Đôi chân diệu kỳ của cậu bé không tay
Do ảnh hưởng của chất độc da cam em không có hai tay. Song, với đôi chân của mình, em đã luyện tập không mệt mỏi để tự lo cho bản thân và phụ giúp một phần cho bố mẹ.
Em là Hồ Hữu Hạnh, con của anh chị Hồ Hữu Thân và Bùi Thị Hợp, tại ấp 2, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Hạnh sinh năm 2000, hiện đang học lớp 7 Trường Trung học Cơ sở Lê Thánh Tông, xã Gia Canh. Dù không có tay nhưng trong sáu năm học vừa qua, Hạnh đều đạt danh hiệu học sinh giỏi hoặc tiên tiến.
Ở nhà hay ở lớp, Hạnh đều tự mình làm việc bằng đôi chân của mình, rất ít khi em cần đến sự giúp đỡ của người khác. Hạnh dí dỏm: “Em có đôi chân hai trong một, là chân nhưng cũng vừa là tay”.
Sáng dậy, Hạnh tự đi lấy kem và đánh răng cho mình bằng chân.
Đôi chân của Hạnh với qua đầu một cách dễ dàng để chải đầu trước khi đi học.
Trong lớp, Hạnh luôn ngồi đầu và bàn học của em cũng đặc biệt nhất trong lớp. Chiếc bàn học này được đóng từ khi Hạnh còn học cấp một
Thầy Trần Thanh Trà, giáo viên môn lý trả vở cho Hạnh sau khi kiểm tra bài cũ
Video đang HOT
Hạnh cho biết, lúc làm bài trên bảng, em sợ nhất là… rách quần
Giờ ra chơi sau tiết học thứ hai, Hạnh tham gia đá cầu với các bạn và em chơi khá hay. Hạnh cho biết, trong các môn thể thao, ngoài đá cầu em còn có thể chơi bóng đá và bơi lội khá cừ. “Em biết bơi được nhờ một lần rớt ao suýt chết đuối”, Hạnh nói.
Hai người bạn thân Phạm Minh Trung và Trương Minh Tú, giúp Hạnh mang cặp trước khi ra về.
Ngoài dùng muỗng, đôi chân của Hạnh còn dùng đũa một cách thuần thục
Dù bố mẹ không bắt phải rửa chén bát, nhưng Hạnh chia sẻ: “Thấy bố mẹ quá bận nên em vẫn làm”
Hạnh khá rành về vi tính và thành thạo nhiều kỹ năng. Chiếc máy vi tính em đang sử dụng do một nhà hảo tâm tại TP.HCM tặng. Hạnh gõ bàn phím và dùng chuột bằng ngón chân cái và ngón trỏ. Hạnh mơ ước sau này trở thành kỹ sư công nghệ thông tin để tự lo cho bản thân và giúp đỡ gia đình.
Chiếc xe điện này do một người mẫu tặng cho Hạnh cách đây ba tháng. Hạnh dùng chiếc xe này để đi học và chở hai đứa em đi học vào buổi chiều khi bố mẹ bận việc. Trước đó, Hạnh đi học băng xe đạp ba bánh cũng do một nhà hảo tâm tặng. Hạnh cho biết em đi được xe đạp hai bánh từ mùa hè chuẩn bị sang lớp hai. Tập xe đạp lúc đó rất khó với em và để lại nhiều sẹo nhất.
Biết Hạnh có sở thích nuôi gà, những người bạn thân đã tặng cho em bốn con gà tre. Hạnh luôn lo lắng khi có ai đó đùa sẽ làm thịt con gà của mình.
Không chỉ làm việc nhà, Hạnh còn giúp bố mẹ nhổ cỏ, nhổ rau, cắt rau… Hạnh chia sẻ: “Em tập để có thể làm được tất cả mọi việc và cũng để chứng tỏ mình không phải là người vô dụng”.
Quét nhà, quét sân là công việc em thích làm nhất.
Hạnh chưa có bàn học riêng nên em phải học bài dưới đất.
Theo 24h
SV Đà Nẵng thiết kế xe lăn điện cho người khuyết tật
Trong một buổi đi chơi cùng nhau, nhìn cảnh người bán vé số tàn tật lê lết trên đường bằng hai chiếc ghế nhỏ, 4 chàng sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng nảy ra ý tưởng chế tạo, nâng cấp chiếc xe lăn điện như một món quà cho những con người thiếu may mắn.
Đề tài thiết kế, chế tạo xe lăn điện tuy không phải là mới nhưng bằng niềm đam mê khoa học, 4 chàng sinh viên ngành Sản xuất tự động (khoa Kỹ sư chất lượng cao) là Nguyễn Minh Sang, Lưu Quốc Kỳ, Võ Thịnh Bảo, Đặng Văn Tuấn đã tìm lối đi mới trong sản phẩm lần này. Dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đoàn Quang Vinh, kết quả của sự nỗ lực trong mấy tháng liền là sản phẩm đã được đánh giá cao và giành giải Nhất trong hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH Đà Nẵng 2012.
4 chàng sinh viên và sản phẩm xe lăn điện.
Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng Ergonomics để thiết kế, chế tạo nâng cấp xe lăn điện với nhiều tính năng phục vụ, hỗ trợ người tàn tật và người già trong sinh hoạt hàng ngày. Thiết kế tập trung vào các cơ cấu truyền chuyển động của xe lăn nhằm đảm bảo các yếu tố tiện nghi - hiệu quả - an toàn- dễ sử dụng.
Nếu như các thiết kế về xe lăn điện trước đây chỉ đơn thuần sử dụng trong việc đi lại thì thiết kế lần này của các SV ĐH Bách khoa Đà Nẵng còn mang tính hỗ trợ sinh hoạt tối đa. Cơ cấu xoay tựa lưng, nâng hạ chân và tựa đầu tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng, thư giãn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, phần ghế ngồi được thiết kế đóng mở bô vệ sinh, tạo sự thoải mái chủ động cho người sử dụng. Tất cả các chuyển động của xe được kiểm soát bằng một cần điều khiển (Joystick) duy nhất, tiện lợi hơn rất nhiều so với các thiết kế bằng nút bấm hiện nay. Một nét mới đáng kể đó là hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm, đèn xi nhan, còi giúp người sử dụng phương tiện trong mọi trường hợp.
Thiết kế này đã được chọn tham dự giải thưởng "Tài năng khoa học trẻ toàn quốc năm 2012".
Hiện nay nhóm đang nghiên cứu đưa thêm nhiều tính năng mới như xe có hệ thống chuyển đổi năng lượng, xe leo cầu thang, xe gắn thêm hệ thống định vị GPS, xe sử dụng giọng nói và sóng não để điều khiển.
Diệu Ái
Theo dân trí
Giáo viên mầm non sẽ chỉ làm việc 6 tiếng/ngày Theo dự thảo hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, giáo viên mầm non dạy 2 buổi/ngày, mỗi ngày làm việc 6 giờ, làm vượt sẽ được nhận tiền lương dạy thêm giờ. Dự thảo cũng cho biết, giáo viên mầm...