Đọc sách cũng cần có kỹ năng
Lần cuối cùng các con đi nhà sách hay đọc sách là khi nào. Các con có thích đi nhà sách tự chọn mua hay bố mẹ là người mang sách về nhà.
Những tựa sách mà các con đã đọc…là những câu hỏi mở đầu buổi giao lưu “ Kỹ năng đọc sách”, được chị Trương Huỳnh Thị Như Trân – tác giả bộ sách Kỹ năng ứng xử “Lá thư mật mã” dành cho các em học sinh khối 5 trường Quốc tế Á Châu diễn ra sáng 13-.2 tại nhà sách Fahasa Tân Định.
Xuyên suốt chương trình là những câu chuyện xoay quanh lợi ích của việc đọc, hiểu từ sách. Theo chị Như Trân “Đọc sách sẽ mang lại cho các em nhiều kiến thức hữu ích. Đọc sách cũng là cách hay nhất để tăng thêm vốn từ hàng ngày. Giúp các em nói lưu loát và thu hút mọi người thông qua các câu chuyện. Đây cũng là lợi thế trong bất cứ ngành nghề nào sau này các em muốn theo đuổi. Đọc sách còn giúp tăng khả năng tập trung…”
Khi chị Như Trân đưa ra câu hỏi “Đọc sách như thế nào để mang lại hiệu quả cao” rất nhiều cánh tay giơ lên. Em Viết Thắng học sinh lớp 5/6 kể: “Ở nhà con hay đọc sách cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Con đọc rồi hay kể lại cho ba mẹ con nghe, con biết Tổng thống Mỹ , con biết Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo”.
Câu chuyện của em Thiên Ân lớp 5/ 5 cũng nhận được nhiều tràng vỗ tay khi kể nhờ đọc sách em học được tính tự lập và kiên nhẫn. Em còn biết Bố mẹ thích sách gì? “Bố em thích sách về niềm tin, sức khỏe, mẹ em thì thích sách nấu ăn, nuôi dạy trẻ…còn em thích sách kỹ năng sinh tồn trong cuộc sống”…
Ngoài những câu hỏi của tác giả, các em trường Quốc tế Á Châu cũng mạnh dạn đặt câu hỏi dễ thương như: Cô thích nhất cuốn sách nào. Cô hay đọc sách gì, cô đã xuất bản được nhiều sách chưa…
Lời khuyên của tác giả Như Trân dành cho các em trong buổi giao lưu sáng nay là: “Các em hãy đọc sách bất cứ lúc nào rãnh. Hãy tập thói quen mang bên mình một cuốn sách và một cuốn sổ. Đọc đến đoạn nào hay hãy ghi chép lại và đó cũng là cách ghi nhớ nhanh và tốt nhất. Nên cố gắng đọc 15 đến 20 phút mỗi ngày”.
Chị Châu Thị Quỳnh – Phó Giám đốc Nhà sách Xuân Thu chia sẻ: “Nhìn các em trao đổi và trả lời các câu hỏi hôm nay tôi lại muốn tổ chức thêm nhiều buổi giao lưu như thế này nữa. Để các em có thêm tình yêu với sách thay vì ti vi, máy tính. Muốn được như thế thì cả gia đình, nhà trường và các đơn vị phát hành sách phải chung tay…”
Đây là hoạt động thường niên được Công ty First News – Trí Việt phối hợp cùng Fahasa nhằm mang lại cho các em những bài học thiết thực qua những trang sách.
Đoàn Xuân – First News – Trí Việt
Video đang HOT
Theo motthegioi
7 dấu hiệu của một em bé thông minh bẩm sinh, xem con bạn có không nhé!
Có một số dấu hiệu đặc biệt của một em bé thông minh bẩm sinh mà chưa chắc bố mẹ đã biết. Những dấu hiệu này cần được nhận biết, quan tâm sớm để giúp bé phát triển hết khả năng.
Cùng xem con bạn có dấu hiệu nào trong số các biểu hiện của một em bé thông minh bẩm sinh dưới đây không nhé:
1. Đạt các mốc phát triển sớm hơn so với những trẻ sơ sinh khác cùng tuổi
Các cột mốc phát triển của em bé là một cách để nhận biết sự tăng trưởng về thể chất, nhận thức và tình cảm của chúng. Tuy nhiên, nếu bé đạt được các mốc này sớm hơn so với bạn đồng trang lứa thì có thể là một trong những dấu hiệu của một em bé thông minh bẩm sinh.
Ví dụ: Bé 3 tháng tuổi đã biết ngồi hoặc 10 tháng tuổi đã nói rõ ràng.
Lời khuyên: Đọc và nói chuyện với bé để phát triển hơn nữa các kỹ năng giao tiếp của con. Khuyến khích và khen ngợi khi con thể hiện những điều có thể làm được.
2. Khả năng tập trung tốt
Trẻ em vốn kém tập trung, thường lâu nhất thì ngồi được 15 phút. Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu của đứa trẻ thông minh là chúng có thể tập trung vào một việc gì đó trong thời gian dài khi còn bé, thường trước 6 tháng tuổi.
Ví dụ, bố mẹ có thể nhìn thấy bé 5 tháng tuổi tập trung chăm chú vào chơi với khối gỗ mà không bị phân tâm. Hoặc bé có thể ngồi chăm chú nghe bố mẹ đọc hết một cuốn sách, thậm chí còn chỉ vào hình ảnh yêu thích và tự lật trang sách.
Lời khuyên: Tiếp tục khuyến khích bé chơi đồ chơi dạng hình khối và câu đố. Cố gắng tăng dần độ khó trong câu đố để kích thích và khuyến khích độ tập trung của bé. Và bố mẹ hãy tiếp tục đọc sách truyện cho con nghe nhé!
3. Thích giải quyết vấn đề
Một dấu hiệu khác của em bé thông minh bẩm sinhcùng với sự tập trung tích cực là bé có kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc.
Ví dụ, bố mẹ giấu bim bim ưa thích của chúng trong một cái tủ, thì với khả năng nhạy bén, bé có khả năng tự tìm ra. Hoặc chúng có thể xếp các hộp chồng lên nhau trên xe tải đồ chơi mà không bị rơi... Và trong khi tất cả trẻ cũng đều có các kỹ năng giải quyết vấn đề phù hợp với các cột mốc phát triển, thì một đứa trẻ đặc biệt sẽ thể hiện các kỹ năng này sớm hơn nhiều so với bạn đồng trang lứa.
Lời khuyên: Để khuyến khích con phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề một cách tự nhiên, hãy đặt cho con các thách thức. Ví dụ, bố mẹ có thể tạo ra một tấm bản đồ mini trên gối và đặt một đồ chơi ở giữa. Sau đó, đố em bé di chuyển theo cách của chúng qua các mê cung để tìm đồ chơi.
4. Thích yên tĩnh
Chúng ta biết rằng trẻ em hòa đồng và hiếm khi muốn ở một mình. Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu của em bé thông minh là chúng thường thích được ở một mình.
Bố mẹ nên chú ý khi con thích chơi một mình hoặc chúng thích chơi với những đứa trẻ lớn hơn chứ không thích chơi với bạn đồng lứa để nâng cao hơn sự phát triển tình cảm và trí tuệ.
Lời khuyên: Hãy nhớ rằng không cần ép con chơi với các bạn nếu con không thích. Nhưng bố mẹ có thể khuyến khích bé chơi cùng các bạn để phát triển kỹ năng xã hội khác.
5. Vô cùng tò mò
Trẻ thường hay tò mò. Nhưng một trong những dấu hiệu của một em bé thông minh bẩm sinh là câu hỏi của chúng thường vượt quá khả năng trả lời của bố mẹ. Các câu hỏi của bé có thể rất phức tạp, bố mẹ không trả lời được và cần hỏi người khác hoặc Google để tìm câu trả lời.
Lời khuyên: Nhiều câu hỏi của bé có thể gây phiền nhiễu, nhưng bố mẹ nên cố gắng cung cấp cho bé câu trả lời đúng. Tuy nhiên, bố mẹ có thể gợi ý bé tự khám phá câu trả lời qua việc đọc nhiều hoặc tìm hiểu quan sát nhiều hơn khi ra ngoài.
6. Cân nặng khi sinh tốt
Nghiên cứu cho thấy có một sự tương quan giữa trọng lượng, chiều cao của trẻ khi sinh và trí thông minh của chúng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ có chiều cao, cân nặng tốt khi sinh tương đương với chỉ số IQ cao hơn một chút trong suốt cuộc đời. Trong khi đó, bố mẹ có thể tăng cường sự phát triển trí não của bé qua việc bổ sung các loại thực phẩm kích thích trí não phát triển như cho ăn quả bơ và cá khi chúng bắt đầu ăn dặm.
Lời khuyên: Nếu bạn đang mang thai, cách tốt nhất để đảm bảo cân nặng của em bé khi chào đời là một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh ngay từ đầu thai kỳ.
7. Nhạy cảm, tỉnh táo
Một trong những dấu hiệu sớm nhất của một em bé thông minh là bé có sự tỉnh táo cao. Em bé như vậy cũng rất ý thức về môi trường của chúng và những người thân yêu, nhanh chóng nhận ra những thay đổi và liên kết với các thành viên gia đình. Trong đám đông, những em bé này sẽ phát hiện ra bố mẹ trước khi bố mẹ thấy chúng và nở nụ cười hay vẫy tay chào gọi bố mẹ.
Lời khuyên: Em bé có độ tỉnh táo cao cũng có nghĩa là khó ngủ hơn vì môi trường kích thích. Với những bé này bố mẹ hãy tạo cho bé không gian yên tĩnh, tối và có cảm giác an toàn. Hãy thử tạo một số thói quen trước khi đi ngủ (ăn chút gì đó, tắm, nghe kể chuyện...) để giúp bé ngủ sâu hơn và ngon giấc hơn.
Nguồn: Mensa, LiveStrong
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Thư viện không phải chỗ giữ sách" Thư viện thời đại 4.0 không chỉ là một nơi mọi người đến đọc sách mà là cả một thiết chế mà ở đó mọi người không nhất thiết phải đến mới được đọc sách. "Lúc tôi mới ra trường, học nước ngoài về nước, vào đây (Thư viện Quốc gia Việt Nam - PV) là không có mượn được sách, mình không...