Độc lạ món đặc sản người Thái cần ‘rang 4 lửa, giã 10 lần
Một món ngon đặc sản của dân tộc Thái cần rang 4 lần lửa và giã 10 lần. Đó là món gì? Bách hóa XANH sẽ bật mí cho bạn biết ngay bây giờ!
Làng Tú Lệ tại Yên Bái nổi tiếng với khí hậu mát mẻ quanh năm. Vì thế, nơi đây đã thu hút không ít khách du lịch ghé đến mỗi năm. Không chỉ sở hữu phong cảnh miền quê hữu tình, bạn sẽ còn được thưởng thức món đặc sản độc lạ mang tên cốm Tú Lệ. Vậy món ngon này có gì đặc biệt?
1Cốm Tú Lệ là gì?
Cốm Tú Lệ là một trong những tinh hoa ẩm thực đặc trưng ở vùng Tây Bắc. Khi đi dọc quốc lộ 32 từ Nghĩa Lộ lên Văn Chấn, Mù Cang Chải, bạn sẽ thấy những mẻ cốm xanh ngắt được đặt trong những chiếc thúng, c hiếc mẹt đậy lá dong và được bán trong những chiếc chòi dựng ven đường.
Hạt cốm Tú Lệ mang một màu xanh đặc trưng được làm từ hạt gạo nếp tự nhiên kết hợp với quy trình làm cốm đầy công phu. Khi thưởng thức món cốm Tú Lệ, thực khách sẽ dần “đắm chìm” vào vị dẻo ngọt, thơm mát đến lạ thường.
2Quy trình làm cốm Tú Lệ
Tất nhiên để tạo ra những mẻ cốm thơm ngon và đặc sắc, dân làng phải lựa chọn rất kỹ nguyên liệu cũng như tinh tế trong cách chế biến. Nguyên liệu chính để làm ra món cốm Tú Lệ chính là nếp Tan – một loại lương thực quý chỉ có đất Tú Lệ mới trồng được. Nơi đây được bao quanh bởi ba ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song có khí hậu mát mẻ quanh năm. Bởi thế, đây là điều kiện thuận lợi để các hạt nếp phát triển tròn đầy, giàu dinh dưỡng
Video đang HOT
Vào mỗi sáng sớm, những người phụ nữ Thái sẽ ra đồng để cắt lúa. Sau đó , họ đem lúa về và ngâm trong nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn hạt lép. Lúa làm cốm phải đang trong thời kỳ uốn câu, đầu hạt vẫn còn chút sữa, vỏ hơi ngả vàng và hạt lúa chưa chín hết.
Tất cả hạt lúa non sau khi tuốt xong sẽ được cho vào chảo lớn và rang trên lửa nhỏ. Mỗi mẻ lúa rang thường tối đa 10kg và rang đi lại lại tới 3 – 4 lần lửa. Người ta thường đảo đều tay khi rang để hạt cốm chín đều và dậy mùi thơm đặc trưng. Sau đó, chờ cho cốm nguội hẳn rồi mới mang đi giã. Đây là cách giúp cốm mềm dẻo và đậm vị hơn.
Quy trình làm cốm Tú Lệ rất công phu
Kế tiếp là công đoạn giã với sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 người. Một người dùng chân nhịp chày, người còn lại dùng thanh tre đảo đều liên tiếp. Khi đó , chân người giã phải đều, nhẹ nhàng và không dùng lực quá mạnh hoặc quá nhẹ. Nếu thấy trấu đã nứt khỏi vỏ lúa, dân làng sẽ lấy ra để sàng sảy, sau đó bỏ lại vào cối giã tiếp. Công đoạn này lặp đi lặp lại khoảng 10 lần cho đến khi hạt cốm dẹt đều và không còn vỏ trấu nữa.
Món cốm Tú Lệ ngon nhất là lúc vừa làm xong. Ngoài mang một màu xanh đặc trưng của lúa, cốm còn có vị dẻo thơm, ngọt hòa quyện chút vị đắng khó tả. Cốm Tú Lệ thường xuất hiện vào tháng 10. Nếu bạn có dịp “du ngoạn” đến thung lũng Tú Lệ, hãy thưởng thức ngay món cốm Tú Lệ trứ danh núi rừng Tây Bắc nhé!
Cốm Tú Lệ – tinh hoa ẩm thực Tây Bắc
Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn tìm được món đặc sản hấp dẫn khi đi du lịch đến làng Tú Lệ thuộc tỉnh Yên Bái. Chúc bạn có một chuyến đi du lịch vui vẻ! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết hôm nay!
Thơm lừng thịt băm gói lá nướng - món ăn tinh túy của người Thái ở Tây Bắc
Cách chế biến không quá cầu kỳ phức tạp nhưng món ăn này hút khách ở mùi thơm hấp dẫn và vị rất đậm đà.Ẩm thực Tây Bắc dung dị, gần gũi và gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc.
Như món thịt băm gói lá nướng của người Thái cũng được chế biến từ những nguyên liệu "cây nhà lá vườn": từ thịt lợn hay thịt trâu, bò leo núi; lá chuối hay lá dong lấy ở trong rừng đến những gia vị quen thuộc như muối, mì chính, rau thơm, gừng, tỏi, mắc-khén (hạt tiêu rừng)...
Món thịt băm gói lá nướng hấp dẫn của người Thái. (Ảnh minh họa)
Qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Thái, những nguyên liệu giản đơn này trở thành một món đặc sản thơm ngon mà du khách khắp nơi đều yêu thích.
Quá trình chế biến thịt băm gói lá nướng không đòi hỏi kỹ thuật cao siêu nhưng cần người đầu bếp một sự tỉ mỉ nhất định. Muốn món ăn được ngon, người Thái đã chọn những phần thịt "đắt giá" nhất, thường là thịt lợn vai hoặc thịt thăn của trâu, bò.
Người Thái rất khéo léo khi nghĩ ra được một món ăn dung dị mà hấp dẫn như thế này. (Ảnh minh họa)
Thịt rửa sạch, sau đó được băm thành hạt lựu, không quá nhuyễn hay quá to. Người Thái thường ướp thịt với gia vị cho thấm rồi mới gói bằng lá dong, lá chuối theo hình chữ nhật hoặc cuộn tròn. Mỗi loại lá sẽ cho ra một mùi thơm khác nhau, tùy vào sở thích của từng gia đình mà chọn.
Thịt được băm nhỏ và trộn với các gia vị quen thuộc. (Ảnh minh họa)
Thịt gói lá phải được nướng trên bếp than củi thì mới ra được những gói thịt thơm ngon, lại xen chút ám khói đầy hấp dẫn. Khi nướng, người đầu bếp cần canh chỉnh khoảng cách với than, nếu đặt gần quá sẽ khiến thịt bị khô, đặt quá xa thì thịt lại lâu chín và dễ mất nước.
Thịt sau khi nướng sẽ tạo thành một khối, không bị vỡ vụn, vị rất vừa miệng. Lá giữ ẩm cho phần thịt bên trong, khi bóc ra thịt vẫn còn nóng hổi, ngọt, mềm. Đặc biệt là mùi của lá rừng hòa quyện với mùi của thịt và gia vị, tạo nên một hương thơm quyến rũ đầy mời gọi.
Hương vị thịt nướng quyện với mùi lá dong, mắc khén làm món ăn trở nên khác biệt. (Ảnh minh họa)
Thịt gói lá nướng thường xuất hiện trên mâm cỗ hoặc bữa ăn đãi khách của người Thái ở Tây Bắc. Ngày nay, nhiều nhà hàng ẩm thực dân tộc đã đưa món ăn này vào thực đơn và rất được thực khách yêu thích. Đừng quên thưởng thức món ăn này nếu như bạn có cơ hội được đặt chân tới các bản làng của bà con dân tộc Thái nhé.
Những món cốm ngon của Việt Nam mang tinh hoa đất trời, nổi tiếng khắp nơi Mỗi món cốm ngon của Việt Nam như cốm làng Vòng, cốm Tú Lệ, cốm dẹp Sóc Trăng mang một hương vị thơm ngon rất riêng, ăn một lần nhớ mãi. Những món cốm ngon của Việt Nam được nức tiếng mọi miền 1. Cốm làng Vòng Hà Nội Cốm làng Vòng Hà Nội là một trong những món cốm ngon của Việt...