Đọc suy nghĩ 100 người trong 60 phút
Hai nhà ảo thuật JC Sum và Babe Ning đã lập kỷ lục Singapore “cuộc đọc suy nghĩ lớn nhất” khi cả hai đọc suy nghĩ của 100 người trong 60 phút.
Qua facebook, 100 người đã tình nguyện tham gia vào việc xác lập kỷ lục này.
Các tình nguyện viên đã chọn những từ ngữ, câu chuyện trong sách báo hoặc vẽ một bức tranh bất kỳ và hai nhà ảo thuật này đã thành công trong việc đọc chúng.
JC Sum và Babe Ning đã bịt mắt và đeo tai nghe nhạc trong một tiếng rưỡi đồng hồ trước khi họ đọc suy nghĩ các tình nguyện viên.
JC Sum cho biết “Chúng tôi làm điều này để ghi tên Singapore lên bản đồ thế giới. Đó là động lực giúp chúng thêm sáng tạo cho phần trình diễn của mình. Chúng tôi không quan tâm đến những người nghi ngờ về chuyện này”.
Về Babe Ning: Người Singapore, sinh ngày 16/10/1982, được mọi biết đến với tên “ Magic Babe Ning”. Babe Ning đến với ảo thuật sau khi xem ảo thuật gia David Copperfeil biểu diễn trên tivi.
Cô nổi tiếng trong show “Nữ ảo thuật gia chuyên nghiệp đầu tiên ở Đông Nam Á” trên kênh truyền hình Channel News Asia. Babe Ning nổi tiếng về vẻ đẹp và sự mê hoặc trong các buổi diễn của mình.
Về J C Sum: Người Singapore, sinh ngày 5/12/1967, là ảo thuật gia, nhà thiết kế. Đến với ảo thuật từ lúc 12 tuổi và bắt đầu biễu diễn chuyên nghiêp vào năm 16 tuổi.
Video đang HOT
Được đặc biệt danh là “nhà ảo thuật đọc suy nghĩ”, khả năng của ông được đánh giá cao, và được tờ Asiaone đánh giá là một trong những ảo thuật gia nổi tiếng nhất Châu Á.
Theo 24h
Từ "game thủ" đang bị lạm dụng tại Việt Nam?
"Game thủ" - Cụm từ đã quá đỗi quen thuộc với xã hội Việt Nam, mặc dù chưa xuất hiện trong từ điển chính thức nào nhưng chắc chắn ai cũng hiểu nghĩa của nó là gì. Điều quan trọng là cụm từ này là sản phẩm 100% do người Việt tạo nên trong khoảng gần 2 thập kỷ trở lại đây, sẽ là không ngoa nếu coi nó là một trong những từ ngữ quan trọng nhất trong thời kỳ Công nghệ thông tin phát triển thần tốc.
Thế nhưng có vẻ như càng ngày 2 chữ "game thủ" càng bị lạm dụng nhiều hơn, người ta cũng không còn coi "game thủ" là một vị trí đáng được tôn trọng như cách đây chừng chục năm. Hãy cùng tìm hiểu nhiều mặt của vấn đề này.
"Game thủ" - Cụm từ đã quá quen thuộc.
Ai sáng tác ra từ "game thủ"?
Cũng như hầu hết những danh từ đang được sử dụng rộng rãi trong tiếng Việt, không ai có thể xác định được người nào hoặc tổ chức nào đã nghĩ ra 2 từ "game thủ". Nó là sản phẩm tất yếu phải xuất hiện khi giới trẻ bắt đầu tiếp xúc với các trò chơi điện tử, điều thú vị ở đây là chỉ khi trò chơi điện tử ra đời thì mới có cụm từ này, còn trước đó các trò chơi dân gian chỉ gọi chung là "người chơi".
Thực chất, vấn đề trên không có gì khó hiểu vì "game thủ" là từ ghép bởi 1 từ tiếng Anh và 1 từ Hán Việt. Chữ game hầu như chỉ được nhắc tới tại Việt Nam khi một số trò chơi trên máy tính cá nhân (PC) xuất hiện (trước đó điện tử NES ra đời nhưng hiếm ai gọi các trò chơi trên hệ máy này là game mà chủ yếu chỉ gọi chung là "chơi trò 4 nút").
Tuy là từ tiếng Anh ghép với từ Hán nhưng lại là đặc trưng của Việt Nam.
Còn chữ "thủ" trong tiếng Hán Việt gồm có 4 nghĩa: đầu, tay, giữ, lấy. Chính vì thế nó mới có mặt trong một số danh từ như "cầu thủ", "kỳ thủ", "cơ thủ"... Khi kết hợp với từ "game" thì rõ ràng nó được hiểu với nghĩa "tay" hoặc "đầu" vì đây là các hành động buộc phải có của một người chơi.
Thú vị là ở chỗ, mặc dù là "con lai" giữa một từ tiếng Anh với một từ Hán nhưng rốt cuộc "game thủ" lại là tác phẩm đặc trưng của người Việt mà không quốc gia nào khác sử dụng (kể cả Trung Quốc). Nói cách khác, đây là niềm tự hào của giới trẻ Việt Nam khi bản sắc hội nhập văn hóa và lan tỏa ưu thế công nghệ số đã trở thành thói quen trong họ.
Sự tôn trọng
Ban đầu khi người ta nghĩ ra "game thủ", cụm từ này không được dành cho tất cả người chơi game nói chung, mà chủ yếu để nhắc tới những người chơi có trình độ cao hoặc có uy tín trước cộng đồng. Dĩ nhiên cách hiểu này không được bất kỳ tài liệu nào quy định, nhưng nó gần như một định nghĩa bất thành văn.
Ban đầu, chỉ có những gamer chuyên nghiệp mới được coi là "game thủ".
Đơn cử như trong các từ "cầu thủ", "kỳ thủ"... người Việt đa số chỉ dùng từ này để chỉ các vận động viên chuyên nghiệp chứ không phải bất cứ ai đá bóng cũng trở thành cầu thủ hoặc bất kỳ ai đánh cờ cũng là kỳ thủ. Chẳng thế mà cách đây chừng chục năm, mỗi khi nghe thấy từ "game thủ", giới trẻ Việt đều tỏ ra kính trọng hoặc nể sợ.
Đặc biệt lúc bấy giờ trong suy nghĩ của nhiều người, "game thủ" chắc chắn là một kẻ chơi game cực giỏi hoặc hằng ngày cắm mặt bên máy tính đến nỗi coi game như mục đích sống, là nghề nghiệp của mình. KhiStarCraft và một số game chiến thuật khác bắt đầu du nhập dải đất hình chữ S thì mặc nhiên những ai nổi tiếng với các trò chơi này được gọi với danh từ đậm chất kính nể bên trên.
Đang bị lạm dụng?
Kể từ khi game online cập bến Việt Nam, lượng người chơi bắt đầu tăng lên chóng mặt. Và cũng kể từ đó, 2 chữ "game thủ" được sử dụng rộng rãi hơn, gần như bất kỳ ai có chơi game thường xuyên đều được gọi bằng danh từ này. Đây là điều khó tránh khỏi trước xu thế phát triển vũ bão của internet.
Cụm từ "thiêng liêng" đang bị sử dụng quá nhiều?
Hơn nữa, việc quá thiếu thốn các từ có thể thay được "game thủ" cũng khiến giới trẻ Việt quen sử dụng nó. Dĩ nhiên, vẫn còn đó một từ đơn giản là "người chơi" nhưng nghe quá bình dân, hoặc "gamer" nhưng lại quá xa lạ vì thuần Anh ngữ. Sau này xuất hiện thêm từ "dân cày" hoặc "tín đồ ảo" nhưng nó lại quá thiên về nghĩa tiêu cực.
Chính vì "game thủ" được sử dụng thường xuyên và rộng rãi đã tạo nên 2 luồng dư luận khác nhau. Một bên khăng khăng rằng chúng ta đang quá lạm dụng một cụm từ mang tính "hàn lâm", khiến cho người chơi chuyên nghiệp bị đánh đồng cả với những kẻ tối này cày level. Một bên lại cho rằng chẳng có tài liệu nào quy định ngữ cảnh sử dụng, nên muốn gọi thế nào cũng được.
Quả thực, bị lạm dụng hay không thì chưa biết nhưng ngày nay khi nghe tới "game thủ" thì chẳng mấy ai còn có suy nghĩ tôn trọng hoặc thần tượng như trước. Thậm chí với một bộ phận xã hội thì danh từ này chỉ dùng để chỉ những kẻ nghiện game, đây là hậu quả của những suy nghĩ chủ quan lệch lạc và là nguyên nhân chính yếu khiến tầng lớp gamer chuyên nghiệp cảm thấy bị sỉ nhục.
Chẳng nói đâu xa, cụm từ "hacker" cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự, từ chỗ để chỉ những người có kiến tức CNTT cực tốt thì nay nó đại diện cho cả một lực lượng chuyên lừa đảo, ăn cắp đồ hoặc gian lận trong game.
Có nên trả lại nghĩa ban đầu?
Vậy chúng ta có nên trả lại cho "game thủ" ngữ nghĩa vốn có của nó khi được sáng tạo nên? Đây là điều cực kỳ khó khăn vì nó đã ăn quá sâu vào tiềm thức giới trẻ nước nhà. Hơn nữa, chẳng có một từ điển chính thức nào định nghĩa game thủ là gì? Được sử dụng trong trường hợp nào? Vì thế để quy chuẩn được nó lại càng nan giải hơn.
Chúng ta nên cải tạo ý thức từ gốc chứ không phải từ ngọn.
Hãy suy nghĩ một cách rộng lượng hơn rằng "game thủ" thực chất là một từ ngữ với ý nghĩa tùy thuộc vào từng thời kỳ. Nó được sáng tạo ra bởi người chơi game và sẽ phản ánh lại xu hướng của họ trong quá trình phát triển của CNTT, suy cho cùng, khổ sở tranh cãi vì một cụm từ sẽ không thiết thực bằng việc thay đổi ý thức của cả một cộng đồng.
Nói một cách đơn giản, game thủ Việt cần thay đổi cả một cái đầu, chứ không phải chỉ đổi cách gọi là tiến bộ lên được.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ: "Chuyện tôi xin nghỉ sớm chỉ là ... chém gió". Dùng một từ ngữ rất bình dân và thông dụng hiện nay, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ nói rằng chuyện ông xin nghỉ sớm chỉ là "chém gió". Trong cuộc trao đổi ngắn với TT&VH Online, Chủ tịch VFF đã trả lời một cách khá thoải mái và vui vẻ về những thông tin cho rằng ông có ý định xin thôi...