Đói ăn, cá sống dưới đại dương phải nhảy lên bờ để săn mồi
Một số loài cá đang buộc phải thay đổi thói quen săn mồi khi đối mặt với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt.
Theo thời gian, các loài động vật trên cạn như chim, gấu, và con người đã thích nghi để tìm kiếm nguồn thức ăn dưới nước. Điều tương tự có thể xảy ra với các loài cá khi chúng buộc phải thay đổi thói quen săn mồi khi đối mặt với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt.
Thực tế đã chứng kiến một số loài cá thích nghi để thực hiện những cú bật nhảy khỏi mặt nước để tấn công những con chim săn mồi bên trên. Một số loài thì mạnh dạn hơn trong việc tiến đến gần vùng nước nông, tuy nhiên không có nhiều giống cá nước mặn “cả gan” nhảy lên bờ.
Cận cảnh hàm răng sắc của loài cá nóc có tên khoa học là titan-triggerfish.
Mới đây, theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Fish Biology, người ta ghi nhận thêm một loài cá thuộc họ cá nóc có gai (tên khoa học: ‘Titan-triggerfish’) có thể phóng thân mình lên bãi biển để săn các con cua.
Khác với chủng cá nóc vốn hiền lành, loài cá này là những kẻ săn mồi phàm ăn. Với chiều dài khi trưởng thành lên tới 75cm, chúng nổi tiếng với sự hung dữ, khi thường xuyên tấn công các thợ lặn bằng hàm răng sắc nhọn, đặc biệt là tại các vùng nước gần tổ của chúng.
Video đang HOT
Matthew Tietbohl, một nhà sinh thái biển tại trường Đại học Khoa học & Công nghệ King Abdullah (Ả Rập Saudi), đã tình cờ phát hiện ra chiến thuật săn mồi mới của loài cá nóc có gai này trong lúc đi khảo sát loài rùa trên một bãi biển ở đảo Mar Mar, thuộc Biển Đỏ.
Con cá lao lên khỏi mặt nước để thực hiện đòn tấn công khiến nó mắc cạn trong giây lát.
“Chúng tôi quay lại và thấy một con cá nóc gai nhảy khỏi mặt nước nông và tự khiến nó mắc cạn trên bãi biển”, nhà nghiên cứu Tietbohl cho biết.
Tự khiến mình mắc cạn vốn là thói quen nguy hiểm đối với hầu hết các loài cá, bởi chúng không thể thở trên cạn. Tuy nhiên khi đến gần hơn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thứ được con cá nóc này săn đuổi là một vài con cua trong họ cua cát, đang bị kẹt lại trên bãi biển do các đợt sóng liên tiếp.
Báo cáo của Tietbohl cho biết con cá kiên nhẫn chờ đợi ở vùng nước nông nhất có thể, một mặt chúng theo dõi chi tiết chuyển động của những con cua. Khi thời cơ đến, con cá lao lên khỏi mặt nước, ngoạm lấy con cua bằng bộ hàm chắc khoẻ, sau đó dùng các cơ ở đuôi và vây để quay lại mặt nước.
Cách thức săn mồi liều lĩnh được loài cá nóc gai thực hiện.
Đã có nhiều câu hỏi thú vị được đặt ra xoay quanh cách săn mồi liều lĩnh này. Một trong số đó là làm thế nào mà con cá có tầm nhìn để thực hiện chính xác “cú nhảy” khỏi mặt nước, khi mà hiện tượng khúc xạ khiến cho việc xác định, tính toán vị trí từ dưới mặt nước là một điều không dễ.
Hiện vẫn chưa thể khẳng định rằng thói quen săn mồi này chỉ đến từ một vài cá thể, hay đã được cả giống loài thích nghi để đối mặt với tình trạng nguồn thức ăn bị đe doạ. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng việc nhìn thấy một con cá nước mặn mắc cạn là điều không bình thường, vì đa số các loài cá có thói quen này đều đến từ môi trường nước ngọt.
Cá sấu cổ đại bắt chước cá voi để thích nghi với cuộc sống ở biển
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng thalattosuchia, một loài cá sấu cổ đại tự chuyển hóa một số đặc điểm giống cá voi và cá heo để làm quen với cuộc sống ở đại dương.
Thalattosuchia được cho là đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên cạn của mình để trở thành những kẻ săn mồi dưới nước.
Chúng sử dụng chân tay của mình như mái chèo và dùng đuôi để quẫy nước di chuyển.
Ngoài ra, các chuyên gia tới từ Đại học Edinburgh cho biết phần tai trong của thalattosuchia cũng dần biến đổi khi chúng tập thích nghi với ngôi nhà đại dương mới của mình cách đây 170 triệu năm.
Thalattosuchia tự thay đổi cấu trúc cơ thể để thích nghi với cuộc sống ở đại dương. (Ảnh: Reuters)
Kết luận này được rút ra sau khi họ phân tích kết quả chụp cắt lớp hơn một chục hộp sọ hóa thạch của sinh vật này để kiểm tra hệ thống tiền đình bên trong tai. Hệ thống tiền đình có tác dụng tạo ra cảm giác cân bằng và định hướng không gian cho mục đích điều phối chuyển động.
Theo các nhà nghiên cứu, trong giai đoạn đầu tiếp xúc với nước, các ống tai của thalattosuchia trở nên nhỏ hơn khiến hệ thống giác quan trở nên kém nhạy cảm hơn. Đặc tính này tương tự như cá heo và cá voi, thích hợp với cuộc sống ở đại dương.
"Các cơ quan cảm giác như tai trong là chìa khóa để biết được động vật cổ đại sống như thế nào", Julia Schwab tới từ khoa học địa chất thuộc Đại học Edinburgh, người đứng đầu nghiên cứu cho hay.
"Chúng tôi thấy rằng họ hàng của cá sấu biển có hình dạng tai trong rất độc đáo, tương tự như các loài bò sát khác sống trong nước và cá voi ngày nay", ông này cho biết.
"Các loài cá sấu cổ đại phát triển tai trong sau khi sửa đổi bộ xương của chúng để trở thành các tay bơi giỏi hơn. Cá voi cũng thay đổi đôi tai của mình theo cách làm tương tự, chỉ khác là chúng làm điều đó ngay trước khi xuống nước", Tiến sỹ Steve Brusatte, một tác giả khác tham gia nghiên cứu cho hay.
Cá voi sát thủ rạch bụng, moi gan 'sát thủ đại dương'? Hóa ra cá mập trắng - 'sát thủ đại dương' cũng có lúc phải chịu thua sự thông minh lanh lợi trong cuộc chiến đi săn của cá voi sát thủ. Ảnh minh họa Các nhà khoa học tiến thành nhiều cuộc khám nghiệm tử thi khác nhau trên sáu xác của những kẻ săn mồi khét tiếng đại dương trôi dạt vào...