động hiến 69% lá gan cứu sống cha chồng từng gây xôn xao dư luận 17 năm trước.

Công Phượng gây sốt ở Bình Phước

Sao thể thao

18:15:48 06/10/2024
Công Phượng thu hút sự chú ý của truyền thông tại buổi lễ xuất quân của CLB Bình Phước trước thềm giải hạng Nhất 2024/25 chiều 5/10.

Cách làm tôm nướng phô mai thơm ngon, béo ngậy 'chiều lòng' chòng con cuối tuần

Ẩm thực

18:14:03 06/10/2024
Tôm nướng phô mai là một món ăn quen thuộc với hương vị thơm ngon đặc trưng. Ngoài việc dùng lò nướng, bạn cũng có thể làm món này bằng nồi chiên không dầu.

700 người căng mình suốt 15 giờ chữa cháy rừng ở Hải Dương

Thế giới

18:10:57 06/10/2024
Lực lượng chức năng đã huy động 700 người cùng nhiều xe chuyên dụng, xử lý đám cháy lớn tại núi An Phụ (phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Bệnh xá ở Trường Sa cấp cứu kịp thời một ngư dân bị đột quỵ giờ thứ 40

Tin nổi bật

17:55:50 06/10/2024
Khi ông Lục đang làm việc trên tàu cá ở địa điểm cách đảo Trường Sa khoảng 80 hải lý, thì xuất hiện các triệu chứng đau phía bên phải đầu, chóng mặt, có méo miệng nhẹ và được tàu cá BĐ 98615 TS đưa đến đảo Trường Sa để được trợ giúp.

Midu đón sinh nhật bên hội bạn thân, nhưng bị ông xã Minh Đạt giật spotlight vì 1 hành động

Sao việt

17:31:18 06/10/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Midu xả kho loạt ảnh đón sinh tuổ.i mới. Buổi tiệc được tổ chức ấm cúng, không gian trang trí bong bóng và hoa sặc sỡ.

Jiyeon (T-ara) vỡ mộng, buồn bã tiết lộ góc khuất hôn nhân với chồng cầu thủ

Sao châu á

17:25:39 06/10/2024
Đáng chú ý, theo tờ QQ, trước thời điểm l.y hô.n khoảng 1 năm, Jiyeon từng chán chường, buồn bã bộc bạch về sự bất ổn trong hôn nhân của mình.

Game bắ.n sún.g tọa độ duy nhất cho phép game thủ tự chế map, chính là Gunny Origin

Mọt game

15:27:24 06/10/2024
Tại khu vực Xưởng Gunny, hay còn được gọi là Xưởng Chế Map, người chơi Gunny Origin có thể tự do sáng tạo map thi đấu theo ý thích.