Đọc sách trong giờ nghỉ – thói quen của học sinh Nghi Xuân
Với những nỗ lực “đưa sách đến trường”, ngành giáo dục huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã tạo thói quen cho các học sinh đọc sách trong giờ nghỉ.
Trường Tiểu học Xuân Hải giờ ra chơi, thay vì chạy nhảy, nô đùa, các em hoc sinh nhanh chóng tìm cho mình một vị trí thích hợp dưới tán cây xanh cùng với những cuốn sách, tập truyện.
Đối với học sinh bậc tiểu học, đây là giờ vui nhất, bởi được thỏa thích lựa chọn những quyển truyện tranh, quyển sách đọc ưng ý. Em nào cũng chăm chú vào trang sách, nét mặt biểu lộ nhiều cảm xúc khác nhau.
Giờ ra chơi học sinh Trường Tiểu học Xuân Hải lại tập trung về thư viện nghiền ngẫm sách báo
Phan Thị Minh Trà – lớp 5B, Trường Tiểu học Xuân Hải hồn nhiên: “Với cháu, sách là người bạn gần gũi và thân thiết. Giở từng trang sách, chúng cháu học được rất nhiều điều bổ ích từ kiến thức lịch sử đến hướng dẫn các trò chơi khác nhau”.
Sách là “người bạn tâm tình” không thể thiếu đối với những bạn nữ
Hiệu trưởng Trường tiểu học Xuân Hải Nguyễn Thị Minh Tâm hồ hởi “khoe”: “Hiện nay, số sách của thư viện của nhà trường lên đến 4.763 đầu sách. Chỉ riêng năm học 2018 -2019, 12 lớp học thu hút được trên 1.600 quyển sách thuộc lứa tuổi thiếu nhi trang bị kiến thức ở tất cả lĩnh vực học tập cũng như rèn luyện kỹ năng sống cho các em.”
...và cả những bạn nam dưới bóng cây xanh trong sân trường
Sau những tiết học trong lớp, các em học sinh trường THCS Đan Trường Hội lại tập trung về thư viện của trường để đọc sách. Trong một không gian rộng, khang trang, sạch, đẹp, các tủ sách có hàng trăm loại sách, báo được sắp xếp khoa học để các em sử dụng một cách thuận tiện.
“Nhờ mạng Internet việc tiếp cận thông tin đang ngày một trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên đối với học sinh Đan Trường Hội, sách trở thành “món ăn” không thể thiếu trong giờ ra chơi.” – Hiệu trưởng THCS Đan Trường Hội Phạm Quốc Huy cho hay.
Video đang HOT
Cho đến nay, tất cả các trường học trên địa bàn huyện Nghi Xuân đều xây dựng thư viện đảm bảo diện tích từ 80m2 trở lên, với tổng kinh phí đầu tư gần 10 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa. Thư viện được trang bị hệ thống thiết bị, biểu bảng, bàn ghế và được sắp xếp, trang trí khoa học, thân thiện, đẹp mắt; hệ thống sách được phân loại theo mục đích và trình độ đọc.
…và là “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với các em học sinh Trường THCS Đan Trường Hội
Ngoài việc tập trung chỉ đạo các trường xây dựng thư viện và phát triển phong trào đọc sách, Phòng Giáo dục huyện Nghi Xuân còn yêu cầu các trường kêu gọi học sinh, phụ huynh quyên góp, ủng hộ sách.
Vì thế, nguồn sách cho các em tại các thư viện khá phong phú. Ngoài sách báo cho giáo viên, còn có nhiều sách phù hợp với các em, như sách kể chuyện về Bác Hồ, truyện tranh thiếu nhi, sách kể chuyện về các danh nhân…
Hàng ngày, ngoài giờ học chính khóa, vào giờ ra chơi hoặc các tiết học ngoại khóa, các em còn được tham gia đọc sách theo sự lựa chọn của mình. Nhờ có không gian và bố trí thời gian phù hợp, nên đọc sách trở thành hoạt động ngoài trời rất bổ ích và ý nghĩa, tạo thói quen tự giác cho học sinh.
Đến nay, 100% trường học trên địa bàn huyện Nghi Xuân có thư viện được công nhận danh hiệu Thư viện tiên tiến. Trong đó, có 11 thư viện xuất sắc. Để đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng tăng của học sinh, giáo viên và cộng đồng, những năm gần đây, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện đã tích cực kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho thư viện.
Bởi vậy chương trình “Tủ sách nhân ái” và “Dự án làm bạn với sách” của tổ chức Zhishan Foundation, (chương trình sách hóa nông thôn của con em xa quê đã trao tặng). Theo đó, hiện đã có 721 tủ sách, trên 60 ngàn cuốn sách, tương đương giá trị 2,5 tỷ đồng cho các thôn, xóm và các trường học trên địa bàn.
Hiện tại, trường học nào ở huyện Nghi Xuân đều có một tủ sách phục vụ học sinh
Đặc biệt từ năm 2016, tổ chức Room to Read đã tài trợ cho 10 trường tiểu học của huyện Nghi Xuân 10 thư viện thân thiện, trang bị đầy đủ bàn, ghế, tủ, giá sách, cùng các vật phẩm có tổng kinh phí 1 tỷ đồng, đồng thời hỗ trợ về nghiệp vụ để thiết lập, quản lý, tổ chức hoạt động khuyến đọc, huy động sự tham gia của cộng đồng…
Phó Trưởng phòng Giáo dục – đào tạo huyện Nghi Xuân Đinh Thị Lan Hương cho rằng “Ngoài dạy văn hóa, trường học còn được xem là môi trường tốt nhất cho việc hình thành và phát triển văn hóa đọc của mỗi người. Đối với các em học sinh, ở giai đoạn đang hình thành thói quen, nhân cách thì việc đọc sách lại càng có ý nghĩa quan trọng.”
Theo baohatinh
"Nghe tiếng Anh nhưng em không hiểu mình đang nghe cái gì"
"Tiếng Anh ở đại học đôi khi em nghe nhưng không thể hiểu được mình đang nghe cái gì".
Tại buổi góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 11/1, nhiều sinh viên Trường Đại học Xây dựng bày tỏ mong muốn, các nhà trường cần tập trung trau dồi cho học sinh, sinh viên những kỹ năng cần thiết ở môn tiếng Anh. Ngoài ra, đối với môn Giáo dục thể dục, cần phải có sự điều chỉnh phù hợp hơn với thể trạng, sở trường của từng học sinh.
Từng là một học sinh chuyên của Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), Phan Khoa kể lại rằng, vấn đề nổi cộm của những trường chuyên hiện nay là học sinh tập trung quá nhiều vào môn chuyên.
"Ở lớp chuyên Toán của em trước đây, những môn học như tiếng Anh hay Giáo dục thể chất đều không được chú trọng.
Hay như với những kiến thức Lịch sử đơn giản khi được hỏi các bạn đều lắc đầu không biết.
Do đó em nghĩ rằng chương trình học mới này làm sao phải cân bằng được giữa các môn học, đặc biệt là với môn tiếng Anh. Như trường em, việc thi đầu vào chỉ liên quan tới ngữ pháp, trong khi những kỹ năng khác không được đả động đến".
Sinh viên mong muốn, nhà trường cần tập trung trau dồi cho học sinh, sinh viên những kỹ năng cần thiết ở môn tiếng Anh
Đồng tình rằng môn tiếng Anh cần phải chú trọng hơn nữa về các kỹ năng, Trần Đức Nam (sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng) cho rẳng, ở các cấp học phổ thông hiện nay chỉ tập trung vào học ngữ pháp là chủ yếu.
Mặc dù khi lên đại học sinh viên có được đào tạo thêm về các kĩ năng khác nhưng vì chương trình tiếng Anh ở cấp dưới không được cải thiện và chú trọng nên kỹ năng nghe của sinh viên rất kém.
"Tiếng Anh ở bậc đại học đôi khi em nghe nhưng không thể hiểu được mình đang nghe cái gì", Nam thẳng thắn kể.
Trong khi đó, sinh viên Phan Đức Mạnh, khoa Công trình thủy lại cho rằng, vấn đề cần bàn nhất trong các môn học ở bậc đại học là môn Giáo dục thể chất.
Nếu như ở cấp THPT, môn Giáo dục thể chất chỉ dừng lại ở việc đảm bảo thể chất cho học sinh thì khi lên đại học, Giáo dục thể chất lại là một trong những tiêu chí "sống còn" để quyết định sinh viên được tốt nghiệp hay không.
"Thế nhưng một số học phần Giáo dục thể chất sinh viên nam có thể thực hiện tốt nhưng đối với các bạn nữ lại rất vất vả để qua môn. Do vậy em nghĩ nên có những đổi mới trong môn học này để đảm bảo tất cả sinh viên dù là nam hay nữ đều có thể học được", Mạnh nói.
Vụ phó phụ trách Giáo dục Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT), ông Bùi Văn Linh cho biết sẽ tiếp thu và đề xuất những ý kiến này để cùng ban soạn thảo hoàn thiện Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.
Ông Linh cũng chia sẻ thêm về hoạt động Giáo dục thể chất: "Thời sinh viên chúng tôi cũng từng trải qua môn học này. Tôi nhớ nhiều bạn nữ để chạy khoảng 1.500 mét đã cảm thấy rất căng thẳng, thậm chí là ngất. Do vậy ý kiến kiến nghị này rất đúng.
Hướng đi tới đây của môn học này tại đại học, tất cả các loại hình sẽ hình thành câu lạc bộ và sinh viên được đăng ký phù hợp với khả năng của mình. Mọi loại hình đều được nhà trường công nhận như nhau".
"Giải quyết hướng đi trường Sư phạm liệu đã thấu đáo?"
Cũng tại buổi góp ý cho Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi, một số thầy cô Trường Đại học Xây dựng nêu băn khoăn về việc sinh viên Sư phạm được vay tín dụng để đóng học phí.
Bí thư Đoàn Thanh niên Trường Đại học xây dựng cho rằng, dự thảo nêu ra những bất cập trong việc không thu học phí với sinh viên sư phạm. Vì thế trong hướng sửa đổi của dự thảo, sinh viên sư phạm được vay tín dụng đủ để trang trải trong suốt quá trình học tập.
Sau khi ra trường, nếu sinh viên trở thành giảng viên, giáo viên trong 5 năm được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền, phần vay đó sinh viên sẽ không phải trả. Nếu chuyển ngành, chuyển nghề, sinh viên sẽ phải trả lại khoản vay theo lộ trình của nhà nước.
"Cách tiếp cận và giải quyết hướng đi trường Sư phạm như vậy đã thấu đáo hay chưa? Theo tôi, sinh viên hiện nay không muốn vào ngành sư phạm là do cơ chế đầu ra chứ không liên quan gì đến miễn học phí. Việc giải quyết như thế có tác dụng không bởi điều sinh viên muốn là có một môi trường cạnh tranh bình đẳng và một mức lương thỏa đáng với nghề".
Thúy Nga - Lan Hương
Theo vietnamnet
Bạn đọc viết: Tại sao phụ huynh không thích con giỏi môn Xã hội? Suốt mấy bữa nay, chồng tôi rất buồn bực về chuyện học hành của con. Ông xã không ngừng chì chiết thằng bé. Rằng tại sao lại chọn môn Địa để bồi dưỡng chứ. Rồi học giỏi Địa thì sau này để làm gì. Anh vừa động viên, vừa dọa dẫm để con thay đổi... Ảnh minh họa Con trai tôi năm nay...