Độc thân hay kết hôn khiến phụ nữ hạnh phúc hơn?
Ngày nay, nhiều cô gái đang có xu hướng sống độc thân, cùng với đó là vô số những quan điểm sống khác nhau của những người phụ nữ độc lập.
Kết hôn không phải là điều khiến phụ nữ cảm thấy kém hạnh phúc hơn, mà là sự xa cách với người bạn đời khiến họ cảm thấy buồn chán. (Ảnh: ITN).
Paul Dolan – Giáo sư lĩnh vực khoa học hành vi tại Trường Kinh tế Luân Đôn, Vương quốc Anh từng chia sẻ quan điểm rằng phụ nữ dường như hạnh phúc hơn nếu họ sống độc thân.
Thậm chí ông còn khẳng định: “Nếu bạn là đàn ông, có lẽ bạn nên kết hôn. Nếu bạn là phụ nữ, đừng bận tâm đến hôn nhân làm gì”.
Mối quan hệ hai chiều giữa hôn nhân và hạnh phúc
Trong cuốn sách mang tên “Hạnh phúc mãi mãi về sau”, Dolan giải thích: “Kết hôn không phải là điều khiến phụ nữ cảm thấy kém hạnh phúc hơn, mà là sự xa cách với người bạn đời khiến họ cảm thấy buồn chán”.
Mặc dù vậy, cuốn sách của Dolan đã khơi lại một cuộc tranh luận quan trọng: Phụ nữ kết hôn có phải là điều tồi tệ không?
Theo khoa học, câu trả lời là “không!”. Trong lịch sử, các nghiên cứu lớn cho thấy, trung bình, những người đã kết hôn cho biết họ hạnh phúc hơn so với những người chưa kết hôn.
Những người ly thân và ly dị có xu hướng rơi vào tình trạng kém hạnh phúc hơn, trong khi những người chưa kết hôn và góa bụa rơi vào khoảng giữa.
Các nghiên cứu cũng báo cáo mức độ hạnh phúc tăng lên trước đám cưới và ngay sau đám cưới – cái gọi là “hiệu ứng tuần trăng mật” – mặc dù theo thời gian, hạnh phúc dần dần giảm xuống một chút so với trước đám cưới. Những tác động tích cực của hôn nhân đối với hạnh phúc đều có ở cả phụ nữ và nam giới.
Ở trong một mối quan hệ lâu dài, cam kết mang lại sự hỗ trợ đáng tin cậy, và theo thời gian, nó chắc chắn rất tốt cho sức khỏe của bạn. (Ảnh: ITN).
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng những người kết hôn hạnh phúc hơn vì thực ra họ đã hạnh phúc hơn ngay từ đầu. Giống như hầu hết mọi thứ trong khoa học tâm lý, mối quan hệ giữa hôn nhân và hạnh phúc là hai chiều.
Nói cách khác, chính những gì bạn làm để nuôi dưỡng hạnh phúc với tư cách cá nhân mới tạo nên sự khác biệt, chứ không phải hôn nhân là tất cả.
Daniel Gilbert, Giáo sư tâm lý học Harvard và chuyên gia về hạnh phúc, nói: “Hôn nhân không làm bạn hạnh phúc. Chỉ có những cuộc hôn nhân hạnh phúc mới khiến bạn hạnh phúc.”
Thật vậy, khi các nghiên cứu đo lường mức độ hạnh phúc, sự hài lòng trong hôn nhân là một yếu tố dự đoán hạnh phúc mạnh mẽ hơn nhiều so với việc chỉ kết hôn, và ở trong một mối quan hệ độc hại chắc chắn là không tốt cho hạnh phúc.
Những người độc thân chọn không bao giờ kết hôn và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của xã hội chắc chắn có thể hạnh phúc, điều đó đúng với cả nam và nữ.
Nhìn chung, hàng thập kỷ nghiên cứu về phát triển con người, tâm lý học, khoa học thần kinh và y học đều đồng nhất với nhau về kết luận này: Ở trong một mối quan hệ lâu dài, cam kết mang lại sự hỗ trợ đáng tin cậy, và theo thời gian, nó chắc chắn rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Điều đó có nghĩa là chúng ta nên gạt bỏ sự phê phán của Dolan về hôn nhân? Câu trả lời vẫn là “không!”. Thực ra, Dolan đã đúng khi cảnh báo rằng hầu hết chúng ta có thể sẽ thất bại theo cách này hay cách khác nếu chúng ta cố gắng sống theo lý tưởng mà thiếu sự chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Đây chính là mấu chốt của vấn đề.
Hôn nhân thiếu hạnh phúc vì thiếu kỹ năng
Bạn có thể đạt được những lợi ích tương tự trong hôn nhân từ các loại mối quan hệ khác với bạn bè và người thân. (Ảnh: ITN).
Hầu hết các xã hội không bao giờ đào tạo rõ ràng cho mọi người những kỹ năng hữu ích nhất để tìm hiểu nhau và duy trì tình yêu suốt đời.
Sau khi học tiểu học, các kỹ năng giúp chúng ta hình thành, củng cố và duy trì các mối quan hệ xã hội lâu dài – như lắng nghe, đồng cảm, bày tỏ lòng biết ơn hoặc sự tha thứ – hiếm khi được thực hành.
Chúng ta chủ yếu cho rằng những khả năng này sẽ phát triển khi trưởng thành. Trong khi các nguồn hỗ trợ các cặp vợ chồng trước hoặc trong hôn nhân thường khó tìm và khá tốn kém.
Thông điệp của Dolan đã thúc đẩy cuộc thảo luận sôi nổi về thể chế hôn nhân còn nhiều thiếu sót và bất bình đẳng. Kết hôn sẽ không tự động khiến bạn trở thành một người hạnh phúc.
Trên thực tế, bạn có thể đạt được những lợi ích tương tự trong hôn nhân từ các loại mối quan hệ khác với bạn bè và người thân.
Suy cho cùng, trên hành trình xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, cả phụ nữ và đàn ông đều cần trang bị những kỹ năng cụ thể để rèn giũa và duy trì mối quan hệ tốt hơn dưới mọi hình thức.
Giận chồng bỏ về nhà ngoại, nhận cuộc gọi từ cô em chồng tôi quyết định ly hôn luôn
Nói thật, chúng tôi mới kết hôn được 1 năm, giờ ly hôn tôi cũng không đành lòng, nhưng chuyện nọ xọ chuyện kia tôi mệt mỏi quá rồi.
25 tuổi tôi lấy chồng và cuộc hôn nhân này mới kéo dài được 1 năm. Về chồng tôi, anh hơn tôi 2 tuổi, đẹp trai, tài giỏi, lại tốt bụng. Trong quãng thời gian yêu đương, anh chiều chuộng tôi như công chúa khiến tôi vô cùng hạnh phúc.
Sau 2 năm hẹn hò, chúng tôi tiến đến hôn nhân. Song, hạnh phúc chẳng tày gang, mới một năm nên vợ nên chồng thôi nhưng tôi đã phát hiện anh ngoại tình với đồng nghiệp nữ ở công ty khiến tôi vô cùng suy sụp. Khi chất vấn, anh lại đổ tại tôi quá mạnh mẽ, cứng cỏi khiến anh không cảm nhận được sự ấm áp và hơi ấm tình yêu như thuở ban đầu.
Tuy nhiên chồng cũng nói anh chỉ muốn vui chơi qua đường chứ không có ý định ly hôn, xin tôi tha thứ để tiếp tục cuộc hôn nhân này. Quá đau đớn vì bị chồng phản bội, tôi thu dọn hành lý về nhà mẹ đẻ ở tạm vài ngày để tĩnh tâm suy nghĩ lại.
Nói thật, chúng tôi mới kết hôn được 1 năm, giờ ly hôn tôi cũng không đành lòng. Thế nhưng vừa về tới nhà mẹ đẻ, tôi liền nhận được cuộc gọi từ cô em chồng và tôi đã quyết định ly hôn luôn.
- Chị dâu à, sao hôm nay mùng 5 rồi mà chị chưa gửi tiền sinh hoạt phí cho em? Chị mau mau chuyển tiền đi, quá tận mấy ngày rồi, chị muốn em chết đói à? Chị làm chị cái kiểu gì vậy? Tháng này chị đưa thêm 1 triệu là 4 triệu nhé, em nói qua mẹ rồi. Giờ cái gì cũng đắt đỏ, em cũng cần thêm tiền để giao lưu bạn bè nữa.
Tôi vừa về tới nhà ngoại thì em gái chồng gọi điện tới đòi tiền. (Ảnh minh họa)
Tôi cười lạnh trả lời:
- Em đi hỏi anh trai em đi nhé. Chị và anh em ly hôn rồi, chị không có trách nhiệm phải gửi tiền cho em nữa, em đi mà đòi anh em.
Nói xong, tôi cúp máy luôn. Cô em chồng gọi điện liên tục tôi chẳng buồn nghe nữa. Với tôi, thế là quá đủ rồi.
Chẳng là sau chồng tôi còn có một cô em gái, vì gia cảnh nghèo khó, bố mẹ không kiếm được mấy đồng nên chồng tôi đã nuôi em học đại học. Khi mới kết hôn, em chồng đang học năm thứ 3 đại học, tính ra bây giờ sắp ra trường rồi.
Sau khi cưới, tôi cùng chồng lo chi phí sinh hoạt, tiền học phí cho em gái anh. Ban đầu tôi chẳng nề hà, so đo tính toán làm gì nhưng chính thái độ của em chồng khiến tôi dần dần cảm thấy rất khó chịu.
Tôi là chị dâu chứ không phải chị ruột, nói thẳng ra tôi chu cấp sinh hoạt phí cho cô hoàn toàn là vì chồng, chứ tôi và em chẳng hề thân thiết. Nhưng mỗi lần tôi gửi tiền, chỉ cần chậm 1-2 ngày thôi là em sẽ giãy nảy lên như đỉa phải vôi, hết nhắn tin, gọi điện trách móc chị dâu rồi lại mách với bố mẹ chồng khiến tôi bị khiển trách mấy lần.
Vợ chồng tôi thu nhập không nhiều, cả hai vợ chồng làm chỉ khoảng 20-25 triệu/tháng. Trả tiền thuê nhà, biếu bố mẹ một ít, chi tiêu sinh hoạt rồi gửi tiền cho em gái, đôi khi phát sinh hiếu hỉ nữa là hai vợ chồng chẳng dư được đồng nào. Công ty đôi khi cũng gửi trễ lương chứ có đúng ngày đâu nên gửi tiền muộn cho em là điều khó tránh khỏi.
Nhiều lần nói chồng góp ý với em gái cách chi tiêu hay làm thêm, anh đều bênh em gái chằm chặp. (Ảnh minh họa)
Sau vài lần bị em chồng trách, tôi nói thẳng với chồng để anh góp ý với em. Nhưng anh lại vô cùng bênh và chiều chuộng em gái, căn bản không nghe lọt lời tôi nói. Hai vợ chồng vì chuyện này mà cãi nhau không ít lần.
- Tại sao em ích kỷ vậy? Tại sao em không hiểu cho anh? Anh là niềm hi vọng của gia đình, em gái anh còn nhỏ, bố mẹ không có thu nhập, anh không giúp em gái thì ai giúp nó?
Đồng nghĩa anh em máu mủ ruột rà phải giúp đỡ lẫn nhau, trước nay tôi có phản đối chuyện anh chu cấp cho em gái đâu, chỉ là tôi muốn anh góp ý về cách cư xử và chi tiêu của em sao cho đúng mực, hợp lý thôi mà. Em nói chuyện với tôi bằng giọng điệu cửa trên thì chớ, đã vậy thi thoảng dăm ngày nửa tháng lại hỏi thêm tiền dù đầu tháng tôi đã đưa đủ. Cứ thế này vợ chồng tôi sao trụ nổi, chúng tôi cũng cần tích lũy để sinh con, mua nhà nữa chứ.
Mà tôi thấy, sinh viên bây giờ đi làm thêm đầy ra, sao cô không đi làm để kiếm thêm thu nhập đỡ đần gia đình và tích lũy thêm kinh nghiệm chứ? Mỗi lần góp ý như vậy, chồng đều bênh "em ấy còn nhỏ, sao làm được" nghe tôi chẳng buồn cãi lại nữa.
Chuyện nọ xọ chuyện kia khiến tôi mệt mỏi vô cùng. Chồng phản bội, em chồng không tôn trọng chị dâu mà chồng lại chỉ biết lo nghĩ cho gia đình anh, cứ mãi thế này chắc tôi sẽ phát điên ra mất. Đau ngắn hơn đau dài, tôi ly hôn.
3 quy tắc bất thành văn để vợ chồng hòa hợp Hôn nhân không thể tự bền chặt, hạnh phúc, hai vợ chồng cũng cần có những cách thức để mối quan hệ tích cực và tốt đẹp nhất. Ảnh minh họa Hôn nhân không phải là một chuyện đơn giản. Đâu phải ngẫu nhiên mà hai con người có thể từ quen biết dẫn đến yêu đương, kết hôn và sống chung một...